Lời khuyên cho người bạn

Một người bạn cũ gọi điện cho tôi đêm hôm qua hỏi lời khuyên. Anh ấy mới bắt đầu công ty phần mềm của mình sau khi làm việc như người quản lí cho một công ty lớn trong nhiều năm. Sau đây là điều tôi đã viết cho anh ấy.

“Có khác biệt giữa người quản lí và người lãnh đạo. Là người chủ công ti, bạn phải là người lãnh đạo chứ không là người quản lí. Bạn có thể thuê người quản lí làm việc cho bạn nhưng bạn phải cung cấp sự lãnh đạo. Việc của người quản lí là quản lí, kiểm soát và duy trì mọi thứ tương ứng với chiều hướng của người lãnh đạo. Việc của người lãnh đạo là tổ chức công việc, phân người đúng cho nhiệm vụ cần thiết, điều phối kết quả, và đảm bảo việc được thực hiện như đã lập kế hoạch. Hội tụ chính của người quản lí là tính hiệu quả, kĩ năng và kết quả.

Là người chủ công ty và là người lãnh đạo, bạn phải có viễn kiến và mục đích cho công ty của bạn. Viễn kiến phải là cái gì đó rõ ràng và thuyết phục để cho mọi người sẽ muốn làm việc cho công ty bạn? Đây không phải đơn giản như tôi thuê anh và anh có việc. Ngày nay công nhân có chọn lựa và họ làm chọn lựa của mình cẩn thận. Viễn kiến nên là cái gì đó trong dài hạn và không phải là cái gì đó mà mọi người đều biết. Ta hãy nhìn vào viễn kiến của Steve Jobs khi ông ấy tạo ra Apple Computer bốn mươi năm trước: “Đưa máy tính vào mọi hộ gia đình trên thế giới.” Vào lúc đó, toàn thế giới có lẽ có một nghìn máy tính lớn và có lẽ mười nghìn nhà khoa học máy tính biết cách lập trình. Ông Jobs nghĩ lớn, nghĩ xa trước và đó là lí do tại sao nhiều người kĩ thuật thích viễn kiến của ông ấy, theo chiều hướng của ông ấy và làm việc cho Apple và làm cho viễn kiến của ông ấy trở thành thực tại.

Để người lãnh đạo vận hành, bạn phải có khả năng lãnh đạo. Việc lãnh đạo không phải là về thành lập công ty hay doanh nghiệp mà nó là về việc làm cho mọi người đi theo chiều hướng mà bạn đặt ra. Có viễn kiến là về chiều hướng nhưng có kĩ năng lãnh đạo là về khuyến khích. Khi ông ấy cần người quản lí tốt, Steve Jobs tìm tới John Sculley, người quản lí giỏi nhất của Pepsi Cola và bảo ông ấy: “Làm sao một người tài năng như anh lại phí thời gian đi bán nước đường và kẹo ngọt cho trẻ con khi anh có thể làm việc cho tôi và cùng nhau chúng ta có thể thay đổi thế giới.” Thông điệp tương tự đã được cho khi Apple phát triển máy tính McIntosh (Mac). Steve Jobs ra lệnh quảng cáo chiếu cảnh một thiếu nữ ném chiếc búa và phá huỷ màn hình TV lớn đầy ảnh những người làm việc trong xưởng máy. Thông điệp then chốt: “Chúng ta đang trong thời đại thông tin, không còn trong thời đại công nghiệp nữa.” Điều đó làm cho mọi người kích động, nó làm cho mọi người nhận ra về thời đại thông tin và giúp tuyển mộ những người giỏi nhất, người kĩ thuật tài năng nhất làm việc cho Apple.

Tất nhiên, bạn có thể có viễn kiến lớn và là người lãnh đạo lớn, nhưng nếu công ty của bạn đi theo chiều hướng sai thì bạn có thể nộp đơn xin phá sản sớm. Về căn bản, bạn có thể cứ đi theo chiều hướng đối lập với thị trường. Bằng việc đầu tư mọi tiền bạc và của cải vào cái gì đó thị trường không muốn, đấy không phải là chiến lược tốt. Đây là chỗ nhiều công ty đã thất bại, họ thất bại vì họ hội tụ vào việc làm tiền và mở rộng trước khi họ hình dung ra chiều hướng đúng.

Năm ngoái, khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã được mời tới thăm nhiều công viên công nghệ cao. Đường xa lộ dẫn tới công viên là mới và hiện đại. Công viên có nhiều toà nhà lớn và nhiều trang thiết bị máy tính. Người quản lí bảo tôi rằng họ mong đợi các công ty nước ngoài chuyển đến và tạo ra nhiều việc làm cho dân địa phương. Họ tin rằng đường xa lộ, tốt nhất, kết cấu nền tốt nhất và tiện nghi tốt nhất là các yếu tố đem tới đầu tư nước ngoài. Họ đã không đầu tư vào chương trình đào tạo cho công nhân của họ. Khi tôi tới thăm các đại học của họ, họ vẫn dạy từ các sách giáo khoa được viết từ mười, mười lăm năm trước và phần lớn các sinh viên không nói tiếng Anh. Với tôi dường như là những người lãnh đạo của họ đã không nắm được sự kiện đúng trước khi họ ra quyết định. Khi tôi giải thích về điều quan trọng nhất không phải là toà nhà, không phải là kết cấu nền mà là kĩ năng công nghệ, phần lớn trong họ đều ngạc nhiên. Tôi dẫn sự kiện là Ấn Độ đã không có công viên công nghệ lớn, đã không có kết cấu nền lớn, vận tải là kém với tắc nghẽn giao thông nhưng họ có công nhân có kĩ năng cao những người có thể nói được tiếng Anh.

Vấn đề ngày nay là với toàn cầu hoá, mọi sự thay đổi rất nhanh. Người lãnh đạo giỏi phải giám sát thị trường, hiểu xu hướng thị trường, đánh giá cơ hội rồi ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế thay vì suy nghĩ mong ước. Ngày nay công nghệ là dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế, khu vực duy nhất thường xuyên tăng trưởng nhanh hơn bất kì cái gì khác. Phần mềm là kinh doanh sinh lời nhất. Bằng việc đầu tư vào phần mềm, bạn đang làm điều đúng nhưng điều quan trọng là hiểu rằng là người chủ công ti, bạn là người lãnh đạo, người phát kiến, phải có cảnh quan dài hạn. Bạn nên nhìn xa hơn vào chân trời và tự hỏi mình: “Cái gì trong đó dành cho tôi, cho công ty của tôi, và cho công nhân của tôi.” Bạn phải nhìn vào công nhân của bạn, không phân công cho họ nhiệm vụ, mà xác định cho họ mục đích, chủ định. Bạn phải tổ chức công nhân của bạn, không để làm cực đại hiệu quả, mà để phát triển kĩ năng của họ, tài năng của họ và gây hứng khởi kết quả. Xin nhớ cho rằng trong khu vực công nghệ và phần mềm, những người này là "công nhân tri thức”. Họ có tri thức và kĩ năng cho nên bạn không "quản lí họ" mà "lãnh đạo họ, chỉ đạo họ" để cho họ có thể có năng suất, phát kiến. Đó là cách duy nhất làm cho công ty mới của bạn thành công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com