Kĩ năng mềm

Một vấn đề thường xảy tới với sinh viên đại học là kĩ năng mềm và cứng. Sinh viên thường bảo tôi rằng đại học chỉ dạy Kĩ năng cứng (Kĩ năng kĩ thuật) nhưng không dạy kĩ năng mềm. Tuy nhiên, có lẫn lộn về kĩ năng mềm thực sự là gì. Phần lớn các sinh viên bảo tôi rằng kĩ năng mềm là kĩ năng trao đổi, kĩ năng lắng nghe, Kĩ năng lãnh đạokĩ năng trình bày. Nhưng khi tôi hỏi “Bạn có thực sự cần kĩ năng trao đổi để nói chuyện với bạn của bạn không? Ai có thể dạy bạn là người lãnh đạo?” Thế thì nhiều người trong số họ dường như bị lẫn lộn và không thể trả lời được.

Về căn bản, kĩ năng mềm nằm ở trong cõi nhận biết và kiểm soát tình cảm, chuyên hướng về tự hoàn thiện, đồng cảm với người khác, nhận biết trong các tình huống xã hội, và khả năng thúc bẩy những phẩm chất này cho việc lãnh đạo hiệu quả. Một số kĩ năng mềm là một phần cá tính của bạn như lạc quan, lương tri, trách nhiệm và chính trực v.v. Các kĩ năng mềm khác mà bạn có thể học bằng thực hành như đồng cảm, khuyến khích, làm việc tổ, lãnh đạo, trao đổi, thương lượng và trình bày v.v. Cá tính của bạn trong tổ hợp với những kĩ năng được học của bạn là điều kĩ năng mềm tất cả là gì. Chẳng hạn, thỉnh thoảng bạn phải chỉ huy bằng việc ra lệnh, bảo mọi người làm gì và thỉnh thoảng bạn phải chăm sóc hơn và động viên họ về điều phải làm. Không có qui tắc rõ ràng về nó nhưng “biết' khi nào bạn cần chỉ huy và khi nào bạn cần chăm sóc là điều kĩ năng mềm là gì. “Biết khi nào và thế nào” là kĩ năng mềm. Đây là chỗ nhiều sinh viên không rõ ràng bởi vì nó là “kĩ năng liên con người” và đó là lí do tại sao nó được gọi là “mềm”.

Câu hỏi về liệu kĩ năng mềm có phải là phần bổ sung của chương trình đào tạo ở đại học hay không. Ngày nay hầu hết các chương trình giảng dạy của đại học đều đã đầy với nhiều môn học. Thay đổi chương trình để thêm nhiều môn về kĩ năng mềm có thể không phải là ý tưởng tốt. Bên cạnh đó, kĩ năng mềm phải được phát triển qua thời gian qua kinh nghiệm và tự nghĩ suy chứ không qua bài giảng hay bài kiểm tra. Nhiều kĩ năng mềm yêu cầu làm việc tổ, trình bày trên lớp, thảo luận trên lớp và tham gia. Có những lúc mà người ta phải bước lên trước và lãnh đạo. Và có những lúc người ta phải ở trong bối cảnh và không đi vào con đường của người khác, điều là bản chất của uỷ quyền và trao quyền.

Tuy nhiên, điều có giá trị cho trường là hỗ trợ cho sinh viên bằng việc cung cấp các phiên đào tạo nhận biết để cho sinh viên có thể hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của họ, cá tính của họ và chuẩn bị cho họ phát triển kĩ năng mềm riêng của họ. Nó bắt đầu bằng việc thừa nhận của cá nhân về tầm quan trọng của điều đó, thường xuyên nhận biết về những kĩ năng này và nhiều có nhiều năm thực hành. Cho nên, chìa khoá cho đại học là đề cập tới việc thừa nhận và mở rộng khía cạnh nhận biết của sinh viên trước khi họ tốt nghiệp vào thế giới làm việc.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com