Robotics

Hôm qua tôi nhận được một email từ sinh viên phần mềm hỏi về robotics và cách học lĩnh vực kích động này.

Đáp: Robotics là nhánh công nghệ giải quyết với thiết kế, xây dựng, vận hành và chế tạo người máy robots. Có nhiều lĩnh vực được liên kết với robotic như kĩ nghệ cơ khí, kĩ nghệ điện, trí tuệ nhân tạo, học máy và khoa học máy tính.

Trong quá khứ, robot phần lớn là đồ chơi nhưng ngày nay, robot đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều khu vực. Robot giữ vai trò quan trọng trong chế tạo, từ xây dựng cho tới tạo ra đồ đạc, từ làm xe hơi cho tới hàn các bộ phận máy bay v.v. Nỗ lực hiện thời là nghiên cứu cách robot có thể có năng suất hơn, cách chúng có thể giúp đỡ tốt hơn trong trị liệu y tế hay tạo ra robot có thể lái xe qua vùng đất mềm, đào sâu vào đất để tìm mẫu quặng, hay làm việc ở khu vực ô nhiễm cao không phù hợp cho con người.

Có nhiều khu vực trong robotic: Một khu vực hội tụ vào trí tuệ nhân tạo, làm cho robot thông minh hơn để cho chúng có thể xử lí thông tin nhanh hơn và tốt hơn. Khu vực khác là làm cho chúng di động hơn nên chúng có thể vận hành nhanh chóng hơn và linh hoạt hơn. Có những robot có thể làm việc cùng nhau và tổ chức các nhiệm vụ sao cho chúng có thể vận hành một loạt các hoạt động để đạt tới mục tiêu. Khu vực khác đang hội tụ vào giao tiếp con người của chúng và làm cho chúng học từ sai lầm (học máy) để tiến hành các nhiệm vụ phức tạp mà không phạm lỗi. Robot nổi tiếng nhất là máy tính IBM có tên Watson đã học đánh bại con người trong trò chơi tên là “Jeopardy” nơi chúng toàn phải trả lời các câu hỏi ngẫu nhiên. Khu vực khác là việc phát triển robotic sinh y có thể giống con người, và tất nhiều còn nhiều hơn nữa.

Đại học Carnegie Mellon là một trong các trường hàng đầu về robotics. Nhiều robot tại CMU được làm mô hình theo con vật. Robot rắn có thể đi trong khu vực nhỏ như rắn đi trong những chỗ khó như đường ống dầu để chụp ảnh, sửa vấn đề. Robot đi trên nước được lấy mô hình theo nhện nước hay muỗi to đi trên nước. Để xác định thể chất của sinh vật, các nhà khoa học CMU dùng bộ vi kích thích để mô phỏng chuyển động của con rận. Robot này có thể đi vào những chỗ khó trên nước với sức mạnh và hiệu quả. Ô tô tự lái là ứng dụng khác của robotic trong xe hơi nơi chiếc xe không người điều kiển có thể đi từ Los Angeles tới Las Vegas, từ New York tới San Francisco toàn bởi chính nó. Phần mềm chạy trên Watson của IBM được phát triển tại CMU. “Robot” học máy này đã học mọi sách trong vài thư viện cho nên nó có thể trả lời nhiều câu hỏi ngẫu nhiên từ con người trong vài giây. Bạn có thể hỏi “Watson” gần như bất kì cái gì và nó sẽ cho bạn câu trả lời đúng trong một phần giây.

Nhiều sinh viên thích làm việc với “robot tương lai” cho nên vài năm trước, một số trong họ đã tạo ra những robot có thể xây dựng bản sao của bản thân nó. Về cơ bản, những robot này được làm từ các khối lập phương đơn thể đơn giản mà có điện từ trên chúng, điều cho phép chúng gắn lại và tách ra từ nhau. Từ đó những robot này học cách uốn, tái cấu hình và rồi thao tác các khối lập phương này để tạo ra các bản sao khác. Có thể trong tương lai gần, chúng có thể làm việc trên những thứ phức tạp hơn mà có thể sửa bản thân chúng và thay thế các mô đun lỗi. Tôi nghĩ các sinh viên này xem quá nhiều “phim người biến đổi”.

Một số sinh viên thích nghiên cứu các robot có thể được biến đổi thành “siêu nhân” cho nên họ thiết kế bản mẫu robot được tạo nên từ các bộ phận thân thể người như tay và chân mà có thể được nối với chân và tay của người dùng. Những bản mẫu này được trang bị bằng các đơn vị sức nước cho phép các robot mang tải lớn và nặng các thứ. (Nếu bạn xem phim “Avatar” bạn biết nó giống cái gì).

Sinh viên khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm, người đang cân nhắc vào trường sau đại học có thể cần nhìn vào robotic như lĩnh vực học tập tương lai. Nó là lĩnh vực tương đối mới, nó vui, nó cho phép sinh viên để trí tưởng tượng của họ soải cánh bay lên cao để làm việc trên nhiều ứng dụng robot mà ngày nay mọi người thậm chí không nghĩ là có thể được. Để biết thêm thông tin bạn có thể xem trong các móc nối sau:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com