Giải quyết vấn đề

Một sinh viên Khoa học máy tính viết cho tôi: “Em cần lời khuyên của thầy về bắt đầu một công ti. Em đã dự vài lớp công ti khởi nghiệp và học được nhiều, em cũng có nhiều ý tưởng hay, nhưng em vẫn cần ý kiến thứ hai trước khi bắt đầu công ti của em. Em muốn thành công. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Nếu bạn học nhiều trong các lớp công ti khởi nghiệp, tại sao bạn cần hỏi lời khuyên? Bạn có thể bắt đầu công ti dựa trên điều bạn đã học. Thầy giáo công ti khởi nghiệp của bạn nên có khả năng giúp bạn vì bạn đã trả nhiều tiền cho việc đó. Tuy nhiên, vì bạn đã hỏi, tôi muốn nêu ý kiến của tôi về “Ý tưởng mới của bạn.”

Như tôi đã viết trong các blog trước, để bắt đầu một công ti, sinh viên phải KHÔNG hội tụ vào ý tưởng, mà hội tụ vào VẤN ĐỀ để giải quyết. Khách hàng TRẢ TIỀN cho giải pháp, không cho ý tưởng. Trong lớp công ti khởi nghiệp của tôi, nhiều sinh viên tới với những ý tưởng mới mà họ nghĩ là tốt, nhưng tôi bao giờ cũng bảo họ: “Không ai trả tiền cho ý tưởng cả. Nhưng họ sẽ trả tiền cho giải pháp cho vấn đề của họ.” Dễ nghĩ về ý tưởng mới, đặc biệt trong lớp học, nhưng thầy không muốn các em vẫn còn trong lớp học để nói giữa các em với nhau về ý tưởng tuyệt vời. Thầy muốn các em đi RA NGOÀI LỚP HỌC để nói với mọi người và tìm ra vấn đề của họ mà các em có thể giải quyết. Công ti khởi nghiệp là việc KINH DOANH, và các em cần khách hàng để làm ra tiền. Cách tốt nhất để làm ra tiền là làm cái gì đó mà khách hàng cần và sẵn lòng trả nhiều tiền cho nó.”

Đôi khi, sinh viên sẽ tranh cãi rằng “Steve Jobs đã không nói chuyện với khách hàng, ông ấy bao giờ cũng có ý tưởng thay đổi thị trường.” Tôi giải thích: “Các em KHÔNG PHẢI là Steve Jobs cho nên thôi mơ đi. ĐỪNG lẫn lộn bởi điều mọi người nói với các em về ông ấy. Ông ấy biết nhiều về khách hàng hơn là các em biết. Đó là lí do tại sao ông ấy thành công.”

Ngày nay, đào tạo về công ti khởi nghiệp vẫn còn được tiến hành trong “Môi trường an toàn” như lớp học và xê mi na nơi người học nói về ý tưởng lớn của họ để thay đổi thị trường. Nhưng trong thực tế, phần lớn các ý tưởng này đều không làm việc, và nhiều công ti khởi nghiệp đã thất bại. Tôi tin mọi người có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và thất vọng nếu họ hội tụ vào nhận diện vấn đề thay vì chỉ có ý tưởng. Công ti khởi nghiệp tốt nên là về tìm ra giải pháp cho nhiều người để làm ra tiền, KHÔNG mơ về ý tưởng tuyệt vời làm thay đổi thế giới. Với tri thức kĩ thuật, sinh viên công ti khởi nghiệp nên hội tụ vào việc tự động hoá cái gì đó mà họ thấy trong môi trường của mình vì có nhiều qui trình thủ công cần được tự động hoá.

Một trăm năm trước đây, Henry Ford đã nhìn vào cách các công ti làm xe hơi. Ông ấy tự hỏi: “Tại sao làm mỗi xe một lúc vậy? Chúng ta có thể đưa nhiều xe lên dây chuyền lắp ráp và làm ra chúng nhanh hơn được không?” Ông ấy đã phát minh ra dây chuyền lắp ráp và trở thành một trong những người giầu nhất thời đó. Henry Ford đã không ngồi trong lớp học mà đã quan sát mọi thứ xảy ra quanh ông ấy và cố tìm ra giải pháp tốt hơn.

Nhiều năm trước, một kĩ sư tên là Luther Simjian, đứng xếp hàng dài ở ngân hàng để rút tiền. Nhân viên ngân hàng rất chậm chạp, và phải mất nửa giờ để ông ấy lấy được tiền. Ông ấy tự hỏi: “Tại sao mình không tạo ra “máy tự động trả tiền” để cho mọi người rút được tiền nhanh hơn nhân viên ngân hàng?” Ý tưởng về có máy tự động thay vì con người đã giúp ông ấy phát minh ra Máy tự động trả tiền (ATM.)

Steve Jobs đã không phát minh ra điện thoại di động, nhưng khi ông ấy thấy mọi người mang điện thoại di động, laptop, máy chụp ảnh, thiết bị nghe MP3, ông ấy hỏi: “Tại sao không tích hợp tất cả chúng vào một thiết bị? Ông ấy yêu cầu các kĩ sư của mình thêm nhiều chức năng như nghe MP3, máy ảnh và truy nhập internet vào để tạo ra iPhone. Ngày nay iPhone là điện thoại bán chạy nhất trên khắp thế giới.

Nếu bạn nhìn quanh, bạn có thể thấy nhiều cơ hội để dùng công nghệ để tự động hoá các qui trình thủ công để cải tiến hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao hơn. Đừng hội tụ quá nhiều vào việc tạo ra ý tưởng mới mà cố tìm ra giải pháp cho vấn đề chung; bạn sẽ có cơ hội thành công tốt hơn. Lời khuyên của tôi: “Bắt đầu giải quyết vấn đề, rồi bạn có thể phát triển công ti khởi nghiệp với cơ hội thành công tốt hơn.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com