Làm việc tổ
Học tích cực yêu cầu sinh viên làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Kết quả của phương pháp dạy này đã chỉ ra rằng nó hiệu quả hơn là phương pháp qui ước. Sinh viên học tích cực có xu hướng được điểm tốt hơn ở bài kiểm tra, có kĩ năng tư duy phân tích và phê phán tốt hơn, hiểu sâu hơn tài liệu học, có động cơ học tập lớn hơn, và có quan hệ tốt hơn với người khác.
Làm việc tổ bao gồm sinh viên làm việc trong các tổ từ 2 tới 5 người để hoàn thành một nhiệm vụ được phân công và tạo ra sản phẩm cuối cùng như giải pháp cho một vấn đề, phân tích một tình huống, hay báo cáo về một chủ đề v.v. Trong làm việc tổ, có bốn điều kiện mà sinh viên phải tuân theo chặt chẽ để làm cho nó làm việc: 1) Các thành viên tổ phải dựa vào nhau để đạt tới mục đích chung. Nếu thành viên tổ nào không làm phần của họ, mọi người trong tổ sẽ chịu cùng hậu quả. 2) Mọi thành viên tổ đều đảm nhiệm cả hai việc làm phần chung công việc của họ và hiểu mọi thứ trong sản phẩm cuối cùng, không chỉ là những phần mà họ chịu trách nhiệm. 3) Thành viên tổ đặt mục đích của tổ, mục đích cá nhân, và đều kì kiểm điểm qui trình để xác định họ làm việc cùng nhau tốt thế nào, và nhận diện những thay đổi họ phải cải tiến để làm việc hiệu quả hơn. 4) Trong làm việc tổ, sinh viên học và phát triển các kĩ năng trao đổi, trình bày, lãnh đạo, quản lí xung đột, và làm quyết định bằng việc quay vòng vai trò trong các thành viên.
Dạy làm việc tổ là KHÔNG dễ, đặc biệt cho những sinh viên KHÔNG quen thuộc với kĩ thuật này. Trước khi cho phép sinh viên làm việc trong tổ, thầy giáo phải giải thích rõ ràng bốn điều kiện của làm việc tổ và phải chắc sinh viên hiểu và tuân theo chúng, nếu không thì nó sẽ không có tác dụng. Chẳng hạn không có tính đảm nhiệm cá nhân, một số sinh viên có thể không làm gì mấy mà để cho công việc tổ được những người khác làm. Do đó họ không học gì trong quá trình này, và những sinh viên làm công việc có thể cảm thấy không hài lòng và bực bội với bạn trong tổ và thầy giáo.
Làm việc tổ cần thời gian để phát triển cho nên thầy giáo phải xử lí chậm vì điều đó yêu cầu việc học nào đó xảy ra cho cả sinh viên và thầy giáo. Thầy giáo chưa bao giờ dùng nó có thể thử lần thứ nhất trong dự án tổ nhỏ và thu được kinh nghiệm. Trong làm việc tổ, thầy giáo phải chọn sinh viên cho từng tổ thay vì cho phép sinh viên tự chọn. Tổ hợp làm việc tổ tốt nhất có xu hướng là bao gồm những sinh viên với khả năng và kĩ năng khác nhau nhưng có mối quan tâm chung. Khi sinh viên tự chọn, họ thường chọn những bạn hay người họ biết rõ thì họ không học được gì mấy từ những người đó. Làm việc tổ phải là thách thức yêu cầu tổ làm việc chăm chỉ. Hoạt động học tập thể buộc họ phải chia sẻ, cộng tác, hỗ trợ và giải quyết bất kì xung đột nào. Nếu họ có thể dễ dàng hoàn thành việc được phân công bởi bản thân họ thì họ có thể không học được tiềm năng đầy đủ của việc học hợp tác và họ có thể bực bội với thời gian phụ thêm mà họ phải làm việc trong nhóm.
Để bắt đầu, thầy giáo phải bắt đầu với hướng dẫn rõ ràng về các điều kiện làm việc tổ và cách làm việc tổ có thể giúp phát triển những kĩ năng mềm trước khi phân công tổ. Điều quan trọng là trong làm việc tổ, sinh viên phân công các vai trò khác nhau (như lãnh đạo tổ, người điều phối, người ghi, và người giám sát qui trình) nơi từng người lần lượt đóng các vai trò trong một thời gian. Thầy giáo phải áp đặt tính đảm nhiệm bằng việc cho các kiểm tra cá nhân. Trong các môn truyền thống, điểm số được dựa trên kết quả kiểm tra nhưng trong làm việc tổ, thầy giáo sẽ cho kiểm tra dựa trên đóng góp cá nhân bằng việc kiểm tra tri thức của họ. Sinh viên không làm việc chăm chỉ hay không đóng góp cho hoạt động của tổ sẽ nhận điểm kém.
Để xác định làm việc tổ, tôi thường ngẫu nhiên gọi từng thành viên lên trình bày công việc của họ và giải thích kết quả của tổ. (Điều này sẽ đánh giá điều kiện # 2)
Tôi cũng ưa thích có từng thành viên tổ đánh giá đóng góp của mọi người và tổ hợp các kết quả với điểm tổ để xác định điểm cá nhân với tuỳ chọn của các thành viên tổ không hợp tác mà thất bại (đánh giá điều kiện #1). Cứ hai tuần, tôi lại yêu cầu từng tổ đáp lại câu hỏi "Chúng ta đáp ứng cho mục đích và mong đợi của mình tốt thế nào? “Chúng ta làm tốt thế nào?" "Cái gì cần cải tiến?" và "Cái gì chúng ta sẽ làm khác lần sau?" (Đánh giá điều kiện #3). Cứ sau sáu tuần, tôi sẽ tiến hành một buổi kiểm điểm về hoạt động của tổ, những sinh viên không thích làm việc tổ thường phàn nàn về điều đó, trong khi những người khác thích các ích lợi thì yên tĩnh. Điều này sẽ giúp cho tôi xác định liệu làm việc tổ có tác dụng tốt hay không và làm điều chỉnh tương ứng.
Bao giờ cũng có một số sinh viên không thích làm việc trong tổ, một số có thể chống lại hoạt động tổ hay thù địch với kiểu học này cho nên điều quan trọng là để thời gian và giải thích cẩn thận về ích lợi cho họ. Sinh viên thường phản ứng tiêu cực khi bị yêu cầu làm việc trong tổ lần đầu tiên. Sinh viên giỏi hơn phàn nàn về bắt đầu bị kéo lại bởi bạn cùng tổ chậm hơn; sinh viên kém hơn phàn nàn về việc bị bỏ rơi trong hoạt động tổ và bực bội sẽ nảy sinh khi một số thành viên tổ không đóng góp. Thầy giáo có kinh nghiệm biết cách tránh hay giải quyết những vấn đề này, nhưng thầy giáo ít kinh nghiệm hơn có thể trở nên bị chán nản và bỏ kiểu học này, điều là tổn thất cho cả hai, cho họ và sinh viên của họ.
Học làm việc tổ sẽ thành công nếu thầy giáo hiểu sự chống đối của sinh viên: Điều gì xảy ra, làm sao họ chống lại, và làm sao vượt qua nó. Điều quan trọng là giải thích rõ ràng cho họ rằng làm việc tổ là kĩ năng mềm mấu chốt xác định ra thành công nghề nghiệp của họ khi họ làm việc trong công nghiệp. Nó giúp cho họ làm việc trong tổ vì mọi công việc tương lai đều là làm việc tổ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com