Cải tiến giáo dục/1

Cải tiến giáo dục phần 1

Trong "Thời đại thông tin" này nhiều người lãnh đạo đã nhận ra tầm quan trọng của hệ thống giáo dục tốt, đặc biệt trong khu vực công nghệ thông tin (CNTT). Trong nhiều năm, các đại học ở các nước đã phát triển được coi là tốt nhất và hấp dẫn sinh viên từ trên khắp thế giới. Mỗi năm, vài triệu sinh viên tới các đại học này để được giáo dục. Tuy nhiên, rất ít người trở về nước họ. Một khi họ hoàn thành giáo dục của mình, hầu hết quyết định ở lại bởi vì dễ tìm việc tốt hơn, nơi dùng đào tạo của họ ở chính nơi họ được giáo dục.

Trong vài năm qua, đã có mong muốn trong các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc tới Saudi Arabia để xây dựng các đại học mà có thể cạnh tranh được với các đại học hàng đầu ở Mĩ và Anh. Những người lãnh đạo của họ biết rằng đại học là sống còn cho phát kiến và tăng trưởng kinh tế. Họ không còn bằng lòng chỉ với việc gửi sinh viên ra nước ngoài rồi mất những sinh viên này cho nước chủ nhà. Họ muốn tạo ra các đại học đẳng cấp thế giới cho người của họ. Từ năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền vào hệ thống giáo dục của nó. Trung Quốc đang cải tiến hàng chục đại học của nó để hình thành nên một liên đoàn các đại học ưu tú được biết dưới cái tên “Liên minh đại học miền Đông Trung Quốc”. Ở Saudi Arabia, Vua Abdullah chi $10 tỉ đô là tiền riêng của ông ấy để phát triển mới toanh Đại học King Abdullah về khoa học và công nghệ (KAUST), và thuê các giáo sư giỏi nhất trên khắp thế giới tới giáo dục người của ông ấy.

Mọi nhà lãnh đạo đều thừa nhận rằng để tạo ra "đại học đẳng cấp thế giới", họ phải có "cán bộ giảng dạy đẳng cấp quốc tế". Để bắt đầu, họ tuyển mộ các cán bộ giảng dạy từ các đại học hàng đầu để dạy ở trường của họ. Đồng thời, họ phái cán bộ giảng dạy của họ ra nước ngoài để học nhiều hơn để cho họ có thể quay về và kế tục khi các giáo sư nước ngoài khác về nước. Trung Quốc đang làm việc ráo riết để quyến rũ nhiều Hoa kiều trở về, những người có bằng cấp nước ngoài, phần lớn từ Mĩ và Anh. Hàn Quốc đang làm nỗ lực lớn để tuyển mộ các giáo sư nước ngoài cho Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), viện ưu tú nhất của họ.

Tuy nhiên, có các đại học hiện đại và các cán bộ giảng dạy hàng đầu vẫn chưa đủ là "đẳng cấp thế giới". Họ cần chương trình đào tạo tốt nhất có thể được. Thay vì phát triển chương trình riêng của mình mà có thể mất nhiều thời gian, phần lớn họ xây dựng quan hệ với các đại học hàng đầu và xin cấp phép dạy các chương trình đào tạo đó cho trường của họ. Điều này có thể làm tăng tốc vị thế đại học của họ và phát triển các sinh viên tốt nghiệp có kĩ năng tốt hơn cho nước họ. Đây là chiến lược then chốt của Singapore khi nó phấn đấu trở thành trung tâm hàn lâm toàn cầu. Vài năm trước, nó đã đem các chương trình từ các trường nước ngoài hàng đầu như chương trình Chính phủ và chính sách từ Harvard, Thạc sĩ quản trị kinh doanh từ Stanford, Kĩ nghệ điện từ MIT, chương trình Y học từ Duke và Khoa học máy tính từ Carnegie Mellon. Chiến lược này thành công và ngày nay hệ thống giáo dục của Singapore được xếp hạng ở hàng đầu trong các hệ thống tốt nhất trên thế giới. Hàn Quốc đi theo một chiến lược khác. Nó tạo ra vùng hàn lâm đặc biệt gần sân bay Incheon, nơi dành cho một số đại học nước ngoài hàng đầu mở cơ sở ở đó để cho sinh viên có thể học trực tiếp trong các đại học nước ngoài mà không phải đi ra nước ngoài.

Ngày nay Mĩ vẫn là nơi có sức lôi cuốn lớn nhất với sinh viên nước ngoài với việc có hai phần ba sinh viên nước ngoài của toàn thế giới nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. Các nước châu Á mà đã từng gửi sinh viên sang Mĩ học bây giờ có các đại học hàng đầu của họ. Chẳng hạn, số sinh viên từ Singapore sang Mĩ đã sụt giảm quãng 35% trong những năm gần đây vì các trường của họ bây giờ cung cấp các chương trình đào tạo tương tự với các giáo sư hàng đầu. Tuy nhiên, tình huống này đã không thay đổi mấy ở Trung Quốc và Ấn Độ vì số lớn sinh viên của họ nhưng ít "đại học hàng đầu". Một sinh viên Trung Quốc nói: “Dễ vào Harvard hơn là vào đại học Thanh Hoa hay Bắc Kinh.”

Cũng có cạnh tranh dữ dội về các giáo sư hàng đầu trong các đại học. Một nửa các giáo sư hàng đầu trên thế giớ không làm việc ở nước họ. Họ đi tới nơi họ được đối xử tốt nhất, thường là ở Mĩ bởi vì các đại học Mĩ truyền thống có tiện nghi nghiên cứu tốt nhất và công nghệ hiện thời nhất. Một giáo sư giải thích: “Các giáo sư đại học ưa thích làm nghiên cứu với các giáo sư giỏi nhất trong môi trường tốt nhất có thể được. Ít nước có thể cạnh tranh được với Mĩ trong khu vực này.” Tuy nhiên điều đó có thể thay đổi sớm vì các đại học hàng đầu ở Trung Quốc, Saudi Arabia, Hàn Quốc và Singapore đã bắt đầu xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại và thuê các giáo sư giỏi nhất để làm nghiên cứu ở đó. Theo một khảo cứu mới, các giáo sư hàng đầu đang trở về nước họ vì họ được đối xử kính trọng hơn và có tiện nghi tốt hơn để tiếp tục công việc của họ. Vài năm trước, họ không được đối xử khác với các giáo sư địa phương khác nhưng tình huống đã thay đổi. Một số người không thấy cơ hội đủ ở Mĩ thêm nữa. Khảo cứu này nói rằng chẳng mấy chốc Mĩ sẽ kinh nghiệm "chảy não" đầu tiên trong lịch sử của nó.

Nhiều người lãnh đạo quốc gia hiểu rằng có hệ thống giáo dục tốt hơn sẽ giữ được tài năng của họ ở trong nước. Những tài năng này là then chốt cho phát kiến điều dẫn lái kinh tế cho mức tiếp sau. Năm ngoái, đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh tổ hợp lại đã vượt qua UC-Berkeley như nguồn lãnh đạo các sinh viên có được bằng tiến sĩ. Điều được mong đợi là chẳng mấy chốc, Trung Quốc sẽ phát triển những phát kiến riêng của nó cạnh tranh với Mĩ và Anh khi họ có nhiều nhà khoa học hơn. Một quan chức chính phủ nói: “Nền tảng của nền kinh tế mạnh là con người. Họ xây dựng những phát kiến và công nghệ. Những thứ này đến lượt chúng trở thành sản phẩm và dịch vụ mà có thể thiết lập nên doanh nghiệp mới và dẫn lái nền kinh tế. Chúng tôi phải bắt đầu với người của chúng tôi bằng việc cho họ giáo dục tốt nhất có thể được.”

Thất bại trong cải tiến trong giáo dục là ốm yếu kinh tế. Trong nhiều năm, chính phủ Ấn Độ đã không cho phép các trường của họ cộng tác với đại học nước ngoài, mặc cho nhu cầu khổng lồ về giáo dục tốt hơn. Chính khách của nó coi giáo dục là khía cạnh "văn hoá" và đã không muốn "làm ô uế" giáo dục "thuần khiết" bằng hệ thống giáo dục nước ngoài. Điều đó đã làm cho giáo dục Ấn Độ quá tệ, và làm yếu toàn bộ đất nước trong năm mươi năm. Bắt đầu trong những năm 1990 khi nó mở cửa để đem thay đổi cho giáo dục của nó, nền kinh tế của nó cất cánh. Ngày nay nó đã biến đổi Ấn Độ sang mức cao mới trong lịch sử của Ấn Độ. Một giáo sư Ấn Độ giải thích: “Bằng việc tháo gỡ sức mạnh của con người riêng của chúng tôi, bằng việc đầu tư vào người riêng của chúng tôi, Ấn Độ đã làm chọn lựa đúng. Với hàng triệu người muốn được giáo dục đột nhiên cánh cửa rộng mở và viễn kiến là đơn giản: “Học công nghệ thông tin để làm cho Ấn Độ mạnh.” Hàng triệu sinh viên đi theo viễn kiến đó và điều đã xảy ra ở Ấn Độ thực sự là phép màu.” Trong vòng 20 năm, Ấn Độ đã chuyển từ một nước nghèo thành một trong những quốc gia mạnh nhất với kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Không lâu trước đây, mọi người nghĩ Ấn Độ là nước nông nghiệp xuất khẩu gia vị nhưng ngày nay khi bạn nhắc tới Ấn Độ, mọi người sẽ nói “công nghệ thông tin”.

Giáo dục là cái gì đó có thể tăng trưởng nhanh. Với viễn kiến đúng, chỉ đạo đúng và một số nuôi dưỡng nó có thể biến đổi một nước. Ấn Độ là ví dụ tốt; Malaysia là ví dụ tốt; Singapore là ví dụ tốt. Đầu tư vào giáo dục có lẽ là đầu tư tốt nhất mà một nước có thể làm và nó có thể bắt đầu với viễn kiến đơn giản hệt như hai mươi năm trước đây khi thủ tướng Rajiv Gandhi tuyên bố viễn kiến của ông ấy cho Ấn Độ: “Học Công nghệ thông tin để làm cho Ấn Độ mạnh.”

Improving education

In this “Information Age” many leaders have recognized the important of good education systems, especially in the Information Technology (IT) areas. For many years, universities in developed countries are considered the best and attract students from all over the world. Each year, several million students come to these universities to be educated. However, very few return to their own countries. Once they complete their education, most decide to stay because it is easier to find good jobs that utilize their trainings in where they are educated.

In the past few years, there was a desire among countries such as China, South Korea to Saudi Arabia to build universities that can compete with the top-rated universities in the U.S and UK. Their leaders know that universities are vital to the innovation and economic growth. They are no longer content just to send students overseas then lost them to the host countries. They want to create their world-class universities for their own people. Since 2008, China government has been investing a lot of money into its education systems. China is improving several dozen of its universities to form an elite consortium known as “China's Ivy League”. In Saudi Arabia, King Abdullah spent $10 billion of his own money to develop a brand-new King Abdullah University of Science and Technology (KAUST), and hiring the best professors all over the world to educate his people.

All leaders recognized that to create “world-class universities”, they must have “world-class faculties”. To start, they recruit faculty from top universities to teach at their schools. At the same time, they send their own faculty oversea to learn more so they can come back and take over when other foreign professors leave. China is working hard to lure back overseas Chinese who have foreign degrees, mostly from the U.S and UK. South Korea is making a big effort to recruit top foreign professors for its elite Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST).

However, having new modern universities and top faculty are not enough to be “world class”. They need the best training programs possible. Instead of developing their own programs which may take a long time, most build relationship with top universities and license their training programs to their schools. This can accelerate their university status and develop better skilled graduates for their country. This is a key strategy of Singapore as it strives to become a global academic center. Few years ago, It brought programs from top foreign schools such as Government and policies program from Harvard, Master of Business Administration from Stanford, Electronic Engineering from MIT, Medical program from Duke and Computer Science from Carnegie Mellon. The strategy succeeds and today Singapore's education system is ranked on the top of the best system in the world. South Korea is following a different strategy. It is creating a special academic zone near the IncheonAirport, where it is hosting a number of top foreign universities to relocate there so its students can study directly in foreign universities without have to travel oversea.

Today the U.S. is still the biggest magnet for foreign students with two-thirds of the world's foreign students but it will change soon. Asian countries that have been sending students to the U.S are now having their top universities. For example, the number of students from Singapore to go to the U.S has dropped about 35% in recent years since their schools are now offer similar training programs with top professors. However, the situation has not changed much in China and India because of their large numbers of students but few “Top universities”. A Chinese student said: “It is easier to get in Harvard than go to Tsinghua or BeijingUniversity.”

There is also fierce competition for top professors among universities. Half the top professors in the world do not work in their countries. They go where they are treated best, usually in the U.S because traditional U.S universities have the best research facilities and the most current technology. A Professor explained: “University professors prefer to do research with other best professors in the best environment possible. Few countries could compete with the U.S in this area.” However it may change soon as top universities in China, Saudi Arabia, S. Korea and Singapore have began to build modern laboratories and hired best professors to do research there. According to a new study, top professors are returning home as they are treated with more respect and having better facilities to continue their works. Few years ago, they are not treated differently from other local professors but the situation has changed. Some do not see enough opportunity in the U.S. any more. The study states that soon the U.S. will be experienced the first “brain drain” in its history.

Many country leaders understand that having better education systems will keep their talents in the country. These talents are the key for innovation which drive economy to the next level. Last year, Tsinghua and PekingUniversities combined have surpassed UC-Berkeley as the leading source of students earning PhDs. It is expected that soon, China will develop its own innovations that compete with the U.S and UK as they have more scientists. A government official said: “The foundation of a strong economy is the people. They build innovations and technologies. These in turn become products and services that can establish new business and drive the economy. We must start with our people by giving them the best education possible.”

Failure to improve in education is an economic illness. For many years, India government did not allow their schools to collaborate with foreign universities, despite a huge demand for better education. Its politician considered education is a “cultural” aspect and did not want to “Contaminate” the “pure” education with foreigner education system. It made Indian education so bad, and weakened its entire country for fifty years. Begin in 1990s when it opened the doors to bring in changes to its education, its economy took off. Today it has transformed India to a new high level in its history. An India professor explained: “By unleash the power of our own people, by invest in our own people, India has made the right choice. For the millions of people who want to be educated suddenly the door open wide and the vision is simple: “Study information technology to make India strong”. Million of students follow that vision and what happened in India is really a miracle.” Within 20 years, India has moved from one of the poor country to one of a most powerful nation with the fastest growing economy in the world. Not long ago, people think of India as an agricultural country that export spices but today when you mention India, people would say “information technology”.

Education is something that can grow fast. With the right vision, the right direction and some nurturing it can transform a country. India is a good example; Malaysia is a good example; Singapore is a good example. Investing in education is probably the best investment a country could make and it can starts with a simple vision just like over twenty years ago when the Prime Minister Rajiv Gandhi declared his vision for India: “Study Information Technology to make India strong.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com