Giáo dục STEM

Theo một báo cáo toàn cầu, nhiều công ti sẽ gặp khó khăn khi thuê công nhân có kĩ năng công nghệ trong năm năm tới vì có nhu cầu cao hơn trong thị trường việc làm, vượt xa cung cấp hiện thời. Một số khu vực như tài chính, ngân hàng và chăm sóc sức khoẻ thường chậm chấp nhận công nghệ nhưng bây giờ bắt đầu tăng tốc việc tự động hoá của họ để cải tiến lợi nhuận và thuê nhiều công nhân có kĩ năng CNTT hơn. Báo cáo này cảnh báo rằng kẽ hở kĩ năng công nghệ là yếu tố duy nhất có thể làm chậm lại việc phục hồi nền kinh tế toàn cầu và những nước không thể giải quyết được vấn đề này sẽ không có khả năng phục hồi trong thế giới cạnh tranh toàn cầu này. Tác giả viết: “Để cải tiến nền kinh tế, các chính phủ phải ban hành chính sách để gióng thẳng giáo dục của nước họ với nghề nghiệp công nghệ để lấp vào những việc làm có nhu cầu cao này. Có ưu tiên cao về giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) là tuyệt đối cần thiết.”

Báo cáo này để lộ rằng có trên 4 triệu việc làm công nghệ mới trong thị trường toàn cầu mà không thể được lấp đầy và con số đó có thể tăng lên tới 12 triệu người trong năm năm tới. Ngay cả các nước có dân số đông như Ấn Độ và Trung Quốc cũng có thiếu hụt người có kĩ năng công nghệ. Một quan chức chính phủ Ấn Độ giải thích: “Chúng tôi không thể phát triển công nhân CNTT đủ nhanh cho riêng nước chúng tôi. Nhiều công nhân có kĩ năng cao đang bỏ đi để kiếm việc tốt hơn ở Mĩ và châu Âu và chúng tôi đang thua trong trận chiến “chảy não” này.

Mặc cho tất cả những bằng chứng hiển hiên thuận lợi, việc ghi danh của sinh viên vào trong lĩnh vực STEM vẫn bị giới hạn vào vài người. Vậy tại sao nhiều sinh viên không biết về triển vọng có việc làm tốt và nghề nghiệp phát đạt? Mùa hè năm ngoái khi tôi ở châu Âu, tôi thấy nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp đi làm trong các nhà hàng và khách sạn cho nên tôi hỏi họ: “Bạn có biết đang có thiếu hụt công nhân công nghệ ở nước bạn không và có nhiều việc làm đang mở ra?” Với sự ngạc nhiên của tôi, họ trả lời: “Chúng em có biết điều đó nhưng chúng em không thể học được khoa học và công nghệ vì nó rất khó.” Quan niệm rằng các lĩnh vực STEM là khó đã ngăn cản nhiều thanh niên đi vào các nghề nghiệp được trả lương hậu này vì họ không có hướng dẫn và hỗ trợ đúng. Một sinh viên rửa bát đĩa trong nhà hàng nói với tôi: “Em không giỏi toán mấy. Em bị điểm thấp ở trung học cho nên em đã chọn quản trị kinh doanh trong đại học vì nó dễ hơn. Tuy nhiên do cuộc khủng hoảng tài chính, người tốt nghiệp kinh doanh không thể tìm ra việc làm cho nên em phải làm việc trong cái gì đó mà không liên quan gì tới giáo dục của em.”

Khi tôi nhắc điều này cho một giáo sư, ông ấy giải thích: “Chính sự kiện là sinh viên không giỏi toán và khoa học ở trung học thì không nên học STEM.” Tôi hỏi ông ấy: “Tại sao toán trở thành yếu tố ngăn cản sinh viên học các lĩnh vực STEM? Có môn học phụ đạo nào về toán giúp họ xây dựng lại những kĩ năng này không?” Ông ấy lắc đầu: “Nếu họ không giỏi toán, chúng tôi gợi ý rằng họ chọn cái gì đó khác ở đại học thay vì STEM.” Thầy giáo khác giải thích thêm: “Hệ thống giáo dục châu Âu chia sinh viên thành những phân loại nào đó trong trường trung học tuỳ thuộc vào họ học giỏi thế nào trong các môn học nào đó. Nếu họ không giỏi toán, chúng tôi đặt họ vào khoa học tự nhiên. Nếu họ không giỏi về khoa học tự nhiên thì chúng tôi đặt họ vào văn học và khoa học xã hội. Những sinh viên học STEM ở đại học thường rất giỏi toán và khoa học, trong khi những người khác có thể vào đại học như một phân loại chung với tri thức rộng về mọi thứ để cho họ có thể theo đuổi bất kì nghề nghiệp nào khớp với họ.”

Tôi ngạc nhiên bởi vì phân loại học sinh sớm ở trung học là một khái niệm quay về thời thế kỉ 17 ở châu Âu. Nó phân chia học sinh thành các loại để đặt họ vào các đại học thích hợp vì vào thời đó chỉ có vài đại học và từng đại học hội tụ vào những môn học giới hạn. Ngày nay có hàng nghìn đại học; phần lớn có hàng trăm lĩnh vực học tập cho nên khái niệm này là lỗi thời. Giới hạn việc học của học sinh dựa trên hiệu năng ở trường trung học đã không tính tới việc học sinh có thể vượt qua những nhược điểm của họ và học tốt trong bất kì cái gì họ quan tâm. Ngay cả những học sinh không có nền tảng tốt ở trung học nhưng có hỗ trợ đúng họ vẫn có thể học tốt ở đại học. Hệ thống cổ xưa này không cho học sinh cơ hội thứ hai bằng việc tạo là “bộ lọc toán học và khoa học” với các lớp khó về toán và khoa học để loại bớt học sinh trước khi họ vào đại học. Điều đó cũng làm cho học sinh sợ khoa học và toán học và giới hạn họ theo đuổi nghề tốt trong thời đại công nghệ này. Tôi bảo họ rằng không có phân loại như vậy ở Mĩ vì học sinh có thể chọn bất kì lĩnh vực nào họ quan tâm khi họ vào đại học. Nếu họ học STEM, họ sẽ nhận được nhiều hỗ trợ để giúp họ thành công. Bạn tôi than: “Chúng tôi không có những hỗ trợ như vậy; chúng tôi đã từng đi theo hệ thống này trong hàng trăm năm, không ai đã bao giờ hỏi tại sao? Chúng tôi chỉ đi theo truyền thống.”

