Viễn kiến cho tương lai

Viễn kiến cho tương lai

Trong hơn 25 năm, công nghiệp điện tử Nhật Bản đã chi phối thị trường toàn cầu với các thương hiệu như Sony, Panasonic, JVC, Hitachi v.v. Nhưng trong tám năm qua, tất cả những công ty này đều mất tiền và thậm chí có thể đi ra khỏi kinh doanh. Tuần trước, Giám đốc điều hành (CEO) của Sony Kazuo Hirai thừa nhận với nhiều báo chí Nhật Bản rằng lí do chính nó đang mất tiền và thị phần là vì nó đã không đáp ứng đủ nhanh với các điều kiện thị trường thay đổi.

Trong nhiều năm, Sony là thương hiệu và biểu tượng nổi tiếng nhất của thành công của Nhật Bản nhưng thất bại hiện thời của nó đã dẫn tới thay đổi chính trong công nghiệp của người Nhật Bản. Ông Hirai giải thích: “Chúng tôi sẽ cải tổ cấu trúc chính với viễn kiến mới và chiến lược mới. Và kinh doanh tương lai của chúng tôi sẽ hội tụ vào dịch vụ tính toán mây, thiết bị đeo được, giải trí, và tài chính.” Mặc dầu ông ấy đã không nhắc tới kinh doanh ti vi của nó nhưng điều hiển nhiên là có thời công ty đã là người lãnh đạo trong thị trường ti vi, Sony nay đã mất thị trường đó vào tay Samsung. Sony cũng đang ra khỏi thị trường máy tính và dừng làm các máy PC Vaio của nó. Một nhà phân tích công nghiệp viết: “Thị trường phần cứng bị bão hoà và mất tiền, tương lai là trong phần mềm với app di động, big data và tính toán mây. Vấn đề là những người quản lí hàng đầu ở Nhật Bản tất cả đều xuất thân từ kinh doanh phần cứng, họ đã thành công và đi lên các vị trí lãnh đạo và tư duy của họ là từ "phần cứng của quá khứ" và không thể nghĩ được tới tương lai trong thị trường cạnh tranh này. Điều được mong đợi là với chiều hướng mới, phần lớn những người quản lí hàng đầu sẽ được thay thế bởi những người quản lí trẻ hơn, năng nổ hơn với nền tảng phần mềm và nhiều công ty đang ra khỏi kinh doanh phần cứng và chuyển vào trong các khu vực phần mềm với tính toán mây và di động là ưu tiên hàng đầu của họ.”

Một nhà phân tích công nghiệp khác viết: “Khi công nghệ thay đổi, “văn hoá công ti" cũng phải thay đổi. Văn hoá công ty là tư duy và nguyên lí rằng mọi người làm việc trong chia sẻ công ty. Khi văn hoá công ty thay đổi, những người không thể thay đổi được sẽ bị loại bỏ kể cả người quản lí và công nhân. Ngày nay chúng ta đang kinh qua những thay đổi công nghệ và văn hoá trong mọi công ti, điều đó là tuỳ ở mọi người học cách thay đổi cùng nó và họ phải thay đổi nhanh chóng vì không ai có thể đứng yên hay đi lùi lại quá khứ. Thách thức là để hiểu về các công nghệ đang nổi lên và cách chúng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, công việc của họ, việc làm của họ, và xã hội. Về căn bản, mọi người cần biết tương lai sẽ giống như cái gì để cho họ có thể điều chỉnh theo nó nhưng điều đó yêu cầu tri thức công nghệ nào đó mà phần lớn mọi người không có.”

Nhật Bản không phải là nước duy nhất chịu đựng những thay đổi công nghệ. Trên khắp thế giới, các nước đang vật lộn để bắt kịp với thay đổi, nhiều công ty lớn đang đóng kinh doanh, sa thải công nhân, làm tăng thất nghiệp và tàn phá nền kinh tế. Ngay cả Mĩ với nền kinh tế mạnh cũng đang vật lộn nữa. Trong hai mươi năm qua, trên 800 công ty lớn của Mĩ đã nộp đơn xin phá sản, hàng triệu người mất việc làm của họ và thay đổi này vẫn còn chưa đầy đủ. Người ta mong đợi rằng các công ty lớn hơn sẽ đóng cửa sớm. Một nhà phân tích Phố Wall viết: Trong quá khứ, các công ty Mĩ lớn kéo dài ít nhất 65 tới 120 năm nhưng gần đây nhiều công ty chỉ có thể kéo dài quãng 10 tới 25 năm vì công nghệ thay đổi nhanh thế. Khó thay đổi khi người quản lí cấp cao, người đã từng thành công trong quá khứ không thể lãnh đạo được công ty hướng tới tương lai. Khi công ty đã được thiết lập bắt đầu thất bại; nhiều công ty mới và năng nổ được thành lập và thâu tóm thị trường. Khi các công ty phần cứng như DEC, Wang, IBM, và Data General thất bại, chính Microsoft, Apple, Lotus, và Adobe tiếp quản. Khi Microsoft không còn là lực chi phối, Google, Apple và Facebook thâu tóm thị trường. Nhiều nhà kinh tế tin rằng trong thời thay đổi nhanh này, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị nhiều công ty khởi nghiệp với những người tri thức, người có ý tưởng mới, tri thức mới, và kĩ năng mới trong công nghệ để lãnh đạo thay đổi và các nước có nhiều công ty khởi nghiệp, nhiều người có kĩ năng công nghệ sẽ là kẻ thắng.

Trong nhiều năm, nhà kinh tế học và xã hội học tin rằng thay đổi công nghệ tăng lên dần dần nơi nó có thể cải tiến các doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội bằng việc gia tăng các giá trị mới qua thời gian. Chẳng hạn, ô ô thay thế xe ngựa kéo hay máy bay thay thế tầu hoả. Tuy nhiên ngày nay họ bắt đầu nhận ra rằng công nghệ thông tin là một kiểu thay đổi khác nơi thay vì tăng dần, nó làm ngắt quãng và thay đổi một cách triệt để mọi thứ gần như tức khắc. Chẳng hạn, Internet đã hoàn toàn thay đổi kinh doanh toàn thế giới và điện thoại di động đã làm biến đổi nhiều thứ mà không ai thậm chí có thể nghĩ được nó là có thể chỉ mới vài năm trước. Vấn đề là kiểu thay đổi này xảy ra nhanh chóng thế được dẫn lái bởi khả năng phát kiến và sáng tạo. Và khả năng này chỉ tới từ những người có tri thức người hiểu công nghệ đủ vững để thực hiện nó dựa trên viễn kiến của họ về điều tương lai sẽ là gì. Nói cách khác, nó yêu cầu một kiểu tư duy mới, viễn kiến mới để lãnh đạo và quản lí những thay đổi do công nghệ dẫn lái này.

Đó là lí do tại sao trong nhiều năm qua, nhiều nước đã thất bại không điều chỉnh được chính sách kinh tế của họ đủ nhanh để thích ứng với thay đổi công nghệ vì họ quen giải quyết với những thay đổi tăng dần qua các kế hoạch kinh tế nào đó đã có tại chỗ. Họ không thể thay đổi nhanh được vì điều đó yêu cầu viễn kiến và chiến lược mới dựa trên tri thức sâu sắc về công nghệ, điều nhiều người lãnh đạo không có. Mọi người sẽ thay đổi khi họ biết kết quả là gì, kinh doanh của họ sẽ trông như thế nào. Nói cách khác, cái gì sẽ xảy ra cho họ và làm sao họ có thể được lợi từ nó. Không có hiểu biết, mọi người sẽ làm điều họ nghĩ là tốt nhất vào khoảnh khắc đó và điều đó có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Đó là lí do tại sao trong nhiều năm, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu đã vật lộn để đối phó với thay đổi mà không có giải pháp rõ ràng khi nhiều công ty mất tiền và nhiều người mất việc làm. Một nhà phân tích viết: “Cho dù mọi người có ý định tốt; tăng trưởng kinh tế vẫn bị tù đọng vì mọi công ty đang làm việc theo giải pháp riêng của họ và cố gắng sống còn. Không có viễn kiến và chiến lược được xác định rõ ràng vì phần lớn những người quản lí chỉ có thể quyết định được dựa trên kinh nghiệm riêng của họ, điều là quá khứ và không có khả năng nhìn xa vào tương lai.”

Khi kinh doanh kém, xu hướng của phần lớn những người lãnh đạo là hội tụ và việc sửa vấn đề, dừng mọi thứ để giảm chi phí và tiết kiệm tiền. Chọn lựa về việc giải quyết vấn đề trước mắt có thể không phải là vào mối quan tâm dài hạn của nó vì kiểu giải pháp này xói mòn niềm tin trong các công nhân, điều làm phủ định ích lợi doanh nghiệp. Viễn kiến mới được cần để tạo ra sự hội tụ và bằng việc giữ viễn kiến rõ ràng hướng tới tương lai, công nhân và cấp quản lí có thể hội tụ vào việc phát sinh ý tưởng mới, sản phẩm mới, qui trình mới cho tương lai và thấy ra những khả năng mới. Về căn bản một viễn kiến mới đặt ra phong thái của thành công vì nó là cái gì đó để đạt tới. Nó tạo ra hi vọng và đặt ra mong đợi gây hứng khởi và động viên. Yếu tố then chốt là trao đổi nó một cách đam mê với mọi người để thay đổi văn hoá công ty và đó là điều giám đốc điều hành của Sony đang làm. Ông ấy đặt ra chiều hướng mới bằng việc tái tổ chức công ti, thay thế người quản lí cũ bằng người trẻ hơn và đẩy tới một viễn kiến mới: “Hội tụ vào phần mềm như Tính toán mây, Giải trí và Tài chính v.v.” và đóng kinh doanh phần cứng không sinh lời. Một viễn kiến tương tự cũng được Giám đốc điều hành của Microsoft Nadella phát biểu: “Mây thứ nhất, Di động thứ nhất” nơi hội tụ mới sẽ là vào dịch vụ và di động. Bằng việc thiết lập viễn kiến mới, những người lãnh đạo này đang làm một phát biểu nói rằng, “Đây là điều thành công sẽ giống cái gì và cách chúng ta sẽ đạt tới nó.” Và nó sẽ hướng dẫn công ty hướng tới thành tựu của nó, và giữ cho hoạt động doanh nghiệp tăng trưởng thay vì sút giảm.

Xu hướng hiện thời là rõ ràng: “Phần cứng đã qua rồi và tương lai là trong Phần mềm như dịch vụ” nhưng bao nhiêu công ty và đại học nhận biết đầy đủ về xu hướng này và thay đổi kinh doanh của họ và chương trình đào tạo? Câu hỏi của tôi là bao nhiêu sinh viên sẽ tiếp tục học về phần cứng máy tính cá nhân khi họ đáng ra cần học về thiết bị di động như máy tính bảng và điện thoại thông minh? Bao nhiêu sinh viên sẽ tiếp tục học về quản lí hệ thông tin trong nội bộ khi họ đáng ra nên học về quản lí tính toán mây? Bao nhiêu sinh viên sẽ có tri thức và kĩ năng về cái gì đó đang có nhu cầu cao bởi công nghiệp và thị trường việc làm?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com