Tại sao học viết mã?

Chúng đang sống trong một thời đại mà công nghệ chi phối gần như mọi thứ. Bất kể nơi bạn sống, hay điều bạn làm, bạn có thể phải học cách dùng máy tính, điện thoại thông minh, và các thiết bị thông minh vì chúng đang được dùng ở nhiều nơi (như, Internet vạn vật, Nhà thông minh, Xe hơi thông minh, Thành phố thông minh v.v.) Những thiết bị này kết nối mọi thứ với Internet và trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác và mở ra cơ hội cho các ứng dụng tốt hơn trong liên lạc, ngân hàng, chăm sóc sức khoẻ, giao tác trực tuyến v.v. Khi càng nhiều người dùng các thiết bị công nghệ, viết mã đang trở nên quan trọng, tương tự như đọc và viết và biết cách viết mã là một kĩ năng cần thiết mà sinh viên phải học vì phần lớn các việc làm tương lai sẽ yêu cầu nó.

Ba mươi năm trước, Steve Jobs đã dự đoán rằng mọi người sẽ sớm học lập trình máy tính vì nó dạy cho họ cách nghĩ trong thế giới công nghệ. Bill Gates cũng nói: “Học viết chương trình kéo căng tâm trí bạn, và giúp bạn nghĩ tốt hơn, tạo ra cách nghĩ mới về mọi thứ có ích trong mọi lĩnh vực.” Và nó được chứng minh là đúng vì ngày nay, kĩ năng lập trình đang trở thành kĩ năng phải có để có được việc làm trong thị trường được dẫn lái bởi công nghệ.

Về căn bản, mã là một ngôn ngữ máy tính được dùng để xử lí thông tin trên máy tính của chúng ta. Mọi thiết bị thông minh, các app di động, website và mọi phần mềm mà chúng ta dùng đều được xử lí bằng mã. Viết mã là bản chất vì máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ con người. Điều duy nhất máy tính hiểu là ngôn ngữ máy tính hay mã nhị phân vì nó chứa tổ hợp vô hạn các số không (0) và một (1) biểu diễn cho chữ, kí tự hay chữ số. Ngôn ngữ máy tính như Java, C++, JavaScript, Python, v.v., là những ngôn ngữ cấp cao dịch các chỉ thị và chỉ lệnh của chúng ta thành mã nhị phân cho máy tính hiểu và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Qua việc viết các chỉ lệnh dùng ngôn ngữ lập trình, chúng ta nói cho máy tính điều cần làm.

Khi càng nhiều công ti, ngành công nghiệp, doanh nghiệp dùng công nghệ, viết mã đang trở thành một kĩ năng quan trọng, và yêu cầu viết mã đang tăng trưởng nhanh chóng; không chỉ cho việc làm công nghệ, mà cho mọi việc làm. Theo báo cáo của chính phủ Mĩ, hiện thời 75% việc làm trên thị trường yêu cầu có kĩ năng viết mã, và 62% các kĩ năng được trả lương cao nhất là trong Trí tuệ nhân tạo, Học máy, Phân tích dữ liệu lớn, Robotics, và [[An ninh tính toán], tất cả trong chúng đều là việc làm có liên quan tới khoa học máy tính. Nhưng chỉ 18% các vị trí này yêu cầu bằng [khoa học máy tính]]. Điều đó có nghĩa là những người có kĩ năng viết mã tốt, vẫn có thể có được việc làm rất tốt trong thị trường được dẫn lái bằng công nghệ này.

Tôi tin học viết mã là quyết định tốt bất kể điều bạn học hay nơi bạn sống. Phần lớn các việc làm trong tương lai sẽ sớm yêu cầu mức độ tri thức máy tính và kĩ năng viết mã nào đó. Tôi tin mọi học sinh trong trường trung học phải biết cách viết mã vì giáo dục khoa học máy tính là chủ chốt cho tương lai của bạn. Nếu bạn học kinh doanh, và tài chính bạn cũng cần học ít nhất một ngôn ngữ lập trình vì phần lớn các việc làm trong khu vực kinh doanh như Người phân tích doanh nghiệp, Phân tích tài chính và Phân tích dữ liệu đều yêu cầu kĩ năng lập trình để phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề trong kinh doanh và tài chính. Một người quản lí cấp cao tại một công ti tài chính lớn nhất nói với tôi rằng mọi việc làm tài chính tương lai đều là việc làm máy tính. Tất nhiên, mọi việc làm kĩ nghệ như Điện tử, Dân dụng, Cơ khí cũng nhưng các kĩ thuật viên cũng cần kĩ năng lập trình để tiến hành nghiên cứu, giải quyết vấn đề hay thiết kế sản phẩm mới. Ngay cả Nghệ thuật & Kiến trúc, và Thiết kế cũng cần kĩ năng lập trình khi họ làm việc với các công nghệ máy tính như mô hình hoá 3D, thiết kế toà nhà, thành phố và đồ hoạ v.v.

Tôi tin viết mã là một “Kĩ năng phải có cho tương lai.” Nếu trường của bạn không dạy nó, bạn cần học từ các chỗ khác (như, YouTube, bài học kèm trực tuyến, MOOCs v.v.) bất kể kiểu việc nào bạn làm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com