Sinh viên độc lập và đại học

Ngày nay trong nhiều nước, có vấn đề về thất nghiệp cao trong những người Tốt nghiệp đại học. Không có việc làm nghĩa là gia đình họ phải liên tục hỗ trợ cho họ trong nhiều năm sau tốt nghiệp. Vài tuần trước, một giáo sư kinh tế ở Anh đã giải thích tình huống này như việc thiếu hiểu biết về luật cung cầu. Ông ấy nói với báo chí rằng vì phần lớn sinh viên không đọc mấy về kinh tế và thị trường việc làm mà chỉ chú ý tới điều họ quan tâm. Kết quả là điều họ học có thể không phải là điều thị trường cần. Ông ấy kết luận rằng sinh viên cần đọc nhiều hơn về những thay đổi trong thị trường việc làm và có vài lĩnh vực có nhu cầu cao hứa hẹn việc làm tốt nhưng nhiều lĩnh vực đã bão hoà mà không có cơ hội nào.

Sau khi đọc bài báo này, tôi nghĩ kết luận của ông ấy là quá đơn giản không giải thích được vấn đề xã hội và văn hoá phức tạp. Tất nhiên, có những sinh viên có thể không chú ý tới các lĩnh vực học tập nhưng đó là thiểu số. Từ điều tôi đã quan sát, nhiều sinh viên chọn học cái gì dựa trên phần lớn là ảnh hưởng của gia đình họ. Có khác biệt giữa việc học của sinh viên để trở thành độc lập và điều họ học dựa trên mong đợi của bố mẹ họ. Tôi thường hỏi sinh viên của tôi về tại sao họ chọn Khoa học máy tính mà không là cái gì đó khác? Chỉ có một số nhỏ nói rằng họ muốn trở nên độc lập và Xây dựng nghề nghiệp riêng của họ. Đa số sinh viên giải thích rằng họ đi theo lời khuyên và mong đợi của bố mẹ họ vì họ dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của gia đình họ.

Ở các nước châu Á, giáo dục được coi là có giá trị cao nhưng với những lí do khác nhau. Trong một số trường hợp, cho con vào đại học có giá trị xã hội lớn. Đó là niềm tự hào của gia đình và bằng cấp được coi là cái gì đó có giá trị cho cả bố mẹ và con cái. Giá trị của việc có bằng đại học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một phần của văn hoá của họ. Tuy nhiên, không mấy các bố mẹ biết rằng thị trường việc làm đã thay đổi và bằng cấp không còn là đảm bảo cho bất kì cái gì. Nhưng nhiều bố mẹ vẫn tiếp tục thúc đẩy con cái họ thu lấy bằng cấp, bất kì bằng cấp nào thay vì khuyến khích họ phát triển kĩ năng được cần trong thị trường đang thay đổi nhanh chóng này. Một người mẹ có lần đã nói với tôi: “Tôi muốn con trai tôi là bác sĩ y tế hay ít nhất cũng là dược sĩ.” Tôi hỏi cô ấy: “Đó có phải là điều cháu muốn không?” Cô ấy nói: “Chẳng thành vấn đề nó muốn cái gì, đó là mong đợi của gia đình chúng tôi và là con trai tôi, nó sẽ phải làm điều đó.” Tôi giải thích: “Nhiều người muốn là bác sĩ y tế nhưng chỉ ít người sẽ đáp ứng được các phẩm chất nhưng có các phương án khác mà cháu có thể xem xét”. Cô ấy thậm chí không xem xét điều đó vì là bác sĩ y tế là nghề nghiệp danh giá nhất trong tâm trí cô ấy.

Vấn đề là nhiều sinh viên cũng không nghĩ gì mấy về việc có nghề nghiệp và trở nên độc lập vì họ đã được bố mẹ họ chăm sóc trong nhiều năm. Khi tôi hỏi một số sinh viên về nghề nghiệp tương lai của họ, nhiều người giải thích rằng họ muốn có được bằng cấp, có việc làm và có gia đình. Câu trả lời điển hình là: “Em muốn tốt nghiệp và có việc làm. Nhưng em không biết em sẽ có loại việc nào… hay em thực tế muốn làm cái gì … Em thậm chí không nghĩ về nó. Có thể bố mẹ em sẽ giúp”. Tất nhiên, phần lớn các bố mẹ đều muốn giúp con họ nhưng khả năng của họ biến thiên. Một số người có thể đảm đương được việc chu cấp cho con họ bằng nhiều thứ nhưng nhiều người có thể không có khả năng cho nên họ gặp khó khăn khi con họ vẫn còn phụ thuộc vào họ, ngay cả sau khi tốt nghiệp. Một số sinh viên nói với tôi rằng bố mẹ họ khuyên họ lấy bằng trước rồi mới nghĩ về các thứ khác sau.

Từ điều tôi đã quan sát, việc làm độc lập vẫn là vấn đề với nhiều sinh viên. Một sinh viên nói với tôi “Em không cần nghĩ mấy về tương lai vì bố mẹ em sẽ chăm nom em”. Tôi hỏi anh ta: “Em sẽ sớm tốt nghiệp và là người lớn, làm sao em có thể vẫn tin rằng bố mẹ em sẽ làm mọi thứ cho em?” Anh ta trả lời: “Bố mẹ em làm điều đó bởi vì họ đã tiết kiệm tiền cho tương lai của em trong thời gian dài.” Tôi hỏi: “Có thể bố mẹ em có thể giúp em bằng những thứ nào đó như hỗ trợ cho giáo dục của em, nhưng là một người lớn em có cân nhắc việc là con người riêng của em và một ngày nào đó em có thể chăm sóc họ không?” Anh ta nói: “Tất nhiên, đó là văn hoá của chúng em.” Tôi hỏi: “Nhưng cái gì sẽ xảy ra nếu em thậm chí không thể chăm sóc cho bản thân em, thế thì làm sao em có thể chăm sóc cho họ được?” Anh ta do dự: “Em thậm chí không nghĩ về điều đó.” Tôi hỏi: “Nếu em không nghĩ về điều đó bây giờ, khi nào em sẽ nghĩ?”

Tôi bảo sinh viên của tôi: “Là sinh viên đại học, các em phải nghĩ về nghề nghiệp của mình và có khả năng chăm sóc cho nhu cầu riêng của các em và nhận lấy trách nhiệm về những quyết định của các em trong khi xem xét tới người xung quanh và gia đình của các em. Điều đó nghĩa là các em cần chuẩn bị làm mọi thứ mà không phải chờ đợi sự hỗ trợ từ ai đó khác. Các em cần hội tụ vào việc là độc lập để làm mọi thứ mà các em muốn làm và chịu trách nhiệm về hành động riêng của mình, thay vì hội tụ vào điều các em được mong đợi làm. Các em phải nghĩ một cách nghiêm chỉnh về việc có khả năng chăm nom cho bản thân mình, và thu hẹp sự phụ thuộc vào bố mẹ các em. Các em phải nghĩ về nghề nghiệp riêng của mình mà các em kiểm soát thu nhập và chi tiêu. Cac em càng học để trở thành độc lập về tài chính, các em càng có thể ít bị căng thẳng trong cuộc sống vì các em kiểm soát được nhiều hơn cuộc sống riêng của mình. Mọi thứ đều bắt đầu với bản kế hoạch nghề nghiệp và điều các em muốn làm với tương lai và cuộc sống của các em và ngay cả các em không lập kế hoạch nó bây giờ, các em sẽ đi qua đại học và về sau trong toàn bộ cuộc sống của mình, các em sẽ sống mà không có phương hướng.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem