Mô hình cũ và mới

Trong hai năm qua, công nhân ở cơ xưởng làm giầy Haijian ở Trung Quốc thường xuyên bãi công phàn nàn về việc làm quá giờ và đòi trả lương cao hơn. Vài tháng trước, công ti đã chuyển phần lớn việc làm, trên 1000 việc làm cho Ethiopia và chuẩn bị đóng cơ xưởng. Ngày nay, Trung Quốc không thể cạnh tranh được với các nước khác, đặc biệt các nước châu Phi, về lương thấp thêm nữa. Qui tắc khoán ngoài toàn cầu của việc dịch chuyển công việc đầu thấp sang các nước có lương thấp nhất đã làm thay đổi nhiều thứ, đặc biệt là các nước được lợi từ nó như Trung Quốc.

Khi nền kinh tế của Trung Quốc mở rộng, chi phí sống tăng lên nhanh, công nhân Trung Quốc ít sẵn lòng làm việc với những công việc lương thấp. Những người trẻ hơn vào đại học và muốn làm việc tại các công ti công nghệ. Công nhân ít được giáo dục hơn đang bị bỏ lại đằng sau không có việc làm và không có tương lai. Một quan chức chính phủ giải thích: “Nền kinh tế của chúng tôi đang trưởng thành, mô hình chi phí lao động thấp qua rồi, chúng tôi hiểu bước tiếp là về phát kiến công nghệ và chúng tôi đang chuẩn bị cho nó từ thập kỉ trước. Ngày nay, số thanh niên không ghi danh vào đại học đã tụt xuống khá lớn. Chúng tôi muốn sinh viên của chúng tôi học công nghệ để sẵn sàng cho sự thịnh vượng kinh tế tiếp. Gần như mọi gia đình đều hiểu viễn kiến của chúng tôi về tương lai cho nên họ cho con cái ngay từ hồi còn trẻ quãng 5 tới 10 tuổi vào trường STEM đặc biệt để cho chúng sẽ được sẵn sàng cho thách thức tiếp. Ngày nay chúng tôi chuyển các việc làm lương thấp ở Đông Quản và Thâm Quyến sang các nước khác và hoàn toàn tự động hoá các cơ xưởng của chúng tôi để hội tụ vào công nghệ. Chẳng hạn, Huajian đang xây dựng phức hợp khổng lồ các cơ xưởng ở Ethiopia điều có vẻ giống như bản sao của Trường Thành của Trung Quốc. Tuy nhiên, vì tương lai là trong công nghệ và chúng tôi đang đi nhanh để giáo dục người của chúng tôi trong khoa học và công nghệ. Chúng tôi có nhiều sinh viên đại học đang học khoa học và công nghệ hơn bất kì nước nào khác trên thế giới vì chúng tôi muốn là giỏi nhất trên thế giới trong những khu vực này.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com