Đối thoại khác ở Trung Quốc/3

Đối thoại khác ở Trung Quốc phần 3

Có dấu hiệu kinh tế chậm dần ở Trung Quốc. Sau ba thập kỉ tăng trưởng, nước này bắt đầu trải nghiệm một số thay đổi khi xuất khẩu chậm lại, các cơ xưởng đóng cửa, và thất nghiệp tăng lên. Điều duy nhất tăng lên là lương. Khi nền kinh tế bùng nở, ít người chú ý tới việc họ làm được bao nhiêu tiền khi mà tiền đang đổ vào, nhưng khi kinh tế bắt đầu sụt giảm, các công ty nhận ra rằng họ không làm ra tiền mà thực tế mất tiền. Điều này đã tạo ra hoảng sợ trong các công ty lớn và nhỏ, tư nhân và sở hữu nhà nước về hệ thống quản lí của họ tệ thế nào. Mọi ngày, trên báo chí bạn có thể đọc về các công ty mất tiền, hệ thống kế toán sập với nhiều điều không được ghi chép lại, và lãng phí mà các công ty này phải chịu. Đột nhiên có nhu cầu khổng lồ về các vị trí quản lí hàng đầu, loại vị trí được dùng để dành riêng cho những người quen biết nhưng bây giờ điều đó đang thay đổi.

Một người quản lí cấp cao giải thích: “Sau nhiều năm vận hành thua lỗ, chúng tôi bắt đầu nhận ra rằng chúng tôi cần người quản lí có kinh nghiệm để chỉ đạo vận hành. Không có lí do nào để bán nhiều mà không lời. Sự kiện là nhiều người trong chúng tôi không biết cách quản lí doanh nghiệp và chúng tôi phạm nhiều sai lầm.”

Một giáo sư kinh doanh nói với tôi: “Họ không biết cách quản lí công ty lớn. Họ không biết cách làm kinh doanh toàn cầu. Nhiều người quản lí hàng đầu không được đào tạo hay không có tri thức về kinh doanh toàn cầu. Thực hành quản lí của chúng tôi dựa trên quá khứ khi các công ty còn nhỏ. Chúng tôi giỏi trong kinh doanh sở hữu theo gia đình nhỏ, nơi bố dạy con vận hành kinh doanh. Điều đó không có tác dụng trong thế giới cạnh tranh cao của toàn cầu hoá. Chúng tôi không biết cách phát triển chiến lược kinh doanh; chúng tôi không biết cách đặt viễn kiến, sứ mệnh hay mục đích. Chúng tôi theo các sách giáo khoa được viết từ năm mươi năm trước và phần lớn chúng tôi dạy tại các trường kinh doanh không có kinh nghiệm trong công nghiệp. Chúng tôi chỉ biết lí thuyết nhưng phần lớn các lí thuyết này không còn có tác dụng trong kinh tế toàn cầu.”

Tình huống này là thông thường bởi vì nhiều công ty có cùng vấn đề. Họ sản xuất nhiều hơn, bán nhiều hơn trên thị trường toàn cầu nhưng vẫn mất tiền do quản lí kém và hệ thống kế toán nghèo nàn. Ngày nay các công ty lớn và nhỏ, toàn cầu và địa phương, sở hữu tư nhân hay nhà nước đều đang tuyệt vọng tìm những người quản lí hàng đầu đủ tư cách. Trung Quốc cho tốt nghiệp vài triệu người mỗi năm, nhưng ít người đủ tư cách cho những việc làm này. Một người quản lí cấp cao nói với tôi: “Chúng tôi không tìm người có bằng cấp. Chúng tôi biết về hệ thống giáo dục của chúng tôi và loại người tốt nghiệp nào nó tạo ra. Chúng tôi cần người có kinh nghiệm và rất khó tìm ra họ. Người tốt nghiệp hiện thời của chúng tôi toàn lí thuyết nhưng không thể ra được một quyết định. Họ không thể quản lí được cái gì bởi vì họ chưa bao giờ làm việc lúc họ chưa tốt nghiệp. Đào tạo của chúng tôi lạc hậu và cổ lỗ trong thế giới toàn cầu này. Nếu chúng tôi thuê họ và đào tạo họ, sẽ mất nhiều năm trước khi họ thậm chí có thể quản lí được một nhóm nhỏ. Đến lúc đó, họ có lẽ đã chuyển việc làm để được lương tốt hơn cho nên không có lí do gì thuê và đào tạo người thêm nữa.”

