Cải tiến giáo dục/2

Cải tiến giáo dục phần 2

Theo nghiên cứu mới nhất của UNESCO, phần lớn các nước đang phát triển đều tụt lại sau khá xa trong giáo dục so với việc cần cung cấp tri thức cho tăng trưởng kinh tế của họ trong thế giới toàn cầu hoá. Khi nhu cầu công nhân tri thức tăng lên khá lớn trên khắp thế giới, hệ thống giáo dục phải thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên và nền kinh tế toàn cầu. Các thể chế hàn lâm phải cải tiến việc đưa ra giáo trình của họ để giúp cho sinh viên muốn bắt kịp với thay đổi công nghệ. Khi nhiều ngành công nghiệp mới nổi lên bên trong nền kinh tế toàn cầu, các chương trình đào tạo phải linh hoạt và thích nghi với nhu cầu công nghiệp toàn cầu. Không điều chỉnh đào tạo hiện thời, sinh viên tốt nghiệp sẽ thấy bản thân họ thiếu sót trong tri thức và kĩ năng cần cho họ tìm việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Với toàn cầu hoá, các công ty có thể thuê công nhân ở bất kì đâu họ có thể tìm thấy người cho nên có công nhân tri thức sẵn có để làm việc là nhân tố chính cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Để thu được ích lợi này, chính phủ có thể cải tiến kĩ năng của công dân ở mức quốc gia bằng việc tập trung nhiều hơn vào cải tiến hệ thống giáo dục của mình.

Với nhu cầu dâng cao trong xã hội tri thức, các đại học do nhà nước tài trợ sẽ không có khả năng là người cung cấp chính về giáo dục mà có những cơ hội cho các đại học tư và các thể chế đào tạo tư bởi vì họ có thể cung cấp ưu thế cạnh tranh dựa trên tính hiệu quả, linh hoạt, và phong cách quản lí. Bởi vì các đại học được nhà nước tài trợ không thể tự cải tiến mình được để đáp ứng các yêu cầu mới và khó thay đổi các đại học hàn lâm truyền thống đã từng vận hành trong nhiều năm, hiện đang nổi lên vai trò của các đại học tư trong việc đào tạo sinh viên. Ngày nay, các đại học tư được coi là hiệu quả hơn để nâng cao tri thức, và giáo dục cho các nước trong nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả các nước có truyền thống lớn về giáo dục như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã thừa nhận và chấp nhận vai trò của đại học tư trong xã hội tri thức của họ.

Vai trò then chốt cho đại học tư là tạo ra chương trình giáo dục mới để đáp ứng yêu cầu mới bằng việc cung cấp các môn học mới, tư duy mới, chuẩn mới, và giáo trình mới. Như một doanh nghiệp, các đại học tư có ưu thế lớn hơn so với các trường của nhà nước. Họ có thể đào tạo sinh viên nhanh chóng và đưa sinh viên vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp bằng việc cộng tác với công nghiệp. Họ có thể đầu tư vào các phòng thí nghiệp tiên tiến và thuê các giảng viên phụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Họ có thể đổi các môn học của mình theo thay đổi trong thị trường toàn cầu và cộng tác với các đại học quốc tế để làm mạnh thêm việc đưa ra chương trình của họ. Do những yêu cầu đầu tư lớn này, các đại học tư sẽ đối diện với khó khăn tài chính trong việc thiết lập sự giáo dục của họ cho nên chính phủ nên hỗ trợ cho loại đào tạo này hơn là kìm hãm họ và có nguy cơ đánh mất cơ hội vàng trong cải tiến kinh tế.

Tôi tin để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ nên tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ cho cả đào tạo sinh viên ở trường cũng như sinh viên đã tốt nghiệp người hiện đang tìm việc. Các đào tạo ngắn hạn từ các thể chế đào tạo tư làm sinh viên đã tốt nghiệp có thể được lợi trong việc cải tiến cơ hội kiếm việc của họ. Chẳng hạn, một sinh viên đã tốt nghiệp về toán có thể gặp khó khăn trong tìm việc làm nhưng được đào tạo vài tháng về ngôn ngữ lập trình hay kĩ nghệ phần mềm có thể cho người đó có hội tốt hơn. Tôi đã thấy chính phủ của Mexico và Ireland tài trợ cho loại đào tạo này bằng việc cung cấp khoản vay lãi thấp cho sinh viên đã tốt nghiệp tham dự các trường đào tạo tư về các nghề nhà nước xác định là chiến lược. Nếu họ có thể tìm được việc sau khi hoàn thành học tập và giữ việc chắc trong một năm, chính phủ có thể quyết định hoặc là xoá nợ cho khoản vay (như ở Ireland) hay giảm món vay đó đi một nửa (như ở Mexico). Ở cả hai nước này, việc công nghệ cao đều găng và có nhu cầu cao cho nên bằng việc hỗ trợ cho sinh viên đã tốt nghiệp, những người đã học ở các lĩnh vực khác nhưng muốn chuyển sang khu vực công nghệ cao, hỗ trợ của chính phủ đã làm nảy sinh ưu thế kinh tế lớn bằng việc có nhiều người làm việc và đóng thuế hơn.

Là một nhà giáo dục, tôi đã đi nhiều nước và đã dự nhiều hội nghị giáo dục. Tôi đã thấy nhiều diễn đàn gắn các nhà khoa học, nhà công nghệ và quan chức chính phủ, với mục đích cải tiến giáo dục. Tôi đã nghe nói tới nhiều trao đổi ý kiến và kinh nghiệm về ích lợi của giáo dục như lực dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế nhưng không may tôi đã không thấy mấy hành động bên cạnh các ví dụ ở Ireland và Mexico. Tôi chắc chắn có những hành động khẩn cấp mà mọi chính phủ phải đối diện và có nhiều ưu tiên cao hơn nhưng đầu tư vào giáo dục công nghệ là tốt nhất trong trường hợp của Ấn Độ, Ireland và Trung Quốc. Dù chính phủ có sẵn lòng cải tiến giáo dục hay không, điều rõ ràng là trong cả các thể chế giáo dục công và tư, vẫn có nhu cầu hành động để đáp ứng với những thách thức và cơ hội do toàn cầu hoá đưa ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com