Viễn kiến và phương hướng mới

Viễn kiến và phương hướng mới

Khi Satya Nadella trở thành Giám đốc điều hành chính của Microsoft (CEO), ông ấy lập tức đổi hướng của công ty phần mềm khổng lồ này bằng viễn kiến mới: “Di động thứ nhất, Mây thứ nhất,” để mô tả điều ông ấy nghĩ công nghệ thông tin tương lai sẽ là gì và Microsoft nên đi về đâu. Viễn kiến đó bây giờ là phương hướng mới cho công ty vì mọi thứ phải chuyển sang di động và mây. Một điều tương tự đã xảy ra năm 1995 khi Bill Gates ban hành một viễn kiến mới có tên “Con sóng triều Internet,” trong đó ông ấy đã gọi Internet là “Phát triển quan trọng nhất từ Máy tính cá nhân” và đã đổi viễn kiến của công ty từ “Đặt PC vào mọi gia đình" thành “Đặt PC vào mọi doanh nghiệp rồi kết nối chúng vào Internet bằng Explorer của Microsoft.”

Sau khi viễn kiến này được công bố, các nhà phân tích công nghiệp dự báo rằng sẽ có thay đổi nào đó trong công ty phần mềm khổng lồ này nhưng không ai tin rằng nó xảy ra nhanh thế. Trong vòng hai tháng ở văn phòng, Satya ra lệnh sa thải ồ ạt 25,000 nhân viên, nhiều người là người quản lí hạng cao. Điều này là cần thiết vì Microsoft cần chuyển nhanh nếu không nó sẽ không có khả năng cạnh tranh với Google, Facebook, Apple và hàng trăm công ty đối thủ. Theo viễn kiến mới, Microsoft muốn chuyển nhanh ra ngoài điều họ đã thành công bằng việc phát triển công cụ mới có thể phân tích, dự báo, và cho cái nhìn sâu cho người quản lí để làm quyết định. Họ muốn doanh nghiệp dùng công cụ của họ, nền tảng của họ (máy tính bảng Surface), hệ điều hành (Windows) và kết cấu nền mây đầu sau (Azure) để tổ chức mọi dữ liệu để có được thông tin có giá trị một cách nhanh chóng.

Microsoft không phải là công ty duy nhất sa thải công nhân, nhiều công ty đang dịch chuyển chiến lược của họ sang hội tụ vào những kĩ năng mới, công cụ mới, phương hướng mới và loại bỏ các nhân viên không năng suất nữa. Trong 6 tháng qua, trên 350,000 người đã mất việc làm khi các công ty công nghệ như Hewlett Packard, Cisco, và Dell v.v. bắt đầu giảm lực lượng lao động của họ. Số người còn lại được yêu cầu đi học các đào tạo đặc biệt để cải tiến thiếu sót kĩ thuật của họ. Chẳng hạn, IBM đã ban hành cắt bỏ 10% lương cho những công nhân đã được chọn cho chương trình đào tạo mới để đưa các kĩ năng thiếu sót tiến lên cho nhu cầu hiện tại. Mục đích là bắc cầu qua khe hở giữa điều họ biết mà có thể đã lỗi thời và điều được công ty cần. Một quan chức điều hành nói: “Thế giới kinh doanh đang thay đổi cho nên công ty phải thay đổi nữa nhưng có nhiều công nhân không thể thay đổi được và trở thành chướng ngại cho phương hướng mới. Điều họ biết là lỗi thời, điều họ làm không còn được cần; họ không muốn làm quyết định nào mà có thể tác động tới vị trí của họ cho nên họ ngăn cản người khác khỏi làm những thay đổi cần thiết. Chúng tôi không thể dung thứ được kiểu thái độ này và họ phải ra đi.”

Như với công nghệ thay đổi, viễn kiến và phương hướng của công ty phải thay đổi và sẽ có thay đổi trong giáo dục và đào tạo vì thị trường việc làm đã thay đổi để phù hợp với thay đổi công nghiệp. Ngày nay các đại học hàng đầu đang thay đổi chương trình đào tạo của họ để hội tụ nhiều hơn và phát triển ứng dụng di động, phần mềm như dịch vụ, tính toán mây, phân tích big data và an ninh tính toán như là những kĩ năng mà người tốt nghiệp của họ phải có. Một hiệu trưởng đại học hàng đầu nói: “Chúng tôi phải dịch chuyển đào tạo của chúng tôi để chuyển giao theo phương hướng của viễn kiến công nghiệp. Khi Microsoft, Google, Apple, Facebook, Amazon cam kết với phát triển tính toán mây và app di động, thị trường việc làm sẽ dịch chuyển theo phương hướng đó và chúng tôi phải nghĩ về tương lai của người tốt nghiệp của chúng tôi.”

Các nhà phân tích công nghiệp đồng ý, một người viết: “Bạn không thể nhìn lại kỉ nguyên tính toán cá nhân được, nó qua rồi. Bạn phải nhìn tới xu hướng tiếp và thay đổi nhanh chóng. Tương lai là phát triển app di động, tính toán mây, phân tích big data, và an ninh tính toán. Không ai biết công ty nào sẽ là người thắng trong cạnh tranh này nhưng tất cả họ đều đang tuyển những người tốt nghiệp trong bốn khu vực chiến lược này và xu hướng này sẽ tràn ngập suốt toàn thể ngành công nghiệp. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhu cầu khổng lồ về công nhân với những kĩ năng này.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com