Kĩ năng giải quyết vấn đề

Một trong những kĩ năng mềm mà các công ty coi là rất quan trọng khi thuê người tốt nghiệp đại học là giải quyết vấn đề. Trong phỏng vấn việc làm, sinh viên thường được cho những vấn đề để giải quyết để xác định họ tốt mức nào trước khi họ được thuê. Vì tình huống này, sinh viên thường hỏi: “Tôi học kĩ năng này ở đâu?”

Kĩ năng giải quyết vấn đề thường được dạy trong các lớp khoa học và toán học nhưng một số sinh viên không nhận ra điều đó. Khi họ được trao cho một lí thuyết để chứng minh hay bài toán toán học để giải, họ đang học về giải quyết vấn đề. Về căn bản, giải quyết vấn đề bao gồm năm bước: Nhận diện vấn đề (Vấn đề là gì?); thu thập thông tin và phân tích vấn đề (Tôi có thông tin gì?); phát sinh giải pháp tiềm năng (Tôi có thể giải nó bằng bao nhiêu cách?); lựa chọn và kiểm thử giải pháp (Giải pháp nào là tốt nhất và làm sao tôi kiểm thử được nó?); và đánh giá kết quả (Tôi đã giải được nó chưa? Giải pháp tốt thế nào?).

Vấn đề chung trong các sinh viên là họ có xu hướng giải vấn đề ngay lập tức thay vì phân tích mọi phương án. Họ cần biết rằng có vài giải pháp và họ cần phân tích tất cả chúng trước khi lựa chọn giải pháp tốt nhất. Tôi khuyến cáo sinh viên dùng kĩ thuật “Flowcharting” (lưu đồ) khi học giải quyết vấn đề. Flowchart là bản đồ hay biểu đồ chỉ ra mọi bước trong quá trình. Nó giúp sinh viên hiểu qui trình và đảm bảo chắc mọi bước trong qui trình đều được đề cập tới. Khi đối diện với nhiều tuỳ chọn, sinh viên nên dùng kĩ thuật “Decision Matrixma trận quyết định". Một Decision Matrix bao gồm hai cột, các tuỳ chọn được liệt kê ở cột bên trái và tiêu chí lựa chọn được liệt kê ở hàng trên cùng của cột bên phải. Từng tuỳ chọn đều được phân hạng theo tiêu chí lựa chọn để đi tới quyết định logic tốt nhất.

Giải quyết vấn đề thường được gắn với kĩ năng trao đổilàm việc tổ bởi vì trong một công ti, công nhân không giải quyết vấn đề một mình mà làm nó trong tổ. Chìa khoá cho giải quyết vấn đề hiệu quả và ra quyết định là đi qua qui trình một cách hệ thống. Trong cuộc họp tổ, người lãnh đạo tổ nên hỏi câu hỏi “Vấn đề đích xác là gì?” Bằng việc để cho các thành viên tổ tham gia vào nhận diện vấn đề, điều đó sẽ giúp mọi người hiểu nó rõ ràng và tránh được bất kì lẫn lộn nào về sau. Điều quan trọng đối với người lãnh đạo tổ là hội tụ vào tương lai bằng việc hỏi câu hỏi “Chúng ta đi đâu từ đây?” hay “Giải pháp của chúng ta là gì.” Lí do là nhiều tổ thường phạm sai lầm bằng việc hội tụ vào quá khứ về điều đã xảy ra và ai đáng trách, thay vì hội tụ vào giải quyết vấn đề. Bằng việc nhìn lại thay vì nhìn tới, cuộc họp có thể kết thúc một cách tiêu cực thay vì có năng suất.

Tôi thường nhắc nhở sinh viên rằng giải quyết vấn đề KHÔNG phải là phân tích nguyên nhân, điều hội tụ vào nhìn lại để tìm ra nguyên nhân. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề là hội tụ vào việc sửa các thứ và đi lên trước. Tổ phải dùng mọi nỗ lực để nói về giải pháp thay vì vấn đề. Người lãnh đạo tổ phải giữ sự chú ý của các thành viên tổ và điều có thể được thực hiện thay vì điều đã xảy ra. Bất kì cái gì về ai đã tạo ra vấn đề hay ai phạm sai lầm nên được tránh vì nó có xu hướng ngăn cản tính sáng tạo của tổ. Tổ càng nghĩ về giải pháp, mọi người sẽ càng sáng tạo hơn và họ sẽ đi tới các ý tưởng hay hơn. Khi các thành viên tổ thực hành giải quyết vấn đề cùng nhau, thái độ tinh thần của họ thay đổi từ nhận thông tin thụ động sang người tham gia vào sáng tạo giải pháp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem