Học tích cực/3

Học tích cực/3

Trong lớp của tôi, tôi thường yêu cầu sinh viên đóng laptop của họ lại và tắt điện thoại thông minh trong bài giảng và thảo luận trên lớp. Tôi để cho sinh viên biết rằng mọi thứ tôi chiếu trên lớp là sẵn có trực tuyến mà họ có thể tải xuống trước khi lên lớp. Không cần ghi chép nhưng điều quan trọng với họ là chú ý và tham gia vào trong thảo luận. Tôi bảo họ rằng họ không thể nghe bài giảng và đồng thời nhận và gửi tin nhắn cho bạn gái hay bạn trai của họ trên điện thoại thông minh của họ. Tất nhiên sinh viên thường cãi rằng họ có thể nghe bài giảng và dùng laptop hay điện thoại thông minh đồng thời. Vì khó thuyết phục được họ do một số sinh viên tin rằng họ có thể làm cả hai việc được cho nên tuần trước, tôi cho lớp cái gì đó để chứng minh quan điểm của tôi.

Trong môn “Công nghệ và thị trường tương lai” của tôi, tôi cho phép nửa lớp bên phải nhận và gửi tin nhắn cho bạn bè họ hay dùng laptop để kiểm hay gửi email trong bài giảng nhưng bên trái phải tắt điện thoại và laptop. Sau bài giảng, tôi cho lớp bài kiểm tra 20 câu hỏi dựa trên bài giảng ngày đó. Kết quả là mọi sinh viên ngồi bên trái được điểm cao hơn nhiều với bài kiểm tra này. Sinh viên ở bên phải, những người thường gửi tin nhắn hay kiểm email chỉ có thể trả lời ít hơn một nửa các câu hỏi. Bây giờ cả lớp hiểu rằng họ không thể làm được nhiều thứ đồng thời. Họ càng dùng laptop hay điện thoại thông minh, họ càng ít học được gì. Sau trình diễn đơn giản này, không ai phàn nàn về qui tắc tắt các thiết bị trong lớp của tôi.

Ở đại học, qui tắc học tập là “Với một giờ trên lớp, sinh viên phải dành ra ít nhất hai tới ba giờ ngoài lớp để học và làm bài tập về nhà.” Với hầu hết sinh viên điều đó có nghĩa là 28 tới 32 giờ học một tuần. Nhưng sinh viên thực sự dành bao nhiêu giờ cho việc học trong tuần? Tôi thường hỏi các sinh viên: “Chúng ta hãy thực thà với nhau, các em có thực dành nhiều giờ để học không?” Câu trả lời hiển nhiên là “Không.” Sự kiện là phần lớn sinh viên chỉ dành quãng 10 giờ hay 15 giờ hay quãng một nửa điều họ cần học. Để khuyến khích sinh viên hội tụ nhiều hơn vào học tập, tôi thường hỏi các câu hỏi khi tôi gặp họ trong phòng hay ở sân trường: “Em đang học cái gì hôm nay?” hay “Em đang học gì về toán trong tuần này?” Tôi không hỏi họ về môn của tôi nhưng hỏi họ liệu họ có tập trung vào học cái gì đó không. Tôi thỉnh thoảng còn đùa: “Đừng nói với thầy là em không học gì đấy nhé.” Tất nhiên, một số sinh viên không thoải mái với loại câu hỏi đó nhưng cuối cùng, họ biết rằng tôi chăm nom và quan tâm tới họ cho nên nhiều người đổi thái độ. Họ bắt đầu kể cho tôi về những khó khăn của họ, vấn đề của họ và mối quan tâm của họ và bằng việc biết họ, tôi có thể cung cấp những lời khuyên hữu dụng. Sau từng bài kiểm tra hay sau thảo luận trên lớp, tôi thường hỏi: “Các em đã học được gì từ bài kiểm tra hôm nay mà các em sẽ nhớ trong một thời gian dài?” hay “Các em đã học được gì về thảo luận trên lớp hôm nay? Có cái gì mà các em vẫn cảm thấy không rõ ràng không? Bằng việc hỏi các câu hỏi, bạn biết điều sinh viên nghĩ, điều họ học, và điều họ không hiểu.

Trước từng bài kiểm tra, tôi thường có một phiên ôn tập nhưng thay vì nói qua tài liệu môn học, tôi yêu cầu sinh viên làm việc ôn tập. Tôi yêu cầu họ làm việc trong tổ để trả lời câu hỏi: “Cái gì sẽ có trong bài kiểm tra?” Tôi để họ đoán các câu hỏi rồi thảo luận câu trả lời với nhau. Sau đó, tôi gọi từng nhóm để trình bày cho lớp về điều họ nghĩ câu hỏi có thể sẽ là gì và câu trả lời nên là gì. Bằng việc phát sinh ra “những câu hỏi và câu trả lời có thể” của sinh viên trong lớp, phần lớn sinh viên sẽ học được nhiều hơn vì họ phải ôn lại mọi tài liệu để đoán các câu hỏi cũng như câu trả lời. Phương pháp “học tích cực” này buộc sinh viên phải học. Thay vì chờ đợi thụ động để thầy giáo làm bài ôn tập tài liệu môn học, họ phải chú ý và hội tụ vào việc học riêng của họ.

Khi tôi dùng phương pháp học tích cực này ở Trung Quốc, một số giáo sư hỏi: “Nó là gian lận sao? Sao lại cho sinh viên mọi câu hỏi và câu trả lời?” Tôi bảo họ: “Là thầy giáo, chúng ta biết câu hỏi nào cần hỏi và câu trả lời là gì cho nên tại sao làm ôn tập cho họ trước khi kiểm tra? Chính sinh viên mới cần học, cần thực hành và phát triển kĩ năng của họ. Việc của chúng ta là “tạo điều kiện cho việc học, không phải là cho họ câu trả lời để họ có thể ghi nhớ.” Sinh viên phải thảo luận với những người khác để tự họ tìm ra câu trả lời đúng và đây là chỗ việc học xảy ra. Câu trả lời được thầy giáo cho không phải là giúp đỡ vì sinh viên sẽ ghi nhớ nó. Câu trả lời mà sinh viên đi tới sau khi họ phân tích và thảo luận với nhau thực tế mới là “học thực” và đó là điều “học tích cực” là gì.”

Mỗi ngày, quãng 10 phút trước khi kết thúc lớp, tôi yêu cầu sinh viên ôn tập lại tài liệu môn học mà họ vừa học cùng người khác và nhận diện ba điểm quan trọng nhất rồi tôi ngẫu nhiên chọn một sinh viên lên tóm tắt điều đó cho cả lớp. Bằng việc làm điều này, tôi muốn chắc rằng sinh viên chú ý tới bài giảng của tôi và tài liệu môn học và họ phải diễn đạt điều họ đã học cho cả lớp. Điều này cũng sẽ cải tiến kĩ năng trình bày của họ vì không ai biết tôi sẽ gọi ai làm việc tóm tắt này. Tất nhiên, để khuyến khích họ, tôi sẽ cho điểm thưởng phụ cho sinh viên nếu họ có thể tóm tắt nội dung bản chất từ lớp. Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng họ thực sự thích kĩ thuật này vì họ học được nhiều trong từng buổi lên lớp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem