Việc làm tương lai/2

Theo một báo cáo mới từ Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, tiến bộ của robotics và các công nghệ tự động hoá đang đi nhanh hơn phần lớn mọi người nghĩ. Nhiều chuyên gia dự báo rằng đến 2025 quãng một nửa của mọi việc làm trên thế giới sẽ được làm bởi các máy “thông minh.” Điều đó nghĩa là xấp xỉ 75 triệu việc làm sẽ biến mất trên toàn thế giới trước năm 2022, nhưng nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra, phần lớn trong chúng là trong khu vực công nghệ. Ngày nay, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu được của mọi xã hội, nó được tích hợp vào trong cuộc sống hàng ngày của mọi người và tác động lên mọi thứ.

Một diễn giả chuyên gia tại diễn đàn nói: “Những công nghệ như Phân tích dữ liệu lớn, tính toán mây, học máy, trí tuệ nhân tạo, và robotics có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nước mà có công nhân được đào tạo trong những khu vực này. Thách thức với nhiều chính phủ và doanh nghiệp là làm sao tái đào tạo công nhân hiện thời cũng như đào tạo công nhân tương lai để phát triển các kĩ năng trong các khu vực này.”

Image: Internet

Theo báo cáo này, có trên 6 triệu việc làm Công nghệ thông tin mở ra trên khắp thế giới nhưng con số này được cho rằng sẽ tăng lên trong vài năm tới. Trong số chúng, một mình lĩnh vực an ninh xibe có trên 1.2 triệu việc làm không được lấp vào vì khó tìm được công nhân đủ phẩm chất. Khi càng nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào hệ thống thông tin, các đe doạ an ninh đang tăng lên nhiều. Trong mọi việc làm trong các khu vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) Công nghệ thông tin có nhu cầu cao nhất bây giờ và điều đó sẽ tiếp tục trong tương lai gần.”

Dựa trên một khảo cứu toàn cầu, phần lớn các công ti đều muốn công nhân của họ có ít nhất một tri thức cơ bản về công nghệ và khả năng học nhiều hơn khi nó tiến hoá. Kĩ năng học cả đời là cần thiết cho mọi công nhân trong thế kỉ 21. Để sống còn và thịnh vượng trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, giáo dục đại học hay chứng chỉ kĩ thuật được cần cho phần lớn việc làm mức vào nghề. Hiện thời, các nghề nghiệp về CNTT là rộng và đang bành trướng nhanh chóng vào nhiều khu vực, từ mạng lưới dịch vụ, xây dựng, phát triển ứng dụng, tới thiết kế hệ thống phần mềm và bảo vệ hệ thống máy tính khỏi các đe doạ bên ngoài. Một số việc làm yêu cầu vài tháng (đào tạo theo chứng chỉ) tới hai năm đầo tạo (bằng liên kết), nhưng phần lớn yêu cầu giáo dục đại học bốn năm (bằng cử nhân) hay thậm chí còn hơn.

Vài năm trước, đã chỉ có vài nghề CNTT trong đó sinh viên có thể học như Kiểm thử, Lập trình, Phát triển phần mềm, Phát triển website, hay Quản trị mạng. Ngày nay, nhiều khu vực nghề nghiệp mới đã nổi lên và cung cấp nhiều cơ hội hơn bao giờ. Những sinh viên học các lĩnh vực khác nhau ở đại học có thể được đào tạo thêm và làm việc trong nhiều khu vực đa ngành. Chẳng hạn, Quản lí hệ thống thông tin là tổ hợp của Máy tínhDoanh nghiệp. Khoa học dữ liệu là tổ hợp của Máy tínhThống kê. Thiết kế đồ hoạ máy tính là tổ hợp của Máy tínhNghệ thuật. Thiết kế có máy tính hỗ trợ là tổ hợp của Máy tính và thiết kế sản phẩm (như, thiết kế quần áo hay thời trang hay kiến trúc v.v.) v.v.

Tại diễn đàn này, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo rằng chừng nào hệ thống giáo dục hiện thời không thể thay đổi nhanh chóng và hội tụ vào những kĩ năng nào đó, nhiều người sẽ không có khả năng được chuẩn bị thích hợp cho các việc làm tương lai. Nhiều trong những kĩ năng này không chỉ là công nghệ mà còn là “kĩ năng mềm” như Cộng tác, Làm việc tổ, Tính sáng tạo, Tư duy phê phán, Tư duy độc lập, và Giải quyết vấn đề, v.v.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com