Ngay cả ngày nay, nhiều học sinh không có đủ thông tin để chọn các lĩnh vực học tập đúng ở đại học. Một số vào đại học mà không có hướng dẫn đúng về lập kế hoạch nghề nghiệp. Nhiều học sinh và phụ huynh của họ vẫn tin rằng các lĩnh vực STEM yêu cầu làm việc vất vả và tài năng đặc biệt mà có thể không phù hợp tốt với họ. Một người mẹ có lần nói với tôi rằng bà ấy không muốn con mình làm việc cả ngày trước máy tính vì bà ấy thấy làm việc máy tính giống như chơi trò chơi video. Nhiều phụ huynh khuyên con cái họ theo đuổi lĩnh vực học tập dựa trên kinh nghiệm quá khứ của họ. Một người bố có lần bảo tôi rằng khi ông ấy còn trẻ, vào trường y là mơ ước của ông ấy. Mặc dầu ông ấy đã không vào, ông ấy vẫn muốn con mình học y bất kể tới mối quan tâm hay khả năng của chúng. Vì hỗ trợ và khuyến khích của bố mẹ là nhân tối gây ảnh hưởng nhất tới giáo dục của con cái, điều quan trọng là bắt đầu với chúng về giáo dục STEM và thị trường việc làm thay đổi bằng việc cung cấp cho chúng thông tin đúng. Vấn đề khác mà tôi đã quan sát ở một số nước là các môn Khoa học và Công nghệ của họ đã được xây dựng từ nhiều năm trước hội tụ phần lớn vào lí thuyết mà không đủ thực hành để đáp ứng với công việc ngày nay. Những môn này không khuyến khích học sinh quan tâm tới các lĩnh vực STEM vì thiếu những thầy giáo có phẩm chất và sách giáo khoa v.v. Có những môn học máy tính cho học sinh ấn tượng rằng công nghệ nghĩa là khả năng làm tính toán cơ bản và duyệt Internet hay giáo dục STEM chủ yếu là công việc phòng thí nghiệm nhiều và các phương pháp khoa học là rất khó.

Đề cập tới những quan niệm sai này, chúng ta cần hội tụ vào giáo dục STEM cho học sinh ở mọi cấp, từ tiểu học tới đại học. Chúng ta cần phát triển nhiều thầy giáo quan tâm tới các lĩnh vực STEM. Bản chất của giáo dục STEM tốt nên bắt đầu bằng việc chuẩn bị các thầy giáo STEM từ tiểu học tới đại học. Để làm tăng mối quan tâm của học sinh vào các nghề STEM, việc đào tạo các thầy STEM nên là ưu tiên cao nhất. Chỉ với những thầy giáo được đào tạo tốt và được trả lương tốt, chúng ta mới có thể cải tiến hệ thống giáo dục để phát triển số đông những người tốt nghiệp đại học trong các lĩnh vực STEM, người sẽ đóng góp cho nền kinh tế. Trong thời đại thông tin này nơi tri thức và kĩ năng là tài sản chính vào mọi doanh nghiệp đang trở thành doanh nghiệp toàn cầu, chúng ta cần có lực lượng lao động được giáo dục tốt. Để động viên học sinh học các lĩnh vực STEM, một số các bước ở nhiều mức trường nên được lấy và giám sát chặt chẽ. Học sinh, thầy giáo và người quản trị nhà trường ở mọi mức nên hiểu rằng các nghề nghiệp STEM yêu cầu làm việc chăm chỉ trong chuẩn bị. Những học sinh muốn học STEM ở trường trung học nên có hỗ trợ và hướng dẫn về các môn trong khoa học và toán học để chắc rằng họ có thể thành công ở đại học.

Quan trọng nhất, phụ huynh, thầy giáo và người quản trị nhà trường nên làm tăng ảnh hưởng của họ hướng tới các nghề STEM. Họ cần nhiều thông tin về nhu cầu về khoa học và công nghệ trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này; họ nên biết nhiều hơn về các nghề STEM và các cơ hội toàn cầu để khuyên tốt hơn cho sinh viên về những môn học nào đó được cần để theo đuổi nghề nghiệp trong các lĩnh vực STEM v.v. Thành công trong các lĩnh vực STEM yêu cầu cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm như khả năng tổ chức và suy nghĩ logic, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, kĩ năng trao đổi và khả năng làm việc trong tổ. Để khuyến khích sinh viên phát triển nền tảng toán học và khoa học mạnh, chúng ta nên loại bỏ nỗi sợ toán và khoa học bằng các hoạt động môn học hội tụ vào các kĩ năng giải quyết vấn đề hơn là các lí thuyết trừu tượng làm nản lòng sinh viên. Tôi tin giáo dục STEM nên được coi là có ưu tiên cao nhất trong hệ thống giáo dục hiện thời, và bằng việc có chuẩn bị có nghĩa ở mọi mức, chúng ta có thể đáp ứng cho nhu cầu có lực lượng lao động mạnh trong một nước được dẫn lái bởi công nghệ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com