Phương pháp học tích cực

(đổi hướng từ Phương pháp học chủ động)

Phương pháp giáo dục truyền thống dựa trên việc tích luỹ tri thức qua sách giáo khoa và việc dạy dựa trên bài giảng. Nó tin rằng tri thức là tập các khối xây dựng. Học sinh học từng mảnh tri thức rồi sang mảnh khác, mảnh khác. Họ càng có thể nhớ nhiều tri thức càng tốt, và kiểm tra dựa trên học sinh có thể nhớ được bao nhiêu mảnh tri thức. Tri thức được tổ chức thành vài nhóm các khối xây dựng; từng nhóm là tương ứng với một mức, từ trường phổ thông tiểu học tới đại học. Đến lúc học sinh hoàn thành giáo dục của họ trong trường và qua mọi kì kiểm tra, họ được coi là “con người thông thái.”

Ngày nay học sinh không cần phải có mọi thứ được ghi nhớ để thành công ở trường học. Thứ nhất, có nhiều thông tin và khối lượng liên tục tăng lên mỗi năm cho nên không thể nào ghi nhớ được tất cả. Thay vì dựa vào trí nhớ làm nguồn thông tin chính, học sinh phải biết CHỖ NÀO và LÀM SAO tìm ra thông tin họ cần. Thứ hai, tìm thông tin chỉ mới là bắt đầu; họ phải kiểm điểm, phân tích, và đi tới kết luận logic về cách áp dụng chúng để giải quyết vấn đề. Để làm điều đó, họ cần phương pháp học tập khác có tên “Học tích cực” hay “Học qua hành” nơi nhấn mạnh được đặt vào quá trình học, điều giúp cho học sinh phát triển việc tự học và kĩ năng giải quyết vấn đề.

Học tích cực hội tụ vào việc khuyến khích và động viên học sinh tìm, kiếm, đọc, tổ chức và xử lí thông tin bởi chính họ thay vì lệ thuộc vào thầy giáo nói cho họ qua việc đọc bài giảng. Học sinh phải đáp ứng “tích cực” cho việc học riêng của họ bằng việc học tài liệu TRƯỚC KHI lên lớp bởi vì hoạt động lớp học hội tụ vào thảo luận, tranh cãi, phân tích và thực tế giải quyết vấn đề. Thầy giáo sẽ giúp chỉ đạo học sinh thu được kết luận đúng bằng việc huấn luyện và khuyến khích cũng như thách thức họ đạt tới mục đích học tập của họ. Bằng việc đích thân họ làm thực tế công việc, học sinh học tài liệu tốt hơn và phát triển thái độ học cả đời. Họ sẽ tìm tài liệu, tổ chức chúng, thực nghiệm với chúng, và kiểm nghiệm câu trả lời của họ với người khác. Từ việc học riêng của họ, họ có thể kể lại nó theo kinh nghiệm riêng của họ vì nó trở thành kĩ năng của họ.

Trong phương pháp này, thầy giáo sẽ yêu cầu học sinh giải thích điều họ đã học theo việc đọc riêng của họ, để cho họ rút ra kết luận để chia sẻ với người khác. Trong thảo luận trên lớp, thầy giáo có thể yêu cầu học sinh xem xét thông tin nào có liên quan và không liên quan, để cho họ giải thích điều họ ngụ ý theo cách logic và học việc dùng suy luận để giải quyết vấn đề. Trong khi làm điều đó, thầy giáo sẽ khuyến khích học sinh thăm dò nhiều cách thu thập thông tin sẵn có cho họ. Có nhiều nguồn thông tin mà học sinh có thể dùng ngày nay để nâng cao hiểu biết của họ về các ý tưởng và khái niệm khác nhau. Học sinh phải được làm cho nhận biết về các nguồn đa dạng mà họ có thể dùng để học và rồi được trao cho các nhiệm vụ để tìm các chủ đề nào đó để giáo dục bản thân họ.

Tất nhiên, KHÔNG dễ dịch chuyển từ việc học “thụ động” sang việc học “tích cực” vì phần lớn học sinh quen thuộc với cách học truyền thống. Trong nhiều năm họ được dạy ngồi nghe bài giảng và tuân theo chỉ dẫn cho nên khó mà phá được thói quen. Phần lớn học sinh sẽ chống lại khái niệm đọc trước khi lên lớp hay tham gia vào thảo luận trên lớp. Nhiều học sinh đã không phát triển thói quen tự học bằng cách tự bản thân họ khám phá và thực nghiệm mọi thứ cho nên sẽ là thách thức cho thầy giáo người muốn thích ứng phương pháp mới này. Câu hỏi là: “Là thầy giáo, chúng ta có nên từ bỏ không?” Tôi không nghĩ vậy. Tôi tin có nhiều thầy giáo sẵn lòng giúp học sinh bắc cầu qua lỗ hổng giữa lí thuyết và thực hành. Việc dạy tốt là về KHÔNG có chương trình cố định và cứng nhắc, mà linh hoạt, thực nghiệm và có tin tưởng để điều chỉnh theo hoàn cảnh thay đổi. Thầy giáo giỏi sẽ thay đổi cách dạy của họ khi có cách tốt hơn để dạy học sinh bởi vì họ muốn điều tốt nhất cho học sinh. Có thể mất thời gian và nhiều đào tạo theo phương pháp mới nhưng tôi tin rằng trong thế giới thay đổi nhanh này, chúng ta cần phương pháp đào tạo tốt hơn để cho học sinh của chúng ta công cụ tốt hơn, kinh nghiệm học tốt hơn có thể có, để cho họ có thể đóng góp cho xã hội của chúng ta và tạo ra khác biệt trên thế giới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com