Cuộc nói chuyện ở sân bay Hồng Kông
Khi đợi máy bay ở sân bay Hồng Kông sang Ấn Độ, tôi gặp một người bạn cũng đợi máy bay trở về Đức. Chúng tôi quyết định cùng uống cà phê và cuộc nói chuyện của chúng tôi chuyển sang vấn đề về thiếu hụt kĩ năng thông tin.
Rudy, người quản lí của một công ty Đức nói với tôi: “Cũng giống như Mĩ, các nước châu Âu đang không tạo ra được các công nhân CNTT đủ nhanh để bắt kịp với nhu cầu cao. Thiếu hụt này sẽ tăng trưởng tệ hơn trong vài năm tới và làm chậm lại nỗ lực cải tiến kinh tế của chúng tôi. Liên hợp châu Âu đã tăng nỗ lực để đưa vào nhiều công nhân công nghệ có kĩ năng từ châu Á để rót vào sự thiếu hụt này và đồng thời, cung cấp nhiều tiền hơn cho các chương trình đào tạo công nghệ ở các trường của chúng tôi. Hiện thời, có quãng 80,000 việc mở ra mà không có người xin vào và điều này có thể tăng trưởng thành cả triệu trong năm năm tới. Đó là lí do tại sao tôi ở đây để tuyển lựa công nhân CNTT cho công ty của tôi ở Đức. Có nhu cầu cao ở Đức và Anh về công nhân CNTT, nước Anh giải quyết vấn đề này bằng việc đem tới nhiều công nhân Ấn Độ hơn vì tất cả họ đều nói tiếng Anh. Với nước Đức, khó hơn trong việc tìm ra công nhân có thể nói được tiếng Đức.”
Tôi nói với anh ấy: “Mĩ đang có cùng vấn đề. Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh hơn là công nhân có thể học kĩ năng cho nên kẽ hở giữa cầu và cung là vấn đề lớn. Để có công nhân CNTT, nhiều công ty đang nâng lương để đánh cắp công nhân từ các công ty khác và điều này khuyến khích nhiều người chuyển việc làm, điều lại là vấn đề. Việc thiếu hụt này cũng cung cấp cơ hội cho những người có bằng cấp nhưng không có kĩ năng kiếm được việc làm và điều đó tạo ra nhiều vấn đề trong công nghiệp.”
Rudy hỏi: “Ông đã đọc cuốn sách của ông Laszo Bock về việc thuê công nhân trong công nghiệp công nghệ chưa?”
Tôi bảo anh ấy: “Có, tôi đọc rồi. Là phó chủ tịch cấp cao của Google, ông Bock biết rõ các vấn đề trong công nghiệp công nghệ. Theo ông ấy, việc thuê công nhân CNTT dựa trên bằng cấp và trung bình điểm số là vô giá trị. Có nhiều người tốt nghiệp với điểm tốt nhưng không thể áp dụng được cái gì vào việc làm của họ. Ông ấy chủ trương kiểm tra nhiều hơn trong việc thuê người tốt nghiệp đại học vì nhiều trường cũng đang làm việc kém trong đào tạo sinh viên. Tôi nhớ tới một trong các chương ông ấy đã viết rằng "Phần lớn các cuộc phỏng vấn việc làm đều phí thời gian vì người quản lí hỏi những câu hỏi lơ mơ như "Nói cho tôi về bản thân anh"; "Nhược điểm của anh là gì?"; "Thế mạnh của anh là gì?" Thay vì hỏi những câu hỏi vô nghĩa này, người quản lí phải hội tụ vào những câu hỏi đi đôi với công việc thực tại cần được thực hiện. Ngày nay Google không hỏi các câu hỏi mà cho ứng cử viên mẫu công việc nào đó, tương tự như điều họ sẽ làm trong việc làm thực, và đánh giá hiệu năng của họ. Về căn bản đó là phép kiểm tra kĩ năng của họ trong công việc.”
Rudy hỏi: “Vậy điều đó có nghĩa là công ty không còn thuê người dựa trên bằng đại học sao?”
Tôi giải thích: “Việc làm yêu cầu bằng đại học, nhưng có bằng là không đủ. Ứng cử viên phải chứng minh rằng họ có kĩ năng để làm việc làm nữa Và cho dù điều này không thể dự đoán được ứng cử viên sẽ thực hiện tốt đến đâu vì phần lớn việc làm cũng yêu cầu làm việc tổ và cộng tác với người khác. Ngày nay Google đã phát triển một công cụ có tên là qDroid, chính là một tập các câu hỏi kiểm tra chuẩn bị trước cho đa dạng vai trò việc làm mà người quản lí thuê người phải hỏi. Nhiều câu hỏi là những vấn đề mà ứng cử viên phải giải quyết. Chỉ những ứng cử viên nào có thể giải quyết được các vấn đề này mới được thuê và đó là lí do tại sao công ty này đang làm tốt vì họ rất có tính chọn lọc. Tôi nghĩ thành công của Google là do cách nó hấp dẫn những công nhân tài năng muốn làm việc cho một công ty đang tăng trưởng nhanh.”
Rudy đồng ý: “Trong kinh doanh toàn cầu, thành công bởi vì sinh lời được là không đủ. Dấu hiệu của thành công toàn cầu là công ty phải liên tục phát kiến và đem công nghệ mới vào trong thị trường. Để làm điều đó công ty cần các công nhân có kĩ năng người có thể giúp tăng trưởng và thay đổi thường xuyên với luồng của thị trường. Dường như Google đang làm tốt vì nó có những người lãnh đạo có viễn kiến, người có thể lãnh đạo công ty tiến tới và có các công nhân có tài năng, người có thể thực hiện viễn kiến. Vấn đề ngày nay là không có nhiều người lãnh đạo công nghệ có thể làm điều đó. Người kĩ thuật ưa thích làm công việc kĩ thuật, người doanh nghiệp có xu hướng hội tụ vào doanh nghiệp và không có gì ở giữa. Tìm ra ai đó có kĩ năng kĩ thuật mạnh nhưng cũng hiểu doanh nghiệp là rất khó.”
Tôi giải thích: “Đó là nhược điểm của hệ thống giáo dục truyền thống phân chia sinh viên thành các phân loại nhưng ngày nay xu hướng giáo dục mới là về các lĩnh vực liên ngành có bao gồm việc tổ hợp của hai hay nhiều lĩnh vực hàn lâm vào trong một lĩnh vực mới khi các nhu cầu và nghề mới đang nổi lên. Chẳng hạn, Quản lí hệ thông tin là tổ hợp của khoa học máy tính là quản trị kinh doanh. Người tốt nghiệp lĩnh vực này chịu trách nhiệm quản lí hệ thống máy tính trong công ty nơi họ giám sát thiết lập phần cứng và phần mềm để chắc hệ thống vận hành hiệu quả. Họ cũng đóng góp cho chính sách công ty về an ninh và chuẩn chất lượng và lập kế hoạch chiến lược công nghệ. Những người quản lí này quản lí một nhóm những người kĩ thuật, người phát triển phần mềm và người quản trí cơ sở dữ liệu. Ví dụ khác là Phân tích dữ liệu, tổ hợp của kĩ nghệ phần mềm, toán học và thống kê. Người tốt nghiệp trong lĩnh vực này chịu trác nhiệm thu thập, dọn dẹp, biến đổi và mô hình hoá dữ liệu với mục đích hiểu xu hướng và biến đổi chúng thành thông cho mục đích làm quyết định.”
Rudy đồng ý: “Cả hai lĩnh vực này đều có nhu cầu cao nhất trong công nghiệp ngày nay. Dễ tìm công nhân CNTT có thể lập trình, dựng websites, phát triển ứng dụng nhưng tôi không thể tìm được nhiều trường dạy hai lĩnh vực này. Có lẽ là vì các lĩnh vực liên ngành là mới, không nhiều sinh viên học chúng cho nên nhu cầu là cao. Khi tôi du hành ở châu Á để tìm công nhân CNTT, tôi thấy rằng số sinh viên lựa chọn lĩnh vực công nghệ đã tăng lên. Đây là tin mừng cho nhiều công ty phương tây đang có khó khăn lấp vào việc CNTT của họ nhưng đào tạo vẫn không được như chúng tôi mong đợi.”
Tôi hỏi: “Vậy ông đang tìm cái gì và làm sao ông thuê được họ?”
Rudy giải thích: “Chúng tôi đang tìm bốn kiểu công nhân CNTT. Từ người phát triển phần mềm, người có kĩ năng mạnh về lập trình Java để phát triển sản phẩm phần mềm từ những giai đoạn đầu cho tới tận cùng của qui trình phát triển, thiết lập yêu cầu cho sản phẩm mới, thiết kế bản mẫu, và kiểm điểm mã. Chúng tôi cũng thuê những người phát triển Web, người có thể thiết kế và xây dựng websites, và có trách nhiệm duy trì và cải tiến đầu trước và đầu sau của websites. Chúng tôi cũng tìm người quản trị cơ sở dữ liệu, người xác định, thu thập, thực hiện và quản lí cơ sở dữ liệu. Nhưng điều chúng tôi thực sự cần là công nhân CNTT người có kĩ năng trong di động, an ninh, ảo hoá, tính toán mây, dữ liệu lớn và Internet mọi vật (IoE). Tuy nhiên, với thiếu hụt này chúng tôi không thể chọn lọc được. Trong quá khứ chúng tôi đã nhìn vào các nước ở gần chúng tôi như Ba Lan, Austria, Hungary và Cộng hoà Czech nhưng chúng tôi biết rằng bởi số giới hạn các ứng cử viên từ những khu vực này chúng tôi khó lấp đầy các vị trí có nhu cầu cao cho nên chúng tôi bây giờ đang kiếm người trên khắp thế giới. Chúng tôi cho phép một số nhân viên ở lại và làm việc ở nước họ nữa. Tất nhiên, một số việc làm là không thể làm việc từ các vị trí ở xa hẳn với công ty nhưng số khác thì có thể, chừng nào họ có kết nối Internet tốc độ cao, an ninh và các công cụ cộng tác cơ bản. Hiện thời một số công việc kiểm thử phần mềm được thực hiện ở Trung Quốc và Ấn Độ và chúng tôi sẽ mở rộng nó sang các chỗ khác nữa.”
Tôi hỏi: “Ông có thuê được đủ người để đáp ứng cho nhu cầu của ông không?"
Rudy lắc đầu: “Không, cạnh tranh là gay gắt. Chúng tôi không phải là công ty duy nhất thuê người ở Trung Quốc và Ấn Độ. Có hàng trăm công ty khác cũng đang tìm công nhân có kĩ năng CNTT. Với một số vị trí khó lấp đầy, chúng tôi phải nhận diện những nhân viên hiện thời, người với đào tạo nào đó, có thể nhanh chóng học các kĩ năng phụ thêm được cần trong công ty chúng tôi. Phần lớn công nhân CNTT coi đào tạo là yếu tố quan trọng trong phát triển nghề nghiệp của họ cho nên chúng tôi bắt đầu cung cấp đào tạo thêm nếu họ có thể ở lại và phát triển thăng tiến nghề nghiệp của họ trong công ty chúng tôi. Vì công nghệ thay đổi nhanh, có xu hướng mới về đào tạo bây giờ."
Anh ấy mỉm cười: “Thay vì hỏi, "Điều gì xảy ra nếu tôi đào tạo ai đó và họ bỏ đi?" câu hỏi chúng tôi đang hỏi là, "Điều gì xảy ra nếu tôi không đào tạo họ và họ ở lại?"
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com