Thảo luận trong lớp

Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi thích bài viết của thầy về phương pháp "Học tích cực" nhưng làm sao tôi có thể khuyến khích sinh viên đọc trước khi lên lớp và học từ nó? Mặc dầu phương pháp này dường như đơn giản, nhưng tôi không biết làm sao áp dụng nó cho việc dạy của tôi? Xin thầy giúp đỡ.”

Đáp: Bạn cần giải thích rõ ràng về phương pháp học tích cực và mong đợi của bạn ở lúc bắt đầu lớp học. Bạn cũng cần giải thích về cách bạn cho sinh viên điểm trong lớp của bạn để cho họ biết rằng bằng việc tuân theo qui trình này, họ sẽ được điểm mong muốn. Chẳng hạn, 20% điểm dựa trên tham gia tích cực trong thảo luận trên lớp. Bạn cần để cho họ biết rằng họ đang học tri thức kĩ thuật bằng việc đọc và phát triển kĩ năng mềm bằng việc tham gia vào thảo luận trên lớp. Sinh viên sẽ tham gia nếu họ biết lí do và điều đó ích lợi cho họ thế nào.

Tài liệu đọc nên được đặt trên website của lớp hay trong sách giáo khoa được dùng, bạn phải nhận diện rõ ràng chương nào cần đọc trước từng buổi lên lớp. Sinh viên đọc điều được phân công, thế rồi chọn và mô tả một trong ba khía cạnh trên lớp (như, khái niệm, vấn đề, hay thông tin sự kiện v.v.) và họ phải giải thích chọn lựa của họ tại sao họ chọn nó trong thảo luận trên lớp. Lúc bắt đầu, bạn có thể bắt đầu bằng một số khái niệm đơn giản để làm cho sinh viên tham dự và quen thuộc với phương pháp học mới. Đừng làm tràn ngập họ bằng nhiều tài liệu đọc, giữ cho nó đơn giản để khuyến khích họ rồi tăng khối lượng đọc qua thời gian. Chẳng hạn, tôi thường để họ đọc về vòng đời phát triển phần mềm, đặc biệt mô hình thác đổ rồi chuyển sang các mô hình khác như gia tăng và xoáy ốc rồi để họ so sánh và làm tương phản sự khác biệt.

Sinh viên được khuyến khích nhận diện vấn đề trong việc đọc được phân công mà họ không hiểu và hỏi các câu hỏi trong thảo luận. Họ có thể thảo luận tóm tắt tại sao những vấn đề này là khó hay tại sao họ không hiểu chúng. Một số câu hỏi có thể được giải thích hay được trả lời bởi các sinh viên khác trong thảo luận vì các sinh viên khác có hiểu biết khác về bài đọc. Tất nhiên có những vấn đề mà phần lớn sinh viên có thể gặp khó khăn và biết phần nào của bài đọc là khó sẽ giúp cho thầy giáo dành nhiều thời gian hơn để giải thích chúng vì chúng phản ánh mức độ hiểu biết trong cả lớp. Thỉnh thoảng, sinh viên có thể hỏi những câu hỏi mà vượt ra ngoài phân công đọc. Trong trường hợp đó, câu hỏi phản ánh tính tò mò của sinh viên về chủ đề và làm lộ ra điều họ nghĩ là hệ quả của nội dung đọc. Những kiểu câu hỏi này sẽ cho phép thầy giáo biết sinh viên hiểu rõ đến đâu bài phân công đọc.

Tôi thường ngạc nhiên về tác động của hoạt động học này khi sinh viên tham gia đầy đủ và đam mê về chủ đề. Một khi thảo luận được thiết lập, bạn sẽ thấy nhiều sinh viên hơn tham gia vào; nhiều sinh viên hơn hỏi và trả lời các câu hỏi giữa bản thân họ. Đó là cách họ học một cách tích cực bằng việc tham gia và trao quyền riêng của họ. Thảo luận trên lớp là cách bạn đánh giá đáp ứng của họ và xác định mức độ suy nghĩ hay chiều sâu về tài liệu. Khi thảo luận trên lớp trở thành tình huống bình thường, tôi thường chia lớp thành các tổ nhỏ gồm ba tới năm sinh viên và thúc đẩy tranh cãi. Thay vì hỏi câu hỏi cho thảo luận, họ phân tích tình huống hay vấn đề và đưa ra lớp để tranh cãi. Tranh cãi trong lớp làm tăng mức độ học tích cực trong sinh viên và thúc đẩy hoạt động làm việc tổ nhiều hơn.

Tôi khuyến khích bạn thử kĩ thuật đơn giản này vì nó ích lợi cho việc học của sinh viên và là cách thực hành để khuyến khích họ đáp ứng tích cực cho việc học riêng của họ tại trường.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com