Cải tiến giáo dục/3

Cải tiến giáo dục phần 3

Ngày nay mọi nước châu Á đều có kế hoạch cải tiến hệ thống giáo dục của họ. Ấn Độ có kế hoạch xây dựng nhiều trường (50,000 cao đẳng và 1,000 đại học) để giáo dục cho dân số lớn của nó. Trung Quốc có kế hoạch hiện đại hoá hầu hết các trường bằng máy tính và công nghệ chuyên sâu. Philippines có kế hoạch tăng số đại học chăm sóc sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu về y tá và công nhân chăm sóc sức khoẻ trên toàn thế giới. Thái lan, Malaysia, và Indonesia tất cả đều có kế hoạch mở rộng các đại học của họ với những toà nhà hiện đại, và tiện nghi tốt hơn v.v.

Dường như là mọi nước đều muốn đầu tư vào những thứ vật lí như nhà lớn, nhiều trang thiết bị, và tiện nghi hiện đại NHƯNG nhà lớn và phòng thí nghiệm hiện đại sẽ KHÔNG làm cho giáo dục của họ tốt hơn. Để cải tiến giáo dục, phải bắt đầu từ THẦY GIÁO và điều kiện làm việc của họ. Điều tôi đã quan sát trong một số nước là điều kiện làm việc nghèo nàn mà nhiều thầy giáo phải làm việc (trừ ở Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc). Tôi nghĩ đầu tư vào cải thiện điều kiện làm việc là tốt hơn xây nhiều tiện nghi hay trang thiết bị mà chỉ trông hoành tráng từ bên ngoài.

Năm ngoái, khi tôi dạy ở châu Á, một quan chức chính phủ giải thích kế hoạch của ông ấy: “Chúng tôi muốn làm giáo dục của chúng tôi theo mô hình Mĩ; chúng tôi muốn cải tiến các đại học của chúng tôi để cho họ có thể có đẳng cấp thế giới như Harvard hay Stanford. Chúng tôi muốn xây dựng công viên công nghệ hiện đại như “Thung lũng Silicon” cho nước chúng tôi.” Tôi bảo ông ấy: “Harvard và Stanford KHÔNG nổi tiếng về các toà nhà hiện đại của họ mà về chất lượng của giáo dục của họ và các giáo sư của họ. Nếu ông tới thăm họ, ông sẽ thấy rằng họ có nhiều toà nhà cũ, một số được xây dựng từ thế kỉ 19. Thung lũng Silicon đã không bắt đầu như một công viên công nghệ với trang thiết bị hiện đại và các toà nhà cao. Sự kiện là nó đã bắt đầu trong các ga ra cũ của ông Hewlett và sau đó tại ga ra của bố mẹ Steve Jobs. Thung lũng Silicon KHÔNG nổi tiếng vì tiện nghi của nó mà vì kĩ năng của các kĩ sư làm việc ở đó. Về căn bản, các ông đang làm mô hình cho điều sai với kế hoạch xây nhà theo số đông của các ông.”

Yếu tố then chốt để cải tiến giáo dục bắt đầu với thầy giáo. Họ cần đào tạo tốt hơn, kích cỡ các lớp nhỏ hơn, truy nhập tốt hơn vào các tài liệu giảng dạy mới, và phần lớn trong tất cả là lương tốt hơn để cho họ có thể tập trung vào việc làm của họ. So sánh với các thầy giáo ở Mĩ, các thầy giáo châu Á đang làm ít hơn nhiều, nhiều người đang vật lộn với chi phí sinh hoạt đang tăng lên. Bên cạnh lương thấp, các thầy giáo châu Á phải dạy cho các lớp kích cỡ lớn hơn, ít tài nguyên hơn, và giờ làm việc lâu hơn. Điều đó giải thích tại sao nhiều thầy giáo giỏi bỏ lĩnh vực giáo dục để sang các nghề khác và điều đó tác động lên chất lượng của giáo dục, cũng như thêm gánh nặng cho hệ thống đã có thiếu hụt thầy giáo có chất lượng.

Bởi vì lớp lớn hơn, học sinh không có cơ hội hỏi các câu hỏi hay thảo luận tài liệu cùng thầy giáo. Họ không được khuyến khích diễn đạt ý kiến riêng của họ mà phải giữ im lặng và nghe thụ động theo thầy. Lớp lớn hơn làm tăng số lượng công việc cho thầy giáo; lấy đi thời gian cần thiết cho họ cải tiến tài liệu giảng dạy của họ hay học những điều mới để bắt kịp với thay đổi công nghệ. Trong lớp lớn, thầy phải dành nhiều nỗ lực để quản lí và kiểm soát hoạt động của học sinh thay vì tập trung vào dạy. Về căn bản, điều kiện làm việc này và phương pháp "hội tụ vào thi" cổ lỗ đã thu việc học của học sinh vào "tri thức giới hạn" chỉ vừa đủ cho họ qua kì thi, có được bằng cấp nhưng KHÔNG đủ để phát triển nhu cầu cho họ làm việc trong công nghiệp.

Ngày nay sinh viên cần nhiều tri thức về thế giới toàn cầu hoá bên cạnh tri thức kĩ thuật có liên quan tới lĩnh vực học tập của họ. Ngày nay thầy giáo cần nhiều tri thức hơn về phương pháp dạy hiệu quả, tài liệu và kích cỡ lớp tốt hơn để cho họ có thể làm điều họ làm tốt nhất: Dạy. Với lớp lớn, điều kiện làm việc nghèo nàn và phương pháp dạy cổ lỗ, giáo dục không thể được cải tiến. Khi nền kinh tế thay đổi và bị tác động bởi các biến cố toàn cầu, cải tiến giáo dục đang trở thành mấu chốt cho xã hội để đáp ứng thách thức của thế giới đang thay đổi. Có câu ngạn ngữ cổ: “Bác sĩ kém giết vài bệnh nhân nhưng thầy giáo kém sẽ phá huỷ toàn thể thế hệ.” Để cải tiến giáo dục, ưu tiên hàng đầu phải được đặt vào đào tạo thầy giáo và môi trường làm việc của họ, không vào nhiều toà nhà và trang thiết bị.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com