Công nghệ thông tin

Thông tin là then chốt cho mọi doanh nghiệp. Chẳng hạn, thông tin tài chính là then chốt cho mọi quyết định doanh nghiệp; thông tin năng suất là then chốt cho mọi quyết định chế tạo, và thông tin chất lượng là then chốt cho các quyết định phát triển phần mềm. Trong quá khứ phải mất vài giờ, vài ngày và đôi khi thậm chí vài tuần để thông tin đạt tới người có thể ra quyết định. Ngày nay với công nghệ thông tin, chỉ mất vài giây, thông tin cốt yếu có thể được gửi tới người ra quyết định ngay lập tức. Đó là lí do tại sao vai trò của công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đã chuyển từ vai trò hỗ trợ sang vai trò chiến lược.

Năm 1965, Gordon Moore đã dự đoán rằng năng lực của chip máy tính sẽ tăng gấp đôi cứ sau mỗi 18 tháng. Luật Moore là nguyên lí trung tâm của công nghiệp công nghệ thông tin nơi mọi thứ đang xảy ra với tốc độ của chip máy tính và nó đang tăng lên cứ sau mỗi 18 tháng. Vào thời đó, giá của một máy tính IBM là vài triệu đô la. Đến 1998, máy tính cá nhân (PC) đã làm thay đổi mọi thứ bằng việc giảm giá máy tính xuống vài nghìn đô la. Đến 2010, điện thoại thông minh làm thay đổi mọi thứ lần nữa và giảm giá máy tính xuống vài trăm đô la. Điều đáng kinh ngạc là ngày nay năng lực của chip máy tính trong chiếc điện thoại thông minh gấp hàng trăm lần nhanh hơn và tốt hơn máy tín lớn của IBM giá 15 triệu đô la của năm 1965. Thay đổi chính khác là việc tạo ra Internet cho truy nhập thông tin, điều cho phép mọi người, từ học sinh tiểu học tới người quản lí cao nhất của công ti lớn có được thông tin họ cần trong vòng vài giây. Tuy nhiên, công nghệ thông tin không tăng tốc được điều thường được làm nhưng nó cũng tạo khả năng và tự động hoá được nhiều thứ.

Quản lí thông tin theo cách có trật tự, công ti bắt đầu nhận ra rằng họ phải tuân theo qui trình cho mọi thứ, nếu không với nhiều thông tin thế, nhiều dữ liệu thế, mọi sự có thể thành hỗn độn. Qui trình doanh nghiệp là cách mọi người tổ chức công việc trong công ti để quản lí tốt hơn. Cùng điều này cũng áp dụng cho chế tạo, và phát triển phần mềm v.v. Bằng việc có qui trình được xác định tốt tại chỗ, công ti có thể nhận diện qui trình nào có thể được tự động hoá để cho họ có thể khử bỏ lãng phí và làm cho công việc hiệu quả và hiệu lực hơn. Vì công nghệ có thể được dùng để “tự động hoá” các qui trình bằng việc dùng robots, ít việc có thể được thực hiện bởi người và do đó ít chi phí hơn và nhiều lợi nhuận hơn cho công ti. Với tiến bộ của công nghệ như tự động hoá và robotics, con người đã được bớt ra khỏi qui trình nào đó hay được coi như phần tích hợp của hệ thống doanh nghiệp. Điều này tạo ra một thay đổi sâu sắc trong cách công ti vận hành ngày nay. Câu hỏi là vậy con người có thể làm gì? Nếu bạn nhìn vào ngành ô tô và dây chuyền lắp ráp chế tạo bạn sẽ thấy rằng 70% công việc đã được tự động hoá. Khi số công nhân lao động giảm đi, số kĩ sư và công nhân công nghệ thông tin đang tăng lên. Khi công nghệ có thể được dùng để tìm giải pháp hiệu quả chi phí từ nhiều công nghệ đa dạng nhưng tự động hoá, robotics, công cụ, máy thông minh lại không và không thể là cái thay thế cho việc hiểu thực tại về vấn đề và ra quyết định về giải pháp. Chúng không thể thay thế được phán đoán tốt cho nên mọi công ti vẫn cần người. Những người này phải có tri thức về công nghệ để ra quyết định và quản lí những hệ thông tin lớn này. Dịch chuyển từ công nhân lao động sang công nhân tri thức đang xảy ra trên khắp thế giới và trong thay đổi này, nhiều người, đặc biệt công nhân lao động không được chuẩn bị. Đó là lí do tại sao có số lớn người thất nghiệp trong mọi nước.

Vài tháng trướng, khi tôi dạy ở Trung Quốc, một sinh viên đã mời tôi tới nhà anh ta nơi tôi gặp bố anh ta, một đốc công trong một công ti chế tạo. Chúng tôi có cuộc đối thoại thú vị về tác động của công nghệ. Ông ấy bảo tôi: “Tôi đã làm trong việc này hơn 30 năm rồi. Tôi phải chấp nhận sự kiện là sớm hay muộn, công ti sẽ thải tôi và nhiều người khác. Tuy nhiên, nhiều thanh niên không biết về tác động của công nghệ. Có việc làm chế tạo vẫn là ước mơ của nhiều người. Họ không cần giáo dục vì họ có thể đi làm trong cơ xưởng cho cả đời còn lại của họ. Điều đó là quyền của thế hệ tôi nhưng không còn là quyền của thế hệ tiếp nữa. Nếu họ không có giáo dục tốt, ít nhất là giáo dục đại học trong công nghệ mà dựa vào lao động của họ thì họ sẽ bị thất vọng. Sẽ không có nhiều việc làm trong tương lai. Đó là lí do tại sao tôi làm việc chăm chỉ để cho con tôi vào đại học để học công nghệ thông tin.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Công nghệ thông tin
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com