Kĩ năng cộng tác

Hệ thống giáo dục truyền thống khuyến khích ganh đua giữa các học sinh để chọn ra vài người giỏi nhất. Trong hệ thống này, học sinh thường học một mình, giữ kín điều họ biết cho bản thân họ, và không thảo luận với người khác vì họ sợ ai đó có thể giỏi hơn họ. Bất kì cộng tác hay chia sẻ thông tin nào đều có thể bị coi là gian lận. Ngày nay, quan niệm này là lỗi thời. Để thành công trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, học sinh phải phát triển kĩ năng cộng tác để cho họ có thể làm việc trong tổ một cách thành công.

Tuy nhiên, khuyến khích học sinh cộng tác là khó, đặc biệt ở các nước mà kĩ năng cộng tác vẫn còn mới. Khi tôi dạy ở châu Á, tôi thấy rằng mọi lúc tôi đề nghị học sinh làm việc trên một dự án nhỏ, họ thường chia công việc thành các nhiệm vụ nhỏ hơn nơi từng người trong họ làm việc độc lập và tích hợp các mảnh của họ lại với nhau ở phút cuối cùng. Tôi phải mất nhiều nỗ lực để làm cho họ làm việc cùng nhau nhưng sau khi tôi ra đi, phần lớn trong họ trở lại thói quen cũ của họ.

Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, phần lớn công việc đều được làm trong tổ vì không ai có thể làm việc một mình được nữa. Làm việc tổ là về chia sẻ ý kiến, trao đổi thông tin, phát triển giải pháp, thảo luận vấn đề, giúp cho người khác hướng tới mục đích chung. Nếu học sinh không được đào tạo trong cộng tác ở trường, họ sẽ gặp khó khăn khi đi làm. Một số người trở nên tách rời với tổ của họ vì họ không biết cách diễn đạt ý kiến, chia sẻ thông tin, hay tham gia vào trong phát triển giải pháp. Thái độ không hợp tác này bị những người khác coi là bất lực, không hữu ích và có thể dẫn tới việc họ bị loại khỏi tổ.

Vì phần lớn công việc tương lai sẽ được phân bố cho nhiều vị trí điều có nghĩa là tổ sẽ bao gồm nhiều người từ nhiều chỗ hay nhiều nước, các thành viên tổ phải biết cách trao đổi dùng cùng ngôn ngữ như tiếng Anh. Cho dù họ có thể không gặp nhau nhưng họ phải cộng tác với nhau mọi ngày. Trong thế giới được dẫn lái bằng công nghệ này, khả năng cộng tác và trao đổi là bản chất.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem