Xu hướng mới trong khoán ngoài

Xu hướng mới trong khoán ngoài

Tuần trước, một phái đoàn kinh doanh Ba Lan tới thăm Carnegie Mellon. Sau khi đi thăm quanh khuôn viên trường và nói chuyện với nhiều bộ phận quản trị nhà trường, ba thành viên tới thăm khoa của tôi. Khi tôi chỉ cho họ xem các lớp học và phòng thí nghiệm, chúng tôi đã có nhiều đối thoại về phát triển phần mềm toàn cầu. Một thành viên, ông Heniek Muraski hỏi: “Chúng tôi biết rằng Công nghệ thông tin (CNTT) là dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Chúng tôi đã thiết lập vài khu công viên công nghệ để thúc đẩy công nghiệp CNTT nhưng đến giờ việc kiếm sống và tạo việc làm vẫn ít hơn là mong đợi của chúng tôi. Chúng tôi đã được ông Hiệu trưởng nói cho biết rằng các ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu về xu hướng phần mềm toàn cầu cho nên chúng tôi muốn hỏi ý kiến ông về điều chúng tôi có thể làm để tạo ra công nghiệp CNTT thành công cho việc làm khoán ngoài.”

Tôi đáp: “Mọi chính phủ đều biết rằng công nghiệp CNTT tạo ra nhiều việc làm hơn và giúp đỡ cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Vài nước có mọi yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho tăng trưởng công nghiệp CNTT. Tăng trưởng của công nghiệp CNTT tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng của kết cấu nền CNTT, việc cung cấp công nhân có kĩ năng địa phương, chất lượng của giáo dục, khía cạnh pháp lí về sở hữu trí tuệ, và môi trường kinh doanh toàn thể. Phần lớn các nước đã cải tiến một số yếu tố nhưng không phải tất cả. Nếu các ông có tất cả các yếu tố này, các ông có thể xây dựng nền công nghiệp CNTT mạnh.”

Ông Muraski nói: “Chúng tôi biết điều đó, chúng tôi đã làm điều đó. Chúng tôi đã đầu tư vào kết cấu nền CNTT. Chúng tôi có luật về sở hữu trí tuệ và chính sách đầu tư linh hoạt. Chúng tôi đón chào các nước khác đầu tư vào Ba Lan với chính sách xuất nhập khẩu thuận lợi. Hệ thống giáo dục của chúng tôi đã cải tiến vững chắc, chúng tôi có nhiều công nhân CNTT sẵn sàng làm việc. Chi phí của chúng tôi là rất hợp lí vì chúng tôi muốn cạnh tranh với Ấn Độ và trung Quốc. Chúng tôi có thể làm thêm cái gì nữa?"

Tôi bảo ông ấy: “Lực lượng lao động có kĩ năng là trung tâm của công nghiệp CNTT. Không có công nhân có kĩ năng, công nghiệp công nghệ không thể tăng trưởng được. Theo nghiên cứu của tôi, có mối quan hệ mạnh mẽ giữa sức mạnh của hệ thống giáo dục của một nước và sức mạnh của nền công nghiệp công nghệ của nó. Thách thức là ở chỗ các yêu cầu kĩ năng cho công nghiệp CNTT thay đổi rất nhanh chóng. Khi các công ty khoán ngoài công việc cho các nước có chi phí thấp, họ lựa chọn các nước có kĩ năng họ cần. Do đó, nước các ông cần có cách tiếp cận linh hoạt tới phát triển kĩ năng. Vấn đề không phải là có hệ thống giáo dục tốt mà là khả năng cung cấp công nhân đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Vì kĩ năng CNTT đang có nhu cầu thay đổi nhanh chóng, chương trình giáo dục của các công phải thay đổi nhanh chóng theo. Điều này là khó khăn cho các nước có hệ thống giáo dục nhà nước sở hữu truyền thống. Lí do cho Mĩ là người đi đầu về thời thượng trong phát triển kĩ năng bởi vì nó có số lớn đại học đẳng cấp thế giới. Những trường này phần lớn là trường tư thục cho nên họ có thể tạo ra chương trình đào tạo nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp. Bởi vì giáo dục xuất sắc của họ, họ hấp dẫn các sinh viên tài năng có đóng góp lớn cho công nghiệp của Mĩ. Ở châu Âu, Anh, Thuỵ Điển và Đức có nhiều hệ thống giáo dục xuất sắc. Ở châu Á, Singapore, Đài Loan, và Hàn Quốc cũng có cập nhật hệ thống giáo dục của họ để linh hoạt hơn trong những năm gần đây."

Ông ấy hỏi: “Về Trung Quốc và Ấn Độ thì sao?"

Tôi đáp: “Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp hơn bất kì nước nào khác. Chính phủ Trung Quốc đã tăng ngân quĩ cho giáo dục cao hơn và tái tổ chức hệ thống giáo dục của nó để hội tụ vào công nghệ và số sinh viên đã tăng lên. Mỗi năm, các đại học của nó cho tốt nghiệp quãng nửa triệu người trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Ấn Độ cũng cho tốt nghiệp quãng 700,000 sinh viên trong máy tính và kĩ nghệ. Tuy nhiên, con số lớn này che giấu vấn đề then chốt. Mặc cho số lớn sinh viên tốt nghiệp, cả hai nước bây giờ báo cáo thiếu hụt nhân viên CNTT có kĩ năng trong một số khu vực. Năm ngoái, chính phủ Ấn Độ báo cáo rằng họ không thể tạo ra sinh viên tốt nghiệp đủ nhanh để bắt kịp với nhu cầu toàn cầu. Tại sao có trên một triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm nhưng dầu vậy họ vẫn có thiếu hụt? Lí do đơn giản là quãng 80% sinh viên tốt nghiệp không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Thiếu hụt được báo cáo ở kĩ năng CNTT mức cao như: quản lí dự án, kiến trúc phần mềm, quản lí thay đổi, kĩ nghệ yêu cầu hay phân tích doanh nghiệp, an ninh mạng và quản lí dịch vụ. Đây là những kĩ năng mà công nghiệp cần ngày nay để duy trì môi trường kinh doanh cạnh tranh. Nhu cầu là về những công nhân hiểu cách tự động hoá qui trình doanh nghiệp, quản lí kết cấu nền mạng phức tạp tăng lên, và tạo ra giá trị cho công ty. Nếu các ông nhìn kĩ vào cả Trung Quốc và Ấn Độ, các ông có thể thấy rằng hệ thống giáo dục hiện thời của họ vẫn tuân theo truyền thống đã tồn tại nhiều trăm năm rồi. Họ đầy lí thuyết, tri thức sách vở với các thực hành bị giới hạn. Sinh viên dành ba năm chỉ để học viết mã. Họ phải ghi nhớ nhiều phương trình để qua nhiều kì thi. Hệ thống giáo dục của họ rất chậm thay đổi mặc cho nhiều đầu tư của chính phủ. Vài năm trước, các công ty tư nhân ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đã thất vọng với việc thiếu tiến bộ và đã thành lập các đại học riêng của họ. Phải mất vài năm nữa để phát triển đủ công nhân có kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp. Đây là cơ hội cho các nước khác cạnh tranh, nếu họ có thể cải tiến hệ thống giáo dục của họ nhanh hơn.”

Ông Muraski dường như ngạc nhiên: “Trong nhiều năm chúng tôi đã tập trung vào kĩ năng thấp hơn như lập trình, kiểm thử để đáp ứng nhu cầu khoán ngoài bởi vì chúng tôi thấy rằng Ấn Độ và Trung Quốc đã thành công thế. Chúng tôi đã không biết về các kĩ năng cao hơn khác.”

Tôi giải thích: “Đó là điều nhiều người cũng nghĩ tới. Mọi người đều xô vào các kĩ năng thấp đang được khoán ngoài. Điều đó là đúng mười năm trước nhưng mọi sự đã thay đổi. Theo nghiên cứu của tôi, có số lớn những người có kĩ năng đã tới tuổi về hưu ở Mĩ và Tây Âu. Các công ty đang thấy rằng không có đủ người vươn lên qua các xếp hạng để nhận nhiều việc CNTT có kĩ năng. Trường hợp thường xảy ra là công ty sẽ tuyển mộ người tốt nghiệp trẻ, đưa họ vào làm việc và để cho họ học trong khi làm việc. Sau mười năm hay đại loại như vậy, họ có đủ kinh nghiệm để đi lên tới kĩ năng cao hơn như người quản lí dự án, người phân tích doanh nghiệp hay kiến trúc sư hệ thống. Giả sử rằng có phong trào dần dần của những người về hưu và người mới kế tục công việc của họ thì mọi sự sẽ tốt. Vấn đề là ngày nay, phần lớn các công ty đều có trên 45% những người có kĩ năng đang về hưu nhưng có ít hơn 10% những người trẻ kế tục việc của họ nên đột nhiên cầu vượt quá cung. Trong mười năm qua, con số sinh viên học về khoa học máy tính và công nghệ thông tin đã sụt giảm lớn. Nhiều sinh viên lựa chọn lĩnh vực đầu tư, ngân hàng, kinh doanh thị trường chứng khoán v.v.. Với ít người hơn vào khu vực kĩ thuật nhưng nhiều người kĩ thuật về hưu, cân bằng bị thay đổi. Bây giờ khoán ngoài không còn là về chi phí thấp hơn mà thay đổi sang kĩ năng cao hơn. Ngày nay các công ty đang sẵn lòng trả nhiều hơn cho những kĩ năng này, nếu họ có thể tìm thấy người.”

Ông Muraski lắc đầu: “Chúng tôi không biết về thay đổi này? Ấn Độ và Trung Quốc có biết điều đó không?"

Tôi đáp: “Không may, họ đã không thấy trước thay đổi này. Họ bây giờ đang đổi cách tiếp cận của họ tới đào tạo bởi vì lỗ hổng kĩ năng này đang ảnh hưởng tới cả Ấn Độ và Trung Quốc nữa. Theo Kiran Karnik, đại diện công nghiệp phần mềm của Ấn Độ, chỉ ít hơn 30% sinh viên tốt nghiệp của nó là làm việc được trong công nghiệp CNTT. Ông ấy tin rằng đến năm 2012, công nghiệp CNTT Ấn Độ có thể đối diện với thiếu hụt 800,000 công nhân có kĩ năng. Vấn đề then chốt là phương pháp cứng nhắc của Ấn Độ về dạy học dựa trên bài giảng tổ hợp với ghi nhớ cổ lỗ không khuyến khích tư duy phê phán và kĩ năng giải quyết vấn đề. Ngày nay sinh viên tốt nghiệp của Ấn Độ có thể làm việc tốt trong lập trình, kiểm thử và một số thiết kế nhưng để chuyên sâu kĩ năng cao hơn yêu cầu thay đổi lớn và điều đó sẽ mất nhiều năm nữa. Tình huống ở Trung Quốc cũng không tốt hơn. Trung Quốc cũng đối diện với thiếu hụt công nhân kĩ năng cao, tương tự như Ấn Độ. Vấn đề chính ở Trung Quốc là phần lớn sinh viên tốt nghiệp không nói thạo tiếng nước ngoài. Họ cũng thiếu đào tạo kĩ năng mềm. Hệ thống giáo dục của họ tạo ra sinh viên tốt nghiệp người không có khả năng trình bày, tham gia cùng khách hàng hay nói về các ý tưởng mới. Thậm chí nhiều người có học thêm các đào tạo kĩ năng mềm đấy nhưng đến giờ họ vẫn không thành công. Lí do đơn giản là văn hoá truyền thống của việc học thụ động thay vì học tích cực. Sinh viên được dạy phải yên tĩnh, không nói trong đầu, tập trung vào làm nhưng không quản lí v.v. Cần mất nhiều năm nữa để thay đổi hệ thống giáo dục cổ lỗ này.”

Ông Muraski hỏi: “Giải pháp tốt nhất là gì? Làm sao chúng tôi có thể thay đổi nhanh được?"

Tôi giải thích: “Mặc dầu nhiều nước châu Á đang làm việc để cải tiến hệ thống giáo dục của họ, sẽ phải mất nhiều năm nữa. Ngày nay sinh viên từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ lũ lượt kéo sang các đại học của Mĩ để học tập, và sau một thời kì làm việc ở Mĩ, nhiều người có thể quay về nước với kĩ năng họ đã học được. Những sinh viên đó sẽ đóng vai trò rất mấu chốt trong phát triển công nghiệp CNTT của họ trong tương lai của họ.

Họ sẽ có khả năng đem về những kĩ năng bị thiếu trong cách quản lí dự án, công ti, và công nghiệp theo phong cách phương Tây. Tất nhiên, sẽ mất thời gian nhưng đó là một giải pháp. Có nhiều giải pháp cho nên ông không thể chỉ chọn một mà phải lựa chọn nhiều và xem cái nào sẽ có tác dụng tốt nhất. Khó khăn cho nhiều nước là ở chỗ hệ thống giáo dục truyền thống không thể đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của công nghiệp. Những nền kinh tế thành công nhất trong thích ứng với nhu cầu thay đổi là những nền kinh tế mà chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống giáo dục, như Singapore, Hàn Quốc và Malaysia. Họ có người có kĩ năng cao ở các vị trí có thể thiết lập viễn kiến, chiều hướng và mục đích cho các đại học và quản lí đại học cho tới khi chúng được đáp ứng nhanh chóng. Cách khác là nhập khẩu các chương trình giáo dục đào tạo tốt từ các trường toàn cầu hàng đầu để xúc tiến cải tiến nhanh chóng hệ thống giáo dục và điều đó có thể tạo ra khác biệt. Theo nghiên cứu của tôi về xu hướng công nghệ, chỉ Mĩ, cùng với Anh, Thuỵ Điển, Hàn Quốc và Singapore là có hệ thống giáo dục có khả năng đào tạo các chuyên viên CNTT có kĩ năng cao cho ngày mai.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com