Nếu bạn nhìn vào những người quản lí hàng đầu hiện thời của Trung Quốc, bạn sẽ ngạc nhiên bởi vì nhiều người còn trẻ. Họ được giáo dục tốt nhất và có quen biết tốt nhất nhưng có thể không có tri thức và kinh nghiệm để quản lí các công ty lớn. Một trong các sự kiện là giáo dục của họ không có khía cạnh thực hành. Sự kiện khác là nhiều người có được vị trí của họ do quen biết gia đình thay vì tài năng hay thành công. Điều nhiều công ty đang tìm kiếm là ai đó có thể tới và lập tức ra quyết định làm cho nó sinh lời được chứ không phải ai đó vẫn còn học. Tuy nhiên những người mới tốt nghiệp gần đây thường cần đào tại ít nhất vài năm để làm điều đó. Sự không tương xứng này tạo ra vấn đề chính cho công nghiệp kinh doanh của Trung Quốc.

Giáo sư này giải thích: “Trong hầu hết các nước phương tây, quan chức điều hành hàng đầu xuất thân từ thứ hạng quản lí. Họ thường dành ít nhất hai mươi tới ba mươi năm trong công ti, bắt đầu từ đáy và leo lên. Họ học khi họ đi lên cho nên tới lúc họ lên tới vị trí hàng đầu, họ đã biết rõ về doanh nghiệp và có kinh nghiệm chỉ đạo công ty. Hệ thống này làm việc tốt bởi vì chỉ người giỏi nhất, người lỗi lạc nhất, người thành công nhất mới lên tới đỉnh. Chúng tôi chưa học về hệ thống này. Một số người lên vị trí đỉnh tuỳ thuộc vào người họ biết và quen biết gia đình của họ. Họ có thể sáng dạ và có ý định tốt nhưng không có kinh nghiệm. Đây là lí do tại sao họ phạm phải sai lầm.”

Ngày nay những người được mong muốn nhất là người Trung Quốc học ở nước ngoài và về nước. Những người này có tổ hợp của giáo dục phương Tây cũng như kinh nghiệm làm cho họ hấp dẫn các công ty địa phương, đặc biệt các công ty lớn làm kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, điều này tạo ra xung đột với những người được giáo dục địa phương.

Một giáo sư nói với tôi: “Sinh viên của chúng tôi không hạnh phúc khi thấy ai đó như họ được lương tốt hơn, thưởng đặc biệt như phụ cấp nhà cửa và chi phí giáo dục cho con cái họ, và thu xếp đi nghỉ hè. Họ cả hai đều có bằng cấp nhưng một người từ đại học phương tây và người kia ở đại học địa phương. Một số trong họ đã sống ở hải ngoại một thời gian dài và họ thường hành động khác, một số thường hành động như người phương tây. Ở Trung Quốc, trung thành với công ty là giống như gia đình, bạn ở trong nó cả đời. Nhưng người được giáo dục nước ngoài này không có chung cách nhìn đó. Họ thường đổi việc để có trả lương tốt hơn và điểm thưởng tốt hơn, khó mà giữ họ lâu được. Khi nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, nhiều công ty thích thuê người có giáo dục ở nước ngoài như họ và các công ty địa phương phải cạnh tranh vì những người quản lí có kinh nghiệm này. Điều đó là khó và chúng tôi thường thất bại.”

Trong khi số các quan chức điều hành cao nhất có phẩm chất là ít, số các công ty tìm thuê họ đang tăng lên. Không chỉ công ty tư mà cả các công ty sở hữu của nhà nước cũng đang tìm họ. Mục đích chính là tìm ra ai đó có thể xoay chuyển công ti, đặt chiều hướng mới, và làm cho nó sinh lời. Vì nhu cầu về người quản lí cao nhất ở Trung Quốc là cao, những người cao nhất này cũng đòi hỏi nhiều điểm thưởng hơn và lương cao hơn.

