Cải tiến giáo dục
Trong “Thời đại thông tin” này nhiều người lãnh đạo đã nhận ra tầm quan trọng của hệ thống giáo dục tốt, đặc biệt trong khu vực công nghệ thông tin (CNTT). Trong nhiều năm, các đại học ở các nước đã phát triển được coi là tốt nhất và hấp dẫn sinh viên từ trên khắp thế giới. Mỗi năm, vài triệu sinh viên tới các đại học này để được giáo dục. Tuy nhiên, rất ít người trở về nước họ. Một khi họ hoàn thành giáo dục của mình, hầu hết quyết định ở lại bởi vì dễ tìm việc tốt hơn, nơi dùng đào tạo của họ ở chính nơi họ được giáo dục.
Trong vài năm qua, đã có mong muốn trong các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc tới Saudi Arabia để xây dựng các đại học mà có thể cạnh tranh được với các đại học hàng đầu ở Mĩ và Anh. Những người lãnh đạo của họ biết rằng đại học là sống còn cho phát kiến và tăng trưởng kinh tế. Họ không còn bằng lòng chỉ với việc gửi sinh viên ra nước ngoài rồi mất những sinh viên này cho nước chủ nhà. Họ muốn tạo ra các đại học đẳng cấp thế giới cho người của họ. Từ năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền vào hệ thống giáo dục của nó. Trung Quốc đang cải tiến hàng chục đại học của nó để hình thành nên một liên đoàn các đại học ưu tú được biết dưới cái tên “Liên minh đại học miền Đông Trung Quốc”. Ở Saudi Arabia, Vua Abdullah chi $10 tỉ đô là tiền riêng của ông ấy để phát triển mới toanh Đại học King Abdullah về khoa học và công nghệ (KAUST), và thuê các giáo sư giỏi nhất trên khắp thế giới tới giáo dục người của ông ấy.
Mọi nhà lãnh đạo đều thừa nhận rằng để tạo ra “đại học đẳng cấp thế giới”, họ phải có “cán bộ giảng dạy đẳng cấp quốc tế”. Để bắt đầu, họ tuyển mộ các cán bộ giảng dạy từ các đại học hàng đầu để dạy ở trường của họ. Đồng thời, họ phái cán bộ giảng dạy của họ ra nước ngoài để học nhiều hơn để cho họ có thể quay về và kế tục khi các giáo sư nước ngoài khác về nước. Trung Quốc đang làm việc ráo riết để quyến rũ nhiều Hoa kiều trở về, những người có bằng cấp nước ngoài, phần lớn từ Mĩ và Anh. Hàn Quốc đang làm nỗ lực lớn để tuyển mộ các giáo sư nước ngoài cho Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), viện ưu tú nhất của họ.
Tuy nhiên, có các đại học hiện đại và các cán bộ giảng dạy hàng đầu vẫn chưa đủ là “đẳng cấp thế giới”. Họ cần chương trình đào tạo tốt nhất có thể được. Thay vì phát triển chương trình riêng của mình mà có thể mất nhiều thời gian, phần lớn họ xây dựng quan hệ với các đại học hàng đầu và xin cấp phép dạy các chương trình đào tạo đó cho trường của họ. Điều này có thể làm tăng tốc vị thế đại học của họ và phát triển các sinh viên tốt nghiệp có kĩ năng tốt hơn cho nước họ. Đây là chiến lược then chốt của Singapore khi nó phấn đấu trở thành trung tâm hàn lâm toàn cầu. Vài năm trước, nó đã đem các chương trình từ các trường nước ngoài hàng đầu như chương trình Chính phủ và chính sách từ Harvard, Thạc sĩ quản trị kinh doanh từ Stanford, Kĩ nghệ điện từ MIT, chương trình Y học từ Duke và Khoa học máy tính từ Carnegie Mellon. Chiến lược này thành công và ngày nay hệ thống giáo dục của Singapore được xếp hạng ở hàng đầu trong các hệ thống tốt nhất trên thế giới. Hàn Quốc đi theo một chiến lược khác. Nó tạo ra vùng hàn lâm đặc biệt gần sân bay Incheon, nơi dành cho một số đại học nước ngoài hàng đầu mở cơ sở ở đó để cho sinh viên có thể học trực tiếp trong các đại học nước ngoài mà không phải đi ra nước ngoài.
Ngày nay Mĩ vẫn là nơi có sức lôi cuốn lớn nhất với sinh viên nước ngoài với việc có hai phần ba sinh viên nước ngoài của toàn thế giới nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. Các nước châu Á mà đã từng gửi sinh viên sang Mĩ học bây giờ có các đại học hàng đầu của họ. Chẳng hạn, số sinh viên từ Singapore sang Mĩ đã sụt giảm quãng 35% trong những năm gần đây vì các trường của họ bây giờ cung cấp các chương trình đào tạo tương tự với các giáo sư hàng đầu. Tuy nhiên, tình huống này đã không thay đổi mấy ở Trung Quốc và Ấn Độ vì số lớn sinh viên của họ nhưng ít “đại học hàng đầu”. Một sinh viên Trung Quốc nói: “Dễ vào Harvard hơn là vào đại học Thanh Hoa hay Bắc Kinh.”
Cũng có cạnh tranh dữ dội về các giáo sư hàng đầu trong các đại học. Một nửa các giáo sư hàng đầu trên thế giớ không làm việc ở nước họ. Họ đi tới nơi họ được đối xử tốt nhất, thường là ở Mĩ bởi vì các đại học Mĩ truyền thống có tiện nghi nghiên cứu tốt nhất và công nghệ hiện thời nhất. Một giáo sư giải thích: “Các giáo sư đại học ưa thích làm nghiên cứu với các giáo sư giỏi nhất trong môi trường tốt nhất có thể được. Ít nước có thể cạnh tranh được với Mĩ trong khu vực này.” Tuy nhiên điều đó có thể thay đổi sớm vì các đại học hàng đầu ở Trung Quốc, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Singapore đã bắt đầu xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại và thuê các giáo sư giỏi nhất để làm nghiên cứu ở đó. Theo một khảo cứu mới, các giáo sư hàng đầu đang trở về nước họ vì họ được đối xử kính trọng hơn và có tiện nghi tốt hơn để tiếp tục công việc của họ. Vài năm trước, họ không được đối xử khác với các giáo sư địa phương khác nhưng tình huống đã thay đổi. Một số người không thấy cơ hội đủ ở Mĩ thêm nữa. Khảo cứu này nói rằng chẳng mấy chốc Mĩ sẽ kinh nghiệm “chảy não” đầu tiên trong lịch sử của nó.
Nhiều người lãnh đạo quốc gia hiểu rằng có hệ thống giáo dục tốt hơn sẽ giữ được tài năng của họ ở trong nước. Những tài năng này là then chốt cho phát kiến điều dẫn lái kinh tế cho mức tiếp sau. Năm ngoái, đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh tổ hợp lại đã vượt qua UC-Berkeley như nguồn lãnh đạo các sinh viên có được bằng tiến sĩ. Điều được mong đợi là chẳng mấy chốc, Trung Quốc sẽ phát triển những phát kiến riêng của nó cạnh tranh với Mĩ và Anh khi họ có nhiều nhà khoa học hơn. Một quan chức chính phủ nói: “Nền tảng của nền kinh tế mạnh là con người. Họ xây dựng những phát kiến và công nghệ. Những thứ này đến lượt chúng trở thành sản phẩm và dịch vụ mà có thể thiết lập nên doanh nghiệp mới và dẫn lái nền kinh tế. Chúng tôi phải bắt đầu với người của chúng tôi bằng việc cho họ giáo dục tốt nhất có thể được.”
Thất bại trong cải tiến trong giáo dục là ốm yếu kinh tế. Trong nhiều năm, chính phủ Ấn Độ đã không cho phép các trường của họ cộng tác với đại học nước ngoài, mặc cho nhu cầu khổng lồ về giáo dục tốt hơn. Chính khách của nó coi giáo dục là khía cạnh “văn hoá” và đã không muốn “làm ô uế” giáo dục “thuần khiết” bằng hệ thống giáo dục nước ngoài. Điều đó đã làm cho giáo dục Ấn Độ quá tệ, và làm yếu toàn bộ đất nước trong năm mươi năm. Bắt đầu trong những năm 1990 khi nó mở cửa để đem thay đổi cho giáo dục của nó, nền kinh tế của nó cất cánh. Ngày nay nó đã biến đổi Ấn Độ sang mức cao mới trong lịch sử của Ấn Độ. Một giáo sư Ấn Độ giải thích: “Bằng việc tháo gỡ sức mạnh của con người riêng của chúng tôi, bằng việc đầu tư vào người riêng của chúng tôi, Ấn Độ đã làm chọn lựa đúng. Với hàng triệu người muốn được giáo dục đột nhiên cánh cửa rộng mở và viễn kiến là đơn giản: “Học công nghệ thông tin để làm cho Ấn Độ mạnh.” Hàng triệu sinh viên đi theo viễn kiến đó và điều đã xảy ra ở Ấn Độ thực sự là phép màu.” Trong vòng 20 năm, Ấn Độ đã chuyển từ một nước nghèo thành một trong những quốc gia mạnh nhất với kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Không lâu trước đây, mọi người nghĩ Ấn Độ là nước nông nghiệp xuất khẩu gia vị nhưng ngày nay khi bạn nhắc tới Ấn Độ, mọi người sẽ nói “công nghệ thông tin”.
Giáo dục là cái gì đó có thể tăng trưởng nhanh. Với viễn kiến đúng, chỉ đạo đúng và một số nuôi dưỡng nó có thể biến đổi một nước. Ấn Độ là ví dụ tốt; Malaysia là ví dụ tốt; Singapore là ví dụ tốt. Đầu tư vào giáo dục có lẽ là đầu tư tốt nhất mà một nước có thể làm và nó có thể bắt đầu với viễn kiến đơn giản hệt như hai mươi năm trước đây khi thủ tướng Rajiv Gandhi tuyên bố viễn kiến của ông ấy cho Ấn Độ: “Học Công nghệ thông tin để làm cho Ấn Độ mạnh.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com