Thế lưỡng nan của công nghệ
Trong bốn mươi năm, Trung Quốc đã là trung tâm chế tạo cho thế giới nhưng trong vài năm qua, chế tạo của nó bắt đầu chậm lại vì tiến bộ của công nghệ, đặc biệt tự động hoá và robotics, nơi một số nước bây giờ có thể tạo ra sản phẩm riêng của họ với chi phí thấp hơn Trung Quốc nhiều. Vì nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào chế tạo và xuất khẩu, xu hướng này có thể có hiệu quả tàn phá mà có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế chính.
Một trong các giải pháp mà chính phủ Trung Quốc chủ trương là dịch chuyển từ chế tạo sản phẩm chi phí thấp sang sản phẩm công nghệ giá trị cao hơn để duy trì tính cạnh tranh. Tháng giêng 2017, chính phủ ban hành kế hoạch năm năm về giáo dục để đặt chiều hướng mới cho mọi đào tạo trường công hội tụ vào khoa học và công nghệ. Theo bản kế hoạch này, mọi trường công đều phải chấp nhận chương trình đào tạo giáo dục mới để xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Chính phủ cũng đầu tư nặng vào 42 đại học để cải tiến giáo dục của nó được xếp hạng “đẳng cấp thế giới” và kéo dài sức mạnh công nghệ để cho Trung Quốc có thể cạnh tranh được với các nước tiên tiến hơn về công nghệ.
Để thực hiện chương trình đào tạo mới, nhiều thầy cô giáo trường công và giáo sư đại học cũng phải đi đào tạo lại mọi mùa hè để cho họ có thể dạy những môn học mới. Nhưng khó khăn nhất là thái độ học tập của học sinh hướng tới chương trình mới này. Trong nhiều năm, học sinh được dạy ghi nhớ nhiều thứ chỉ để đỗ kì thi và có được bằng cấp nhưng bây giờ họ phải phát triển tri thức và kĩ năng sâu để tạo ra phát kiến điều có thể phải lâu hơn, thậm chí một thế hệ cần thay đổi thói quen cũ.
Tuy nhiên, việc dịch chuyển sang sản phẩm có giá trị cao hơn lại không gây ấn tượng sâu sắc cho sinh viên có giáo dục đại học vì nhiều người trong số họ quen thuộc với công nghệ. Chương trình mới của họ mà hội tụ vào khoa học và công nghệ được đón chào chủ yếu bởi những học sinh và gia đình của họ với mong đợi rằng họ sẽ làm ra nhiều tiền hơn và có việc làm tốt hơn trong tương lai. Nhưng việc không nhấn mạnh vào chế tạo sản phẩm chi phí thấp hơn đã tạo ra nhiều oán giận từ công nhân lao động, người có thể không có khả năng giữ được việc làm của họ. Với họ, sản phẩm công nghệ dùng robots và tự động hoá là kẻ giết việc làm và nhiều người trong số họ không thể được đào tạo do tuổi tác và mức độ giáo dục của họ. Một nhà kinh tế giải thích: “Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể dựa trên ưu thế cạnh tranh chi phí thấp và cần chuyển sang chế tạo giá trị cao hơn nhưng chúng tôi không thể đào tạo lại công nhân ít có giáo dục của chúng tôi. Ông không thể gửi họ tới trường để học máy tính khi giáo dục của họ chỉ ở mức sơ cấp.”
Với nền kinh tế toàn cầu đang bành trướng khắp mọi nơi, công nghệ mới đang đi vào lực lượng lao động với nhịp độ nhanh hơn và thất nghiệp cao hơn đang dâng lên nhanh chóng, Trung Quốc bây giờ đang ở ngã tư đường nơi không ai biết cách rẽ. Công nghệ tiên tiến như robotics và tự động hoá sẽ tạo ra những việc làm mới, nhưng chúng yêu cầu các kĩ năng đặc biệt mà chỉ người có giáo dục nhiều nhất mới có. Nhiều công nhân lao động thủ công sẽ sớm bị loại ra khỏi công việc và khi thất nghiệp cao đạt tới mức nào đó, khủng hoảng kinh tế lớn có thể xảy ra.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com