Một người quản lí cấp cao phàn nàn: “Những người này không biết tới trung thành, họ chỉ quan tâm tới tiền. Ông thuê một người quản lí 30 tuổi và trả nhiều tiền cho kinh nghiệm của anh ta nhưng trong vài tháng nếu anh ta kiếm được đề nghị tốt hơn ở đâu đó khác, anh ta không ngần ngại chuyển việc.” Khi tôi hỏi một người quản lí trẻ được giáo dục ở Mĩ về điều này, anh ta giải thích: “Ông phải hiểu vị trí của tôi nữa chứ. Có nhiều sức ép từ gia đình tôi để đạt tới thành công nhanh chóng. Bởi vì chính sách một con, tôi có bố mẹ và ông bà những người quan tâm tới thành công của tôi. Họ đã dành tiền cho giáo dục của tôi, cho tôi qua Mĩ học tập, khi trở về, tôi phải thành công để đáp ứng cho mong đợi của họ. Tôi phải có nhà riêng của tôi với đồ đạc tốt nhất, xe hơi đắt tiền và địa vị danh giá. Đó là thành công là gì trong con mắt của gia đình tôi. Tôi phải làm cho bố mẹ tôi và ông bà tôi tự hào.”

Ngày nay, gần như mọi thanh niên ở Trung Quốc coi lương là ưu tiên hàng đầu của họ. Trong nhiều thập kỉ sống dưới chuẩn sống trung bình, ngày nay điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Sở hữu một ngôi nhà trong khu lận cận đẹp, xe hơi đắt tiền, nhiều thiết bị điện tử, và nhiều thứ đồ vật chất hàng hiệu là biểu tượng của thành công.

Trong cuộc viếng thăm một công ty phần mềm, tôi gặp một người phát triển phần mềm trẻ tới từ một làng nhỏ. cả bố mẹ và ông bà anh ta đều là nông dân. Anh ta là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. Tôi chúc mừng anh ta: “Anh phải tự hào về việc là người đầu tiên trong gia đình anh vào đại học và bây giờ có việc làm tốt. Tôi chắc gia đình anh rất tự hào về anh.” Anh ta dường như dửng dưng với lời ca ngợi của tôi. Trong cuộc nói chuyện, anh ta nói với tôi rằng anh ta đã không gặp bố mẹ và ông bà trong nhiều năm. Anh ta thậm chí đã không nói chuyện với họ mặc dầu anh ta có iPhone kè kè bên mình mọi lúc. Là người phát triển phần mềm, anh ta làm được lương tốt nhưng khi tôi hỏi liệu anh ta có gửi tiền về nhà để hỗ trợ cho gia đình không, anh dường như cáu. Sau vài phút anh ta thú nhận rằng anh ta đã không làm điều đó vì anh ta có những thứ khác mà anh ta phải tiết kiệm. Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh ta chỉ vào chiếc xe BMW đang đậu trước toà nhà và nói: “Đó là xe của người quản lí của tôi, tôi muốn có chiếc xe đó và tôi đang tiết kiệm tiền cho nó.” BMW là xe rất đắt, ngay cả ở Mĩ. ở Trung Quốc, nó còn đắt hơn do thuế nhập khẩu. Ngay cả với người phát triển phần mềm có lương khá, sẽ phải mất ít nhất mười năm hay hơn để mua chiếc xe như vậy.

Khi tôi kể điều đó với người bạn, anh ta giải thích: “Có khác biệt lớn giữa thế hệ chúng tôi và thế hệ trẻ hơn. Chúng tôi vẫn nhớ các giá trị truyền thống của đạo làm con, của việc là công dân tốt và trung thành với đất nước. Thế hệ trẻ hơn không coi điều đó là có giá trị nào. Họ chịu ảnh hưởng của các thứ vật chất và họ cảm thấy rằng họ xứng đáng có những vật xa hoa đó. Họ không được dạy về đạo làm con với bố mẹ, họ không được dạy về có trách nhiệm với xã hội nhưng tất cả họ đều được dạy phải thành công và làm ra nhiều tiền. Không may, không có giáo dục đúng, một số sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm để có được nó, bằng bất kì giá nào.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com