Hệ thống giáo dục mới/2

Hệ thống giáo dục mới phần 2

Với một số người, Môn học trực tuyến mở cho đại chúng - Massive Open Online Courses (MOOCs) là cuộc "cách mạng" trong giáo dục đại học mà có thế phá vỡ giáo dục truyền thống. Mặc dầu các môn học trực tuyến đã có từ nhiều năm nhưng mãi tới năm 2011 khi Sebastian Thrun và Peter Norvig của đại học Stanford University đưa ra các môn học trực tuyến trong Học máy (trí tuệ nhân tạo) với 160,000 sinh viên ghi danh, toàn thể hệ thống giáo dục bị rung chuyển.

Nó bắt đầu với tin đồn rằng Google cần công nhân có kĩ năng trong Học máy (Trí tuệ nhân tạo) nhưng không thể tìm được đủ người cho nên nó sẽ thuê sinh viên giỏi nhất, người hoàn thành môn học trực tuyến này. Google xác nhận rằng nó thực tế đã tài trợ cho môn học trực tuyến dựa trên nhu cầu của nó và Norvig là giám đốc nghiên cứu của Google, và Thrun chịu trách nhiệm cho GoogleX, nơi sáng tạo ra xe ô tô tự lái và Kính Google máy tính đeo được. Khi hai giáo sư Stanford hàng đầu này cũng làm việc cho Google đã tạo ra môn học trực tuyến, nhiều người để ý tới. Thuật ngữ "Trực tuyến cho quần chúng" được tạo ra khi các giáo sư Harvard khác bắt đầu đưa các môn học của họ lên trực tuyến với hàng nghìn sinh viên ghi danh; phong trào MOOC bùng nổ và bắt đầu cuộc cách mạng giáo dục.

Vì MOOC là mở cho mọi người mà không tính tiền gì, nó hấp dẫn hàng triệu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Dự lớp có thể là sinh viên đại học, học sinh trung học, các thầy khoa đại học, cũng như người đang làm việc muốn học các kĩ năng mới. Khi nhiều sinh viên thế nhiệt tình với cách tiếp cận này về "Giáo dục dành cho tất cả", những người lãnh đạo giáo dục truyền thống bắt đầu lo lắng về "chương trình giáo dục tốt nhất" được dạy bởi "các giáo sư giỏi nhất trong lĩnh vực" mà không tính tiền và mở cho mọi người. Có nhiều tranh luận về cách tiếp cận MOOC, một số người thích nó và một số ghét nó nhưng mọi người đều đồng ý rằng MOOC sẽ thay đổi lớn cho hệ thống giáo dục.

Hiện thời MOOC không cấp bằng trong khi các đại học truyền thống cấp bằng đại học nhưng vấn đề là cái gì sẽ xảy ra nếu trong tương lai khi MOOC có thể cấp bằng? Điều gì sẽ xảy ra nếu MOOC cung cấp các kĩ năng mà công nghiệp cần và cấp bằng? Một nhà phân tích giáo dục than: “Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là chấm dứt của giáo dục truyền thống và là thắng lợi cho công nghiệp và sinh viên.” Ông ấy còn đi xa hơn và dự báo: “Trong trường hợp đó, phần lớn các đại học sẽ phá sản khi sẽ có ít sinh viên dự đại học truyền thống mà hầu hết sẽ đi học MOOC. Sẽ có thất nghiệp lớn trong các giáo sư đại học vì họ sẽ không có khả năng cạnh tranh với các đại học toàn cầu hàng đầu, nơi có thể dạy hàng trăm nghìn sinh viên.”

Một nhà phân tích khác tranh cãi về khái niệm đó: “Hiện thời phần lớn các môn học MOOC đều được dạy trong tiếng Anh điều sẽ chỉ có lợi cho sinh viên nói tiếng Anh. Phần còn lại những sinh viên không nói tiếng Anh sẽ vẫn phải tham dự đại học dạy trong tiếng mẹ đẻ của họ. MOOC không thể cạnh tranh cho những sinh viên này.” Nhà phân tích khác đồng ý: “Vấn đề mà hệ thống giáo dục phải đương đầu là phức tạp. Không có cách sửa chữa dễ dàng, việc cho các môn trực tuyến đáp ứng nhu cầu công nghiệp chỉ là giải pháp tạm thời nhưng nó sẽ không giải quyết vấn đề. Mục đích của giáo dục không phải là về kĩ năng mà là về phát triển người có tri thức, trách nhiệm và trưởng thành trong đó MOOC không thể giải quyết được.”

Một nhà phân tích giáo dục dự báo: “Ngày nay MOOC sẽ cạnh tranh đầu tiên với nhiều đại học trực tuyến. Trong tương lai gần nhiều đại học trực tuyến sẽ ra khỏi kinh doanh vì tại sao phải trả tiền học trực tuyến khi bạn có thể có được giáo dục trực tuyến được dạy bởi các giáo sư hàng đầu từ các trường hàng đầu mà không phải trả cái gì? Chỉ khi những đại học trực tuyến này mất đi rồi, thì MOOC có thể cạnh tranh với các đại học truyền thống nhưng điều đó sẽ không xảy ra sớm.” Ông ấy khuyên: “Các đại học truyền thống phải thay đổi nhanh chóng bằng việc hội tụ vào ít khu vực hơn, nhấn mạnh vào tri thức và kĩ năng mà công nghiệp cần và phát triển công nhân kĩ năng cạnh tranh với MOOC để sống còn, nếu họ không làm thì họ sẽ đối diện với cùng tình huống như các đại học trực tuyến. MOOC có thể không phá huỷ các đại học truyền thống nhưng sẽ buộc họ phải thay đổi.” Ông ấy cũng lưu ý rằng trong sáu tháng đầu năm 2013, nhiều đại học trực tuyến đã đóng cửa do thiếu sinh viên và nhiều đại học truyền thống bắt đầu nhìn một cách nghiêm chỉnh vào việc nâng cấp chương trình đào tạo của họ.

Tháng 2/2013 Hội đồng giáo dục Mĩ khuyến cáo rằng các thành viên của nó nên chấp nhận tín chỉ từ các môn MOOC và đề nghị rằng MOOC được thừa nhận như các môn học đại học chính thức nhưng nhiều đại học có khác khoa phát triển các môn MOOC không đồng ý vì họ vẫn làm ra tiền từ sinh viên chính qui. Tuy nhiên đề nghị này được hoan nghênh bởi nhiều công ty như phương hướng đúng trong giáo dục. Nhiều quan chức điều hành công ty lớn nói họ đang nghiên cứu trong MOOC vì các môn này hỗ trợ cho nhu cầu của họ về phát triển công nhân có kĩ năng. Trong số họ có Bill Gates (Microsoft), Sergey Brin, Larry Page, Eric Schmidt (Google) những người ca ngợi nỗ lực của các đại học như Stanford, Harvard, MIT, Đại học Pennsylvania, Đại học Texas tại Austin, Đại học California tại Berkeley phát triển các môn học cho MOOC. Bill Gates nói với báo chí rằng ông ấy bảo con ông ấy học các môn tại Khan Academy và tài trợ cho trường này để phát triển thêm các môn trong khoa học, toán học và công nghệ.

Liệu MOOC có thay đổi giáo dục truyền thống hay không thì vẫn còn được tranh cãi nhưng trong vài tháng qua một số môn MOOC bắt đầu cấp chứng chỉ và nhiều công ty công bố rằng họ sẽ coi người xin việc có chứng chỉ MOOC là thay thế cho bằng cấp. Khi phong trào MOOC vẫn còn đang tiến hoá và thay đổi nhanh chóng nhưng mỗi tháng, đều có công bố mới về nhiều giáo sư gia nhập MOOC và nhiều công ty hỗ trợ MOOC. Một giáo sư kết luận: “Vấn đề chỉ là thời gian thôi; toàn thể hệ thống giáo dục toàn cầu sẽ bị phá vỡ. Nếu bạn không thay đổi nhanh, bạn sẽ bị loại bỏ và có thể là hệ thống giáo dục truyền thống tồn tại trong hàng nghìn năm sẽ bị thay thế bởi phát kiến và công nghệ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com