Tính di động của công nhân có kĩ năng

Đêm qua, Ravi bạn tôi ở Ấn Độ gửi cho tôi một bài thú vị trên báo chí về một cô gái trẻ Ấn Độ có tên Simral mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

“Simral Chaudhary tốt nghiệp từ một đại học hàng đầu Ấn Độ, cô ấy có kĩ năng có giá trị và có kinh nghiệm làm việc trong thực tập mùa hè tại một công ti toàn cầu. Cơ hội này là sẵn có cho cô ấy và những sinh viên khác vì, doanh nghiệp, đại học và Bộ phát triển nguồn nhân lực của Ấn Độ đã thành lập đối tác công-tư trong cuộc họp cấp cao kinh tế Ấn Độ, để giúp chuẩn bị cho sinh viên về nghề nghiệp và thiết lập sự thừa nhận quốc tế về các kĩ năng.”

“Vì Simral muốn có nghề nghiệp bên ngoài đất nước mình, cô ấy đã liên hệ với Cơ quan tài năng toàn cầu để làm cho kĩ năng của cô ấy được đánh giá và chứng nhận theo chuẩn toàn cầu. Bài kiểm tra để lộ ra rằng kĩ năng của cô ấy ngang tầm với người tốt nghiệp của đại học châu Âu. Cơ quan tài năng toàn cầu giúp Simral nhận diện nơi kĩ năng của cô ấy đang có nhu cầu cao. Dựa trên thông tin này, cô ấy xin việc làm ở một công ti Đức chuyên về nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ. Cô ấy được đề nghị một việc làm, rời khỏi Ấn Độ, đi sang Đức, và sẵn sàng làm việc nơi cô ấy áp dụng kĩ năng của mình cho việc làm mới.”

“Sự cộng tác giữa các nước, các doanh nghiệp, các đại học đã tạo ra lực lượng lao động toàn cầu gồm các nhà chuyên môn, cho phép Simral và những người tốt nghiệp có kĩ năng khác phát triển tiềm năng đầy đủ của họ vì lợi ích của doanh nghiệp và các nền kinh tế. Các công ti bây giờ có khả năng thuê tài năng họ cần để tạo ra phát kiến và tăng trưởng. Các nước có thể được lợi từ việc giảm thất nghiệp và nhận được một số tiền mà công nhân có kĩ năng của họ gửi về nhà. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, Cơ quan tài năng toàn cầu đã giúp cung cấp cho thị trường một cách nhanh chóng các kĩ năng đang có nhu cầu cao bằng cách làm việc để gióng thẳng chương trình đào tạo giáo dục của các trường địa phương với nhu cầu thị trường toàn cầu mà, trong số những ích lợi khác, đã làm hạ thấp thất nghiệp trong một nước. Cơ quan này thu thập thông tin về cung và cầu lao động một cách toàn cầu, theo vùng và bên trong những ngành công nghiệp nào đó. Nó đã cho phép một cá nhân từ nước này dễ dàng tìm ra việc làm ở nước khác. Rộng hơn nữa, nó đã giúp lấp vào kẽ hở kĩ năng và thúc đẩy tính di động của tài năng. Những cá nhân có kĩ năng ở nước này giờ có thể tìm ra việc làm ở nước khác một cách dễ dàng. Cơ sở dữ liệu của Cơ quan tài năng toàn cầu đã tạo ra thị trường vốn con người toàn cầu bằng việc dự báo các kĩ năng có nhu cầu và làm việc với các đại học để cải tiến chương trình đào tạo của họ và tạo khả năng cho các công nhân có kĩ năng di động làm việc ở nhiều nước.”

Sau khi đọc bài báo này, tôi bị ấn tượng nên tôi gọi điện cho Ravi. Anh ấy giải thích: “Ngay cả Ấn Độ cũng cần nhiều công nhân có kĩ năng nhưng ngoại trừ ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã được thiết lập tốt, các ngành công nghiệp khác vẫn còn chậm trong việc phát triển của họ. Simral tốt nghiệp trong Công nghệ sinh học và muốn làm việc trong nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ nhưng chỉ có công việc giới hạn mà có thể dùng được kĩ năng của cô ấy. Tuy nhiên, có nhu cầu khổng lồ ở các nước châu Âu và đó là nơi cô ấy có thể đóng góp bằng việc làm việc ở nước ngoài. Với việc có lực lượng lao động di động nơi người có kĩ năng có thể đi làm việc ở chỗ có thể dùng được tài năng của họ, chúng tôi có thể giải quyết được hai vấn đề một lúc. Chúng tôi có thể giảm thất nghiệp ở nước này và hỗ trợ cho tăng trưởng của nước khác. Trong tương lai, công nhân có kĩ năng sẽ không còn nhàn rỗi ở chỗ này mà chuyển quanh tới nơi họ có thể được sử dụng tốt nhất.”

Tôi hỏi: “Nhưng làm sao Ấn Độ có thể làm được điều đó?” Ravi giải thích: “Chúng tôi biết rõ thị trường toàn cầu, chúng tôi biết nước nào cần kĩ năng nào và làm việc chặt chẽ với các đại học của chúng tôi để chắc rằng người tốt nghiệp của chúng tôi có những kĩ năng mà thị trường toàn cầu cần. Chúng tôi làm nhiều bảng chuẩn về đào tạo của chúng tôi so với những nơi khác để chắc người tốt nghiệp của chúng tôi có cùng kĩ năng khi được so sánh với người khác. Chính phủ của chúng tôi cũng hỗ trợ cho tính di động của các tài năng của chúng tôi. Chúng tôi có đối tác công-tư giữa các đại học và Bộ phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ cho kiểu công việc này. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với nhiều nước để gửi những người tốt nghiệp của chúng tôi sang làm việc ở đó thay vì giữ họ ở đây mà không sử dụng tài năng của họ. Anh có lẽ cũng thấy rằng trong mọi nước, có nhiều nhà chuyên môn Ấn Độ có kĩ năng làm việc ở đó.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com