Tiến bộ công nghệ

Tiến bộ công nghệ

Vì chi phí lao động thấp, Trung Quốc đã hấp dẫn nhiều công ti chế tạo muốn giảm chi phí và tăng lợi nhuận để khoán ngoài công việc ở đó. Trong hơn ba mươi năm qua, Trung Quốc đã trở thành “trung tâm chế tạo” của thế giới với nhiều triệu việc làm mới được tạo ra cho người của họ. Ngày nay với tự động hoá và trí tuệ nhân tạo, nhiều công nhân Trung Quốc đang mất việc làm của họ, nền kinh tế đang chậm dần lại, nhưng chi phí sống tiếp tục nâng lên, thậm chí nhiều cơ xưởng đang đóng cửa.

Nhiều năm trước đây, khi nền kinh tế của nó bành trướng nhanh chóng với nhiều cơ hội hơn và lương cao hơn, nhiều người đã bỏ làng mạc để đi ra các thành phố lớn tìm việc. Ngày nay, khi nhiều cơ xưởng đang đóng cửa, công nhân đã quen với phong cách sống của thành phố từ chối trở về làng mạc của họ và tạo ra gánh nặng cho xã hội. Và đó không phải là trường hợp tồi tệ nhất, vì các cơ xưởng ở Trung Quốc bắt đầu “tự động hoá” để duy trì tính cạnh tranh với các nước khác, nhiều công nhân hơn sẽ mất việc làm của họ. Chẳng hạn, Foxconn, một trong những cơ xưởng điện tử lớn nhất ở Trung Quốc đang làm Apple iPhones nay được tự động hoá tất cả các dây chuyền lắp ráp bằng robots để giữ cho sản xuất của họ hiệu quả hơn và chi phí sản xuất của họ thấp hơn, điều có nghĩa là hàng trăm nghìn công nhân đang mất việc làm của họ và con số công nhân thất nghiệp đã đạt tới điểm găng.

Trong vài năm qua, việc mua robot công nghiệp của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo báo chí Trung Quốc, năm ngoái các nhà chế tạo Trung Quốc đã mua trên 67,000 robots, quãng một phần tư số bán toàn cầu nhưng nhu cầu đang cao hơn để gấp đôi lên số 150,000 robots hàng năm trong năm nay. Khi nhiều cơ xưởng bắt đầu tự động hoá, con số công nhân mất việc đang trở nên tồi tệ nhất, và biểu tình của công nhân đang tăng lên trong mọi thành phố. Báo chí Trung Quốc tường trình rằng con số công nhân cơ xưởng đạt tới con số cao nhất trong năm 2010 nhiều hơn 900 triệu, nhưng hiện thời nó đang tụt xuống ít hơn 800 triệu; điều đó có nghĩa là xấp xỉ 100 triệu công nhân không có việc làm. Một nhà kinh tế than: “Không nước nào có thể sống sót với 100 triệu công nhân không có việc làm. Ngay cả trong một nước với trên một tỉ người, đây là cuộc khủng hoảng đang đợi bùng nổ.” Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng thất nghiệp trong năm 2017 sẽ gấp ba mức năm 2016 khi việc yếu đi của nền kinh tế, điều làm mất ổn định xã hội, phá vỡ cuộc sống của mọi người và công nhân cơ xưởng đã phải chịu đựng, có thể đối diện với thời gian gay go hơn.

Với nhiều triệu công nhân đã mất việc làm của họ và nhiều người nữa sẽ sớm mất việc làm, mọi người bắt đầu hỏi: “Làm sao chúng ta có thể tránh được cuộc khủng hoảng này?” Giải pháp logic là cải tiến hệ thống giáo dục bằng việc hội tụ nhiều hơn vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) để tạo ra nhiều việc làm công nghệ hơn và vẫn còn tính cạnh tranh. Hè năm ngoái khi dạy ở Trung Quốc, một người quản trị đại học đã nói với tôi: “Bây giờ tôi hiểu tại sao giáo dục STEM là chính sách then chốt của chính quyền Obama. Họ có viễn kiến và có khả năng nhìn xa hơn nhiều vào trong tương lai khi chúng tôi chỉ nhìn vào lợi ích ngắn hạn của việc khoán ngoài chế tạo. Với lãnh đạo của Obama, Mĩ sẽ có hơn 100,000 thầy giáo STEM mới trước năm 2020. Đồng thời, các đại học của họ sẽ có khả năng tạo ra trên 100,000 kĩ sư và nhà khoa học mỗi năm. Ngày nay, nhiều trường trung học của họ đã có lớp khoa học máy tính như các môn được yêu cầu trong khi sinh viên của chúng tôi không học lập trình mãi tới năm thứ hai trong đại học.” Tôi bảo ông ấy: “Không bao giờ quá trễ cho thay đổi, là người lãnh đạo đại học ông có thể làm tốt hơn điều đó. Tại sao không bắt đầu với nhiều môn học STEM hơn và đào tạo nhiều giáo viên STEM hơn?”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com