Học liên tục là mục đích

Theo một báo cáo toàn cầu, trong mười năm tới, quãng 300 triệu công nhân sẽ mất việc làm của họ do tự động hoá. Phần lớn việc làm yêu cầu lao động thủ công sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi máy móc. Việc làm văn phòng giải quyết với xử lí dữ liệu như kế toán, ngân hàng, tài chính và xử lí giấy tờ cũng sẽ được thay thế bằng phần mềm trí khôn nhân tạo.

Báo cáo này cảnh báo rằng để giữ được việc làm của mình, mọi công nhân đều phải được đào tạo lại trong các lĩnh vực khác, phần lớn là kĩ thuật, nếu không họ sẽ bị thất nghiệp trong phần đời còn lại của họ. Quan niệm của mọi người về đi học trong 20 năm đầu của đời họ và làm việc 40 năm tiếp đó trong một việc làm là lỗi thời hoàn toàn. Do đó, hệ thống giáo dục phải được thiết kế lại hoàn toàn để thúc đẩy học liên tục và đào tạo trong suốt cuộc đời của một người. Hệ thống giáo dục hiện thời hội tụ vào việc thi đỗ kì thi và có được bằng cấp sẽ KHÔNG có tác dụng trong thị trường việc làm nơi tri thức và kĩ năng được coi là có giá trị hơn bằng cấp, và phần lớn các công ti sẽ sớm thuê nhân viên dựa trên nhu cầu kĩ năng của họ, không dựa trên bằng cấp mà các trường ban hành.

Mặc cho thách thức này, nhiều hệ thống giáo dục vẫn còn đứng im hay chậm thay đổi, điều thúc đẩy học sinh hoặc chuyển sang hệ thống giáo dục khác hoặc rời khỏi nước để tìm kiếm đào tạo của họ ở những chỗ khác. Trong khi công nghệ làm thay đổi nhiều thứ, và phá huỷ nhiều việc làm, nó cũng tạo ra nhiều việc làm mới và hiện thời, có nhiều việc làm kĩ thuật đang mở ra hơn là cung cấp. Năm mươi năm trước, việc đưa vào máy tính cá nhân đã xoá bỏ đi một số việc làm, nó đã tạo ra nhiều việc làm hơn về sau và thậm chí đã tạo ra ngành công nghiệp mới đang bùng nở ngày nay. Những công nhân sẵn lòng học kĩ năng tính toán mới đã có khả năng tìm ra việc làm mới và việc làm trả lương tốt hơn. Chẳng hạn, phần mềm là một trong những việc làm được trả lương cao nhất ngày nay. Mặc cho đe doạ của robots đang lấy đi nhiều việc làm chế tạo và nhiều công việc đang được tự động hoá, có thiếu hụt nghiêm trọng các việc làm kĩ thuật như người xây dựng robots và việc làm sửa chữa robots. Phần lớn những việc làm này đều được trả lương cao hơn những việc làm chúng thay thế. Tháng trước, một quan chức điều hành công ti robot tuyên bố: “Sẽ có đủ việc làm cho mọi người trong mười năm tới nếu họ hoặc học về robotics hoặc học là kĩ thuật viên sửa chữa robots.”

Thay đổi trong thị trường việc làm toàn cầu sẽ là thách thức chính cho nhiều nước đang phát triển, cũng như cho Trung Quốc và Ấn Độ với số lớn thanh niên thất nghiệp với đào tạo giáo dục tối thiểu do hệ thống giáo dục cổ của họ. Ngày nay nhiều trong số các nhà chế tạo và cơ xưởng của họ đang được tự động hoá, số công nhân khổng lồ đang bị sa thải, hệ thống giáo dục của họ vẫn còn không khác, không có bất kì dấu hiệu nào của thay đổi. Sớm hay muộn, mọi việc làm sẽ yêu cầu tri thức và kĩ năng kĩ thuật nào đó, và hệ thống giáo dục sẽ phải thay đổi nhưng làm sao chúng ta có thể thay đổi tư duy của học sinh từ thi đỗ kì thi, có được bằng cấp để trở thành người học cả đời?

Vài năm trước, khi tôi dạy ở châu Á, tôi đã nêu vấn đề về học liên tục nhưng đối diện với các câu hỏi từ học sinh: “Thầy ngụ ý gì khi chúng em phải học nhiều hơn sau khi có bằng?” “Tại sao em cần học sau khi có việc làm?”, “Em đã dành 20 năm trong trường học và gần như kết thúc gánh nặng này nhưng thầy bảo em rằng em phải học nữa sao?” Tôi giải thích: “Công nghệ thay đổi nhanh chóng, điều em biết bây giờ có thể không được cần tới trong tương lai. Nhiều việc làm sẽ bị thay thế bởi phần mềm khôn hơn, tốt hơn. Có tri thức nào đó là không đủ nhưng các em sẽ phải giữ song hành với thay đổi. Điều các em cần là trở thành người học cả đời, mỗi lúc kĩ năng nào đó là lỗi thời, các em phải học kĩ năng mới để giữ việc làm của các em. Tuy nhiên, với nhiều học sinh, giáo dục là “gánh nặng” mà họ phải chịu đựng trong nhiều năm và quan niệm về học liên tục là cái gì đó họ không thể chấp nhận được. Một sinh viên xúc động bảo tôi: “Thầy có biết em đã phải dành bao nhiêu thời gian trong ngày để học không? Thầy có biết em phải thi đỗ bao nhiêu kì thi để đạt tới giai đoạn giáo dục này không? Thầy có biết gia đình em phải chịu khổ bao nhiêu để hỗ trợ cho em và bây giờ em gần tốt nghiệp thế rồi thầy bảo em rằng em sẽ phải học thêm, nghiên cứu thêm? Thầy có ra ngoài tâm trí thầy không?”

Làm sao bạn có thể thuyết phục cả học sinh và thầy giáo rằng hệ thống giáo dục của họ về “truyền thụ tri thức bằng nhiều bài kiểm tra, thi để xác định chất lượng ở mức nào đó rồi dừng học khi họ đạt tới mức nào đó” phải thay đổi thành hệ thống mới của việc học liên tục và không bao giờ dừng? Làm sao bạn có thể thuyết phục học sinh rằng họ phải phát triển khả năng học và thích nghi với thay đổi của nhu cầu toàn cầu? Làn sao bạn thuyết phục các thầy giáo rằng vai trò của họ phải chuyển từ “dạy và kiểm tra học sinh” sang “hướng dẫn và hỗ trợ” học sinh trên việc học liên tục riêng của họ?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com