Hệ thống giáo dục mới
Ngày nay trên khắp thế giới, có hàng triệu cơ hội việc làm mới được tạo ra cung cấp hứa hẹn về thịnh vượng nhưng hàng triệu người không thể có được chúng vì họ không có giáo dục và kĩ năng cần thiết. Nếu tình huống này không thay đổi, số người bị thất nghiệp sẽ tăng lên và tác động vào phục hồi kinh tế toàn thế giới. Giải pháp hiển nhiên là cải tiến giáo dục và đào tạo để cho mọi người có thể đáp ứng nhu cầu kĩ năng mới. Trong nhiều năm chính phủ đã nói về cải tiến hệ thống giáo dục nhưng sự kiện là không có cải tiến thực nào đã xảy ra.
Theo báo cáo của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO), người ta ước lượng rằng sẽ có trên 600 triệu việc làm mới được tạo ra trong thập kỉ này (2010-2020). Phần lớn trong chúng sẽ tới từ các khu vực trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Khi những việc làm mới này tăng trưởng nhanh chóng trong các ngành công nghiệp, nó cần công nhân có kĩ năng cao, phần lớn là người có giáo dục đại học với giáo dục và đào tạo thích hợp. Bằng việc có lực lượng lao động có kĩ năng để đáp ứng cho những nhu cầu này, bất kì nước nào cũng có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề thất nghiệp và suy thoái kinh tế của mình. Giải pháp này là logic nhưng để làm điều đó đất nước phải thay đổi hệ thống giáo dục hiện thời, điều này là khó khăn vì hàn lâm bao giờ cũng chậm thay đổi và những người lãnh đạo giáo dục thường ngần ngại với bất kì thay đổi nào cho truyền thống của họ.
Ngày nay nhiều nước đang trải nghiệm con số thất nghiệp cao. Ở châu Âu, thanh niên thất nghiệp đã đạt tới 32% nhưng ở một số nước (Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy) thanh niên thất nghiệp là trên 56%. Ở châu Á, thanh niên thất nghiệp đã đạt tới mức găng ở cả Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt trong những người tốt nghiệp đại học. Nếu thay đổi không xảy ra sớm, sẽ có khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, điều sẽ làm hại cho mọi nước, mọi doanh nghiệp, mọi chính phủ và công dân của nó. Vấn đề là chính phủ nên hành động theo vai trò nào? Và những người lãnh đạo phải giữ vai trò nào để tạo ra cơ hội giáo dục được cần để hỗ trợ cho các thế hệ tương lai và cải tiến kinh tế?
Trong nhiều năm các chính phủ đã đầu tư nhiều tiền vào giáo dục nhưng ít tiến bộ đã được thực hiện, điều này dẫn tới câu hỏi: “Chi nhiều tiền có phải là giải pháp tốt để cải tiến giáo dục không?” Trong nhiều năm, các công ti đã đưa ra đào tạo phụ cho công nhân nhưng chỉ thấy các công nhân được đào tạo bỏ việc làm sang công ti khác cho nên họ kết luận rằng: “Công nghiệp KHÔNG nên ở trong kinh doanh đào tạo, nó là đầu tư kém.” Trong nhiều năm, các đại học đã duy trì nguyên lí nền tảng của họ là cung cấp “giáo dục tri thức tổng quát” cho sinh viên nhưng KHÔNG cung cấp “kĩ năng cho công nghiệp” vì họ không phải là trường hướng nghề. Kết quả là chúng ta có hàng triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp những người không có giáo dục và kĩ năng cần thiết để tìm được việc làm.
Vài năm trước, các nước đã phát triển nhận ra rằng kinh tế của họ sẽ KHÔNG cải tiến vì họ không có đủ công nhân có kĩ năng cho nên họ bắt đầu thu hút nhiều công nhân nước ngoài có kĩ năng tới và làm việc bằng cách thay đổi chính sách di trú của họ. Tuy nhiên họ biết rằng công nhân nước ngoài cũng không có kĩ năng mà họ cần bởi vì hệ thống giáo dục của các nước đó cũng chậm thay đổi. Vấn đề là làm sao đào tạo nhiều công nhân có kĩ năng với công nghệ mới nhất để đáp ứng cho nhu cầu khổng lồ của họ về việc có hàng triệu công nhân có kĩ năng? Giải pháp đơn giản là đào tạo số đông cho mọi người với chương trình giáo dục tốt nhất có thể được. Đó là lí do tại sao nhiều công ti bắt đầu tài trợ cho các đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, và MIT v.v. để phát triển đào tạo trực tuyến, điều mở ra cho mọi người muốn học kĩ năng mới. Ngày nay các môn học trực tuyến mở cho quần chúng - Massive Open Online Courses (MOOC) đang trở thành chủ để nóng trong giáo dục. Nó mở ra cánh cửa của giáo dục Mĩ tốt nhất cho mọi người, mục đích của họ là giáo dục toàn thế giới và điều đó sẽ làm thay đổi toàn thể hệ thống giáo dục mãi mãi.
Một trong những người tài trợ của MOOC là chủ tịch điều hành Google, Eric Schmidt, ông ấy giải thích: “Trong nhiều năm, các đại học có xa hoa trong đào tạo nhưng họ chưa bao giờ thực tế làm cái gì.” Đó không phải là loại lời nói từ quan chức điều hành của công ti hàng đầu nhưng nhiều quan chức điều hành hàng đầu cũng đồng ý với ông ấy vì họ cho các đại học nhiều tiền để cải tiến chương trình đào tạo nhưng chẳng cái gì xảy ra. Một người điều hành giải thích: “Chúng ta không thể lệ thuộc vào hệ thống giáo dục truyền thống để thay đổi hay cải tiến bản thân nó được thêm nữa. Sau nhiều năm và nhiều tiền phí hoài, chúng ta đã bị thất vọng. Ngày nay chúng ta đang tạo ra một hệ thống giáo dục mới cho toàn thế giới. Với công nghệ thông tin, có thể cung cấp đào tạo trực tuyến cho bất kì ai muốn học tri thức và kĩ năng được công nghiệp cần.”
Theo một nghiên cứu giáo dục mới, các đại học truyền thống với chi phí cao của họ hiện thời đang lâm nguy. Nhiều giáo sư sẽ mất việc làm và những tài năng hàng đầu sẽ muốn dạy cho MOOC để trở thành thầy giáo toàn cầu. Trong tương lai gần, nhiều người tốt nghiệp phổ thông sẽ KHÔNG vào đại học nhưng sẽ học các môn từ MOOC vì họ muốn có kĩ năng mới nhất mà sẽ cho phép họ có được việc làm tốt. Một quan chức điều hành công ti nói ông ta không nghĩ con mình sẽ cần dự đại học truyền thống nào vì ông ta không muốn con mình trở thàn học giả. Ông ta nói: “Tại sao buộc chúng phải ghi nhớ mọi lí thuyết vô dụng mà chẳng còn được dùng trong đời chúng. Chúng cần tri thức và kĩ năng để có được việc làm tốt. Nếu đại học muốn là chỗ để phát triển học giả thì cũng tốt, nhưng học giả sẽ không kiếm được việc làm.”
Tuy nhiên chủ tịch của Google cũng thận trọng, ông ấy nói đại học “chỉ tạo ra người lớn tốt hơn.” Nhưng sinh viên đại học phải bổ sung thêm điều họ đã học trong đại học bằng các môn phụ từ MOOC để có được việc làm. Nhưng ông ấy cũng để mở khả năng thuê người không có bằng đại học nhưng có tri thức và kĩ năng từ việc dự MOOC. Ông ấy nói: “Công nghiệp sẽ đánh giá từng trường hợp một, khi chúng tôi cần người với kĩ năng nào đó chúng tôi sẽ thuê họ bất kể họ có bằng đại học hay không và không thành vấn đề họ bắt nguồn từ đâu.”
Schmidt có thái độ tích cực về Khan Academy nơi cung cấp các bài học video trực tuyến trên hàng chục chủ đề với trên sáu triệu sinh viên trên khắp thế giới tham dự lớp mọi ngày. Chủ tịch Google cũng làm việc cho EdX, một chương trình đào tạo trực tuyến được Đại học Harvard và Viện công nghệ Massachusetts (MIT) tạo ra, để cho sinh viên học “các môn kĩ thuật nghiêm ngặt” với mười triệu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới tham gia lớp học trên cơ sở hàng ngày. Theo dữ liệu của MOOC, số đông nhất các sinh viên tham dự MOOC là từ Ấn Độ và châu Phi. Một sinh viên Ấn Độ giải thích: “Em không có tiền để thậm chí đi học ở Ấn Độ nhưng bây giờ em có thể học các môn từ Harvard và MIT mà không phải trả gì. Điều này là tuyệt với vì em sẽ học chăm chỉ và có được kĩ năng được cần để cho em kiếm được việc làm tốt.”
Tuần trước, Google và EdX công bố rằng họ sẽ tạo ra một nền có tên Open EdX để làm dễ dàng hơn cho bất kì ai tạo ra các môn học trực tuyến. Chủ tịch của Google giải thích: “Ngân quĩ sẽ bắt đầu sớm khi nhiều giáo sư muốn đưa môn học của họ lên trực tuyến để giáo dục toàn thế giới.” Người ta dự đoán rằng MOOC sẽ đập tan các đại học truyền thống chống lại thay đổi vì nhiều trường trong số họ sẽ trở thành tuyệt chủng như khủng long. Một sinh viên kết luận: “Với MOOC, chúng tôi có chọn lựa xây dựng tương lai vì chúng tôi KHÔNG cần theo hệ thống giáo dục truyền thống mà không muốn thay đổi. Nếu chúng tôi có tri thức và kĩ năng cần thiết, chúng tôi có thể kiếm được việc làm và với toàn cầu hoá, chúng tôi có thể làm việc ở bất kì đâu mà chúng tôi muốn. Điều kì diệu là chúng tôi không còn là nạn nhân nữa.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com