Mô hình cũ của khoán ngoài chế tạo

Theo nhiều bài đăng trên báo chí, Ethiopia, một trong những nước nghèo nhất ở châu Phi đang biến đổi bản thân nó thành nơi chế tạo chính về quần áo, giầy dép và các sản phẩm khác. Nhiều cơ xưởng được làm chủ và quản lí bởi người Trung Quốc khi họ chuyển trang thiết bị cơ xưởng của họ tới nước này để tận dụng chi phí lao động rất thấp để duy trì tính cạnh tranh trong thị trường thế giới. Với ưu thế thuế khổng lồ, lao động cực rẻ, và đầu tư nước ngoài, Ethiopia đã mở bốn công viên công nghiệp khổng lồ cho hàng trăm nghìn công nhân và với 8 công viên nữa được hoàn thành trong năm 2020.

Một quan chức chính phủ Ethiopia giải thích: “Kế hoạch của chúng tôi là tạo ra 2 tới 3 triệu việc làm trong chế tạo cho đến cuối năm 2022. Chúng tôi không muốn ở lại là nước nông nghiệp thêm nữa mà nhanh chóng chuyển sang chấp nhận chế tạo và cuối cùng là sang công nghệ. Chúng tôi tin rằng việc công nghiệp hoá là điều tốt và có thể nâng chuẩn sống lên và xoá bỏ nghèo nàn. Chúng tôi bắt đầu từ quần áo và giầy dép vì những thứ này dễ đào tạo công nhân và chung cuộc chuyển sang công nghiệp nặng. Mô hình này không khác với Trung Quốc cuối những năm 1980 nơi nước này đã biến đổi bản thân nó thành lực lượng kinh tế mạnh.” Một người quản lí công ti cũng nói thêm: “Với hàng triệu người cần việc làm và sẵn lòng làm việc với lương khá thấp, chúng tôi tin chúng tôi có thể làm ra nhiều quần áo và giầy dép hơn với giá tốt hơn bất kì người nào khác.”

Tuy nhiên, theo tin tức, giờ làm việc dài này trong các cơ xưởng đang tạo ra tình huống căng thẳng cho hầu hết người Ethiopia. Một phóng viên địa phương viết: “Họ chỉ có 30 phút để ăn trưa, nhưng dành hơn 10 giờ trong điều kiện làm việc rất kém. Nhiều người bị kiệt sức và bị ốm nhưng đó là chọn lựa duy nhất họ có thể có vì không có việc làm khác ở nước này.”

Khoán ngoài chế tạo ở các nước đang phát triển đã thay đổi lớn trong vài năm qua. Khi các nước đã phát triển dùng tự động hoá và công nghệ để cải tiến năng suất và chi phí của họ, Trung Quốc chuyển nhiều cơ xưởng của nó sang các nước có chi phí thấp hơn để duy trì cạnh tranh. Câu hỏi của tôi là tình huống này có thể kéo dài được bao lâu? Khi tự động hoá và robots thực hiện tốt hơn và rẻ hơn con người, sẽ không thể nào cạnh tranh lại với công nghệ được. Về căn bản, chi phí lao động thấp của mô hình khoán ngoài là lỗi thời. Giấc mơ về việc là “Trung Quốc tiếp” là ảo tưởng vì không có giáo dục đúng và chuyển nhanh vào công nghệ, nhiều nước sẽ rơi vào trong cái bẫy của “kẻ tới sau” và không bao giờ có khả năng bắt kịp.

Theo ý kiến của tôi, tiến hoá từ pha nông nghiệp sang pha công nghiệp rồi sang pha công nghệ là mô hình cũ về biến đổi dần không còn có tác dụng trong thời đại của Internet. Có thể nhảy tới luôn bằng việc thực hiện thay đổi giáo dục khoa học và công nghệ cho đại chúng, nhanh chóng tạo ra lực lượng công nhân tri thức sẵn sàng để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu này. Không có giáo dục đúng hội tụ vào khoa học và công nghệ mà tiếp tục dựa trên mô hình tiến hoá cũ là sai lầm có thể đẩy đất nước vào tình huống lạc hậu trong thế giới bị chi phối bởi phát kiến công nghệ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com