Lời khuyên cho học sinh trung học
Tuần trước, tôi được mời trình bày tại một trường trung học địa phương về “Làm sao thành công ở đại học.” Sau đây là bài nói của tôi:
“Ngày nay và trong tương lai gần, phần lớn các việc làm tốt đều ở trong khu vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM.) Bao nhiêu học sinh trung học biết về điều này? Bao nhiêu học sinh biết họ cần kĩ năng nào để có được những việc làm này? Bao nhiêu học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp của mình một cách cẩn thận? Và bao nhiêu học sinh biết cách học hiệu quả để thành công ở đại học?”
“Trước khi xin vào bất kì đại học nào, các em cần lập kế hoạch nghề nghiệp của mình bằng việc thăm dò nhiều tuỳ chọn. Các em cần nhìn vào nhiều lĩnh vực STEM và biết chọn lựa nào có đó. Tìm ra cái gì đó mà các em quan tâm và nếu có thể, nói chuyện với những người làm việc trong lĩnh vực đó để có được lời khuyên của họ. Đừng nhút nhát về việc hỏi họ vì phần lớn những người chuyên nghiệp đều thích giúp đỡ học sinh. Một số người trong các em có thể ngần ngại hỏi xin lời khuyên nhưng các em cần vượt qua điều đó. Nếu các em không hỏi, các em sẽ không bao giờ biết loại hỗ trợ nào mà những người chuyên nghiệp này có thể giúp các em.”
“Một khi các em nhận diện ra một số khu vực mà các em quan tâm, các em nên nhìn vào các môn có liên quan tới những khu vực đó để xem các em đang học tốt thế nào. Điều đó có thể giúp cho các em làm quyết định về chọn lựa nghề nghiệp của mình. Nếu các em quan tâm tới khoa học máy tính, tự hỏi mình: “Mình đã học lớp lập trình chưa? Mình học tốt thế nào?” Nếu các em quan tâm tới y học, tự hỏi mình, “Mình học tốt thế nào trong lớp sinh học hay hoá học?” Nếu các em chưa học các lớp này thì các em nên học chúng để xem liệu các em thích chúng hay không? Học các lớp này có thể kiểm nghiệm lại mối quan tâm của các em trong lĩnh vực này và giúp các em chuẩn bị cho các lớp mà các em sẽ học ở đại học. Nếu các em thấy rằng các lớp này không dành cho các em, các em vẫn còn thời gian để thăm dò nghề nghiệp khác. Trường trung học là thời gian tốt nhất để thử nhiều thứ trước khi các em làm quyết định chọn lựa.”
“ĐỪNG đợi cho tới khi vào đại học mới làm quyết định nghề nghiệp. Đó là sai lầm nếu các em không biết các em muốn gì khi vào đại học, các em sẽ làm phí hoài thời gian quí giá của các em. Cái gì sẽ xảy ra nếu các em học một lớp ở đại học và không học tốt? Cái gì sẽ xảy ra nếu các em không thích điều các em học? Nhiều học sinh chuyển lĩnh vực của họ nhiều lần mãi cho tới khi họ tìm thấy cái gì đó mà họ thích, cho nên họ làm phí hoài nhiều thời gian. Cho dù họ tìm ra cái gì đó mà họ học tốt, nó có thể không phải là chọn lựa tốt. Nếu họ không lập kế hoạch nghề nghiệp mà chỉ “trôi theo dòng chảy đại học một cách ngẫu nhiên” thì họ có thể kết thúc trong dòng người thất nghiệp vì điều họ học có thể không phải là điều thị trường cần.”
“Các em cần biết đích xác các em muốn làm gì TRƯỚC KHI vào đại học để cho các em có thể lập kế hoạch nghề nghiệp đúng và chuẩn bị cho nó. Cho dù các em còn trẻ, các em vẫn phải nghĩ về điều các em muốn làm với cuộc đời của các em sau khi tốt nghiệp khỏi đại học. Các em cần biết nghề nghiệp nào có thể là khớp nhất với nhân cách và mối quan tâm của các em. Việc chọn nghề mà các em thích và lĩnh vực các em giỏi là quan trọng cho hạnh phúc tương lai của các em. Việc chọn ngề tốt phải “khớp” cả với nhân cách và mối quan tâm của các em. Tuy nhiên, các em phải thực tế về chọn lựa của mình nữa. Các em phải phân biệt giữa sở thích và nghề nghiệp. Nghề nghiệp là cái gì đó các em làm để kiếm sống trong đời các em, sở thích là cái gì đó làm cho các em thích thú. Nghề nghiệp là một nghề yêu cầu đào tạo đặc biệt và nỗ lực mà các em muốn làm trong thời gian dài. Sở thích là cái gì đó các em làm để thích thú và thảnh thơi. Sở thích có thể hay không thể là nghề nghiệp. Các em có thể tự hỏi mình, mình có thể kiếm sống bằng sở thích của mình được không? Có nhu cầu cho sở thích của mình trong thị trường việc làm này không?
Chẳng hạn, một số người trong các em biết cách chơi nhạc cụ vì các em thích nhạc. Các em có thể muốn trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp nhưng điều đó sẽ yêu cầu nhiều đào tạo và nhiều giờ thực hành còn thị trường việc làm cho kĩ năng này là rất cạnh tranh. Nhưng nếu các em muốn chơi cho thích thú của riêng mình, các em có thể làm điều đó bất kì khi nào các em muốn. Nhiều học sinh phần mềm chơi nhạc cụ và hát hay, nhưng họ không phải là nhà chuyên nghiệp vì nó chỉ là sở thích của họ.”
“Một khi các em đã quyết định về nghề nghiệp, các em cần thảo luận với bố mẹ các em. Bố mẹ các em có thể có ý kiến và mong đợi khác nhưng việc thảo luận là bản chất để cho em và bố mẹ có thể có thời gian thăm dò nhiều tuỳ chọn và hiểu lẫn nhau. Xin nhớ rằng bố mẹ các em có kinh nghiệm mà các em không có vì họ có thể giúp các em nhìn vào bất kì tình huống nào một cách rõ ràng và hiện thực. Nếu các em đã làm việc tốt về kiểm điểm và đánh giá nghề nghiệp, đây là lúc chia sẻ nghiên cứu của các em với họ theo chọn lựa của các em. Họ cần có mọi thông tin về làm sao và tại sao các em làm quyết định đó. Để cho họ tham gia vào việc lập kế hoạch của các em sẽ cho phép họ hiểu các em tốt hơn.”
“Thành công ở đại học yêu cầu nhiều chuẩn bị vì việc học đại học là khác với trung học. Có nhiều tài liệu cần đọc và đa dạng môn học mà các em phải học. Không thành vấn đề các em sẽ vào đại học nào, các em sẽ rất bận rộn. Để thành công, các em cần có kĩ năng học tốt và quản lí thời gian của em tương ứng. Cho dù các em học tốt ở trung học, điều đó không đảm bảo rằng các em sẽ học tốt ở đại học vì lớp đại học có nhịp học nhanh, và nhiều thứ nữa để học khi so sánh với trung học. Các em phải được chuẩn bị để đưa vào nhiều thời gian và nỗ lực. Nếu các em tụt lại sau, các em phải tìm sự giúp đỡ ngay lập tức, bằng không sẽ quá trễ. Các em có thể tìm sự giúp đỡ từ các giáo sư hay trợ giảng. Thầy biết một số học sinh ưa thích hỏi bạn bè họ, có thể họ giúp được nhưng cũng có thể không giúp được. Nhưng các giáo sư và trợ giảng có đó để hỗ trợ cho các em, họ biết rõ tài liệu và thường biết những vấn đề nào học sinh thường gặp phải cho nên đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ trực tiếp từ họ.”
“Đại học KHÔNG chỉ dành cho học tập mà còn là thời gian dành cho các em trưởng thành. Điều quan trọng nhất của trưởng thành là nhận trách nhiệm. Vâng, các em chịu trách nhiệm về mọi thứ các em làm, và hành vi của các em ở đại học sẽ xác định ra các em trưởng thành thế nào. Nhớ rằng các em bao giờ cũng có chọn lựa khi làm quyết định, và các em phải nhận kết quả và sẵn lòng xử trí chúng. Các em đặt cho bản thân mình bao nhiêu thời gian để học? Đó là chọn lựa của các em. Các em muốn có bao nhiêu bạn? Đó là chọn lựa của các em. Các em muốn là bạn với ai? Đó là chọn lựa của các em nữa. Với mọi chọn lựa các em làm, sẽ có kết quả, tốt hay xấu, và việc làm quyết định đúng là tuỳ ở các em. Tất nhiên, các em sẽ phạm sai lầm nhưng chừng nào các em còn học từ chúng và không phạm phải nó lần nữa, các em đang học tốt. ĐỪNG sợ thất bại. Nhiều điều các em thử sẽ KHÔNG hoạt động, nhiều người các em thích có thể không thích các em. Điều đó KHÔNG phải là chỗ cuối của thế giới. Cứ đi tiếp và liên tục với việc học của các em và cuộc sống của các em.”
Nhớ lấy, đại học là thời gian mà các em chuẩn bị cho nghề nghiệp và cuộc sống của các em. Các em ở đó để học và trưởng thành khi mọi thứ khác có thể đợi. Các em cần kiên nhẫn và không vội vàng trong cái gì đó mà về sau các em có thể hối tiếc. Làm việc chăm chỉ như các em có thể làm được, và chừng nào các em còn đưa nỗ lực vào làm hết sức, các em sẽ thành công.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com