Truyền thống và tiến bộ

Truyền thống và tiến bộ

Hệ thống giáo dục châu Á có nhiều thi cử và sinh viên châu Á dành phần lớn thời gian của họ trong trường để chuẩn bị cho các kì thi này. Có các kì thi ở trường tiểu học, ở trường trung học cơ sở, ở trường trung học phổ thông và thi vào đại học. Không qua được những kì thi này, học sinh không thể tiếp tục được giáo dục của họ. Hệ thống giáo dục "hướng theo thi cử" này dựa trên truyền thống cổ về chọn lọc vài người để phục vụ cho nhà vua nhưng nó trở thành lỗi thời trong thời đại thông tin và phải được xem xét lại tính hợp thức của nó.

Ngày nay giáo dục KHÔNG được thiết kế dành cho vài người ưu tú mà cho mọi người. Mọi người càng được giáo dục nhiều, càng tốt. Mọi người càng có tri thức và kĩ năng nhiều càng tốt cho xã hội. Các kì thi vào đại học hiện thời cho phép một số ít sinh viên vào đại học đã tạo ra sức ép lớn lên mọi học sinