Công nghệ và kinh tế

Công nghệ và kinh tế

Câu hỏi trong nhiều chính phủ ngày nay là: “Làm sao tạo ra việc làm?” Trong vài năm qua, các nhà kinh tế đã thảo luận vấn đề này nhưng không thể tìm ra câu trả lời. Lí do là phần lớn họ chỉ nghĩ về kiểu việc làm mà họ có thể đo được như số việc làm chế tạo hay việc làm nông nghiệp hay dữ liệu kinh tế như số sản phẩm được tạo ra cho xuất khẩu, số cây lương thực được sản xuất ra theo trọng lượng, như được mô tả trong các lí thuyết kinh tế. Điều xảy ra ngày nay là dẫn lái chính của kinh tế là cái gì đó không đo được và không khớp với hình mẫu kinh tế cũ.

Nếu chúng ta nhìn lại ba mươi năm qua, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết mọi thứ đều được dẫn lái bởi công nghệ: phần mềm, Internets, app di động, máy tự động và robots. Dữ liệu kinh tế này là khó đo bởi vì một số được thương mại và được trao đổi trong "thế giới ảo." Chẳng hạn, làm sao bạn đo được giá trị kinh tế của app di động được tải xuống qua Internet? Làm sao bạn đo được giá trị phần mềm qua nguồn mở? Làm sao bạn đo được giao tác trực tuyến? Không có dữ liệu hữu hình, các nhà kinh tế không thể dự báo được.

Có lẽ bởi lí do đó mà tờ World Economic Outlook đã báo cáo một bức tranh ảm đạm: “Nhìn lên trước, không có dấu hiệu cải tiến lớn lao nào trong việc tạo ra việc làm. Nhiều cơ xưởng đang đóng cửa với hàng trăm nghìn người mất việc mỗi tháng, và con số này vẫn đang tăng lên ở mọi nơi.” Các nhà kinh tế đã đóng góp cho báo cáo này đã đo tài sản như cái ra của chế tạo, khối lượng cung cấp năng lượng; số sản phẩm xuất khẩu v.v vì những "tài sản hữu hình" này được phát biểu rõ ràng trong công thức kinh tế. Họ đã bỏ qua sự kiện là phần lớn tăng trưởng việc làm được dẫn lái bởi "tài sản vô hình" như vốn con người, vốn trí tuệ, và dịch vụ điều là yếu tố then chốt của kinh tế hiện đại, nơi kinh doanh hướng dịch vụ và chế tạo công nghệ cao là việc tạo việc làm chủ yếu.

Một giáo sư kinh tế bảo tôi: “Vấn đề với công nghệ cao là robots và máy móc có thể thay thế con người cho nên không còn việc làm nữa cho mọi người. Về căn bản công nghệ cao phá huỷ nền kinh tế. Khi thất nghiệp tăng lên tới mức nào đó, sẽ có chính phủ hỗn độn và không ổn định ở mọi nơi; trong trường hợp đó chiến tranh là khó tránh khỏi.”

Tôi không đồng ý: “Ông quên mất sự kiện là chính con người mới tạo ra robots và máy móc. Có nhiều việc làm trong phần mềm, phần cứng, và kĩ nghệ v.v, có thiếu hụt người có kĩ năng để tạo ra robots và máy mà có thể thay thế cho công nhân lao động. Vấn đề là giáo dục phải thay đổi; cách đo kinh tế phải thay đổi để hội tụ vào "động cơ tạo việc làm" này. Trong thời đại thông tin này, chúng ta phải thay đổi cách nhìn và không thể chỉ dựa vào công thức cũ.”

Ông ấy nói lên cái nhìn của ông ấy: “Công nghiệp công nghệ cao không thuê nhiều công nhân như cơ xưởng. Ông định làm gì với hàng trăm nghìn công nhân lao động thất nghiệp? Công nghệ cao tạo ra vài việc làm nhưng phá huỷ còn nhiều việc làm hơn. Mối quan ngại của chúng ta hôm nay là làm sao chúng ta tạo ra nhiều việc làm hơn cho những người này? Là nhà kinh tế, tôi không thấy bức tranh tươi sáng ở đây.”

Khó mà tranh cãi với "logic" như vậy về định lượng thay vì định tính, về công việc lao động so với công việc trí tuệ. Tất nhiên, khi việc tự động hoá cơ xưởng đang xảy ra ở nhiều nước, tôi có thể thấy rằng nhiều công nhân lao động sẽ sớm bị thay thế bởi máy móc và robots và không có hành động thích hợp, nền kinh tế có vẻ ảm đạm.

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi bao nhiêu nhà kinh tế đọc các sách lịch sử. Nếu chúng ta nhớ lại lịch sử của cách mạng công nghiệp, chúng ta cũng có thể thấy một hình mẫu rất tương tự. Trong thời cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, các nhà phát minh và nhà khoa học đã phát triển các máy móc mới, kĩ thuật mới, và thiết bị mới mà đóng góp cho tiến bộ của công nghiệp hoá trong thế kỉ 20, nhưng họ cũng đối diện với nhiều chỉ trích và chống cự. Chẳng hạn, khi động cơ hơi nước được dùng để làm động lực cho tàu thuyền ở Anh, công nhân được bảo rằng nó có thể phá huỷ việc làm của họ cho nên họ đốt động cơ và đe doạ giết các nhà khoa học về động cơ hơi nước đó. Khi Barthelemy Thimonier phát minh ra máy may đầu tiên, thợ may giận dữ đốt nhà ông ấy và suýt giết chết ông ấy do sợ thất nghiệp. Khi đầu máy xe lửa được phát minh, các chính phủ châu Âu muốn nó bị cấm vì họ lo ngại rằng phát triển của đường sắt có thể làm hại cho việc làm trong vận tải bằng xe ngựa. Vào lúc đó, châu Âu có nhiều đại học hàng đầu và nhiều nhà khoa học lỗi lạc nhưng những thứ họ phát minh ra đã bị đè nén vì nhiều nhà kinh tế nói với chính phủ rằng những thứ này có thể phá huỷ việc làm trong công nghiệp nghề thủ công. Đó là lí do tại sao nhiều nhà khoa học và nhà phát minh đã bỏ châu Âu sang Mĩ và bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp ở đó. Nếu các chính phủ châu Âu có viễn kiến và cho phép những nhà khoa học và nhà phát minh này tiếp tục công việc của họ, chúng ta có thể vẫn thấy vinh quang của châu Âu ngày nay và Mĩ có thể vẫn ở chỗ đầy cao bồi và người da đỏ.

Ngày nay chúng ta đang trải qua đợt sóng thứ nhất của thời đại thông tin với máy tính cá nhân, Internet, điện thoại di động, robotics nhưng tôi chắc sẽ còn nhiều thứ nữa tới. Để thời đại mới này nở hoa, hệ thống giáo dục mới dựa trên khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) phải được phát triển để tạo ra những công nhân có kĩ năng và tri thức đặc biệt suy nghĩ phê phán, để phát kiến, và tạo ra nền kinh tế mới. Loại công nhân mức cao đó dựa trên phẩm chất của tính cách của từng cá nhân cũng như tri thức và kĩ năng của họ.

Tôi tin rằng những người lãnh đạo cần hiểu về "tri thức vô hình" điều dẫn lái cho kinh tế thay vì tiếp tục với quan niệm về xây dựng tài sản vật lí hay xuất khẩu đo được trong cơ xưởng như được dạy trong nhiều môn học kinh doanh và kinh tế. Ngày nay các nước không thể dựa vào cơ xưởng làm "động cơ tạo việc làm" như trong quá khứ. Họ phải tránh mô hình "kinh tế do xuất khẩu lãnh đạo" điều dựa vào người tiêu thụ ở Mĩ và châu Âu để mua sản phẩm xuất khẩu giá rẻ từ họ. Với khủng hoảng hiện thời đang lan rộng khắp châu Âu, những người ở đó sẽ KHÔNG mua nhiều. Sự chậm lại trong kinh tế toàn cầu có nghĩa là các quốc gia đang phát triển phải tìm giải pháp khác. Trung Quốc đã thấy "phép màu kinh tế" của nó chậm dần nơi xuất khẩu đi tới dừng lại. Ngay cả kinh tế của Ấn Độ cũng chậm dần lại nhưng với nhịp độ ít hơn nhiều.

Xu hướng này là rõ ràng rằng lí thuyết "kinh tế cổ" về thịnh vượng bằng chi phí thấp và cơ xưởng rẻ đang đi tới chỗ kết. Các nước đã phát triển làm "khoán trong" thay vì "khoán ngoài." Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, mọi nước đều phải tìm ra "động cơ tạo việc làm" của riêng mình thay vì phụ thuộc vào ai đó xuất khẩu việc làm cho họ. Các đại học phải hội tụ vào giáo dục STEM để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Làm sinh động nền kinh tế yêu cầu nhiều người học các công nghệ phát kiến bởi vì cơ xưởng hiện đại yêu cầu công nhân có kĩ năng. Điều này yêu cầu viễn kiến, quyết tâm và dũng cảm để đặt ra phương hướng mới để nắm lấy cơ hội vì cạnh tranh sẽ dữ dội.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com