Kĩ năng kĩ thuật là không đủ

Trong khi kĩ năng kĩ thuật của bạn có thể cho bạn việc làm nhưng kĩ năng mềm của bạn sẽ làm thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Đạo đức công việc của bạn, Thái độ tích cực của bạn, kĩ năng trao đổi của bạn, kĩ năng giải quyết vấn đề của bạn, Kĩ năng tương tác của bạn, Kĩ năng làm việc tổ của bạn và Kĩ năng lãnh đạo của bạn là những kĩ năng mềm vốn là điều bản chất cho thành công nghề nghiệp của bạn. Nhiều người phát triển phần mềm thường tự hỏi tại sao sau nhiều năm làm việc họ vẫn ở một chức vụ khi những người khác chuyển sang chức vụ tốt hơn. Câu trả lời có lẽ là ở chỗ họ có kĩ năng mềm tốt hơn bên cạnh kĩ năng kĩ thuật của họ.

Ngày nay các công ty trông đợi sinh viên có cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm khi họ tốt nghiệp. Vấn đề là ít sinh viên nhận biết về kĩ năng mềm, một số người thậm chí còn không biết chúng là gì. Đó là lí do tại sao nhiều người có khó khăn khi xin việc hay trong phỏng vấn việc làm. Sinh viên thường hỏi: “Em học những kĩ năng này ở đâu? Tại sao trường của em không dạy chúng? Em không biết rằng một số kĩ năng mềm có sẵn trong chương trình đào tạo nhưng đôi khi các giáo sư không giải thích chúng một cách rõ ràng." Kĩ năng mềm cũng có thể được dạy nếu sinh viên nhận biết về chúng và nỗ lực tự học chúng. Kĩ năng mềm cũng thường được nhắc tới trong các sách, đặc biệt trong sách "tự hoàn thiện" như "Cách thu phục bạn bè và ảnh hưởng tới mọi người" của Dale Carnegie. Tôi biết rằng ngày nay, sinh viên không thích đọc sách nhưng nếu có một cuốn sách mà họ nên đọc tôi nghĩ sách của Dale Carnegie nên là cuốn đó.

Ngày nay chỗ làm việc là môi trường động nơi mọi người từ đa dạng nền tảng và kĩ năng tới làm việc cùng nhau. Kĩ năng lắng nghe, trình bày ý tưởng, giải quyết xung đột, và thúc đẩy môi trường làm việc cởi mở và trung thực tuỳ thuộc vào cách mọi người xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhau. Chính những mối quan hệ đó cho phép mọi người tham gia vào các dự án tổ, cộng tác với nhau và làm việc hướng tới mục đích chung. Nếu bạn có kĩ năng kĩ thuật tốt nhưng không có kĩ năng mềm, bạn sẽ gặp khó khăn vì bạn sẽ không có khả năng dùng tri thức chuyên gia kĩ thuật của bạn đạt tới ưu thế đầy đủ. Nếu bạn không thể có được ưu thế tối đa về sức mạnh tri thức của bạn, thế thì bạn nên kiểm điểm lại kĩ năng trao đổi và kĩ năng liên con người của bạn. Bạn nên tự hỏi mình về vai trò của bạn (Mình làm gì?), trách nhiệm của bạn (Tính đảm nhiệm cá nhân của mình là gì), thái độ với công việc tổ của bạn (Làm sao tôi cộng tác với tổ của tôi và làm sao tôi giải quyết xung đột với các thành viên khác?), mức độ trao đổi của bạn (Mình thường chia sẻ thông tin và tương tác với thành viên tổ thế nào?) và sự giúp đỡ của bạn (Mình giúp đỡ và hỗ trợ người khác thế nào?).

Bạn càng nghĩ nhiều về những điều này bạn càng biết rõ hơn về kĩ năng mềm của bạn. Bằng việc biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn, bạn có thể phát triển hay cải tiến kĩ năng của bạn tới tiềm năng đầy đủ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thái độ của bạn khi bạn tương tác với người dùng, khách hàng, thành viên tổ, người quản lí, và những người khác. Một số sinh viên hỏi tôi: “Chúng em sống trong thế giới cạnh tranh, nếu em giúp người khác thì họ có thể tiến lên hơn em. Điều gì xảy ra nếu em chia sẻ thông tin của em với họ nhưng họ không chia sẻ cái gì với em?"

Câu trả lời của tôi là: “Bạn không nên lo nghĩ quá nhiều về ai đó có thể đi trước bạn. Chỉ những người có tri thức mới có thể chia sẻ tri thức của họ. Những người che giấu các thứ với thành viên tổ thường rất không an ninh và sợ sệt, bởi vì bên trong họ, họ chẳng có gì gì mấy để chia sẻ. Giúp người khác là quan trọng vì tất cả các bạn làm việc trong cùng dự án, và bạn muốn dự án của bạn thành công. Nếu bạn giúp ai đó, không có động cơ nào khác hơn là thấy họ qua được vấn đề của họ, bạn sẽ hiểu câu "sống là giúp" vì điều đó sẽ làm giầu cho cuộc sống của bạn. Không cái gì cho sự thoả mãn tốt hơn, có nghĩa và hạnh phúc hơn là giúp đỡ chân thành cho người khác và thấy tác động nó gây ra trên kiếp sống của họ. Ngày nay nhiều người bị mù bởi tham vọng, họ muốn đi lên trước, để thành công chỉ bởi chính họ. Tuy nhiên, phần lớn trong họ sẽ không đi xa trong nghề của họ vì không có kĩ năng tổ, họ sẽ không thành công. Cuối cùng tổ sẽ nhận ra thái độ xấu đó và cái vị kỉ đó và họ sẽ phải hành động như thải bỏ người đó khỏi tổ. Tổ không thể thành công nếu thành viên của no không chơi theo luật hay không làm việc cùng nhau. Đó là lí do tại sao nhiều dự án phần mềm thất bại. Chúng ta hãy hình dung kịch bản rằng một người phát triển làm việc trên vài dự án và tất cả chúng đều thất bại. Người đó học được kinh nghiệm gì từ điều đó? Những người làm việc trong các dự án thất bại có thể mang theo họ thái độ thất bại và có lẽ không học được gì cả. Họ sẽ tiếp tục làm việc với thái độ vị kỉ đó và bao giờ cũng giữ mọi thứ cho họ vì họ muốn là anh hùng, "anh hùng duy nhất". Bạn nghĩ kiểu người đó sẽ sống sót được bao lâu trong công nghiệp nơi làm việc tổ là mấu chốt? Việc giúp đỡ lớn bao nhiêu hay nhỏ bao nhiêu không quan trọng, khi bạn giúp người khác và đóng góp cho tổ điều tốt nhất bạn có thể làm được, bạn sẽ có được sự thừa nhận, sớm hay muộn. Giúp đỡ là đường hai chiều. Bạn giúp người khác và nhận giúp đỡ từ người khác nữa. Không ai biết được mọi thứ cho nên cho phép người khác giúp bạn đi, cũng hệt như bạn muốn người khác để cho bạn giúp họ.

Là người phát triển phần mềm, bạn cần biết rằng kĩ năng kĩ thuật là không đủ tốt. Bạn cần kĩ năng mềm Bạn cần kĩ năng mềm giúp được cho các thành viên tổ trao đổi và cộng tác một cách hiệu quả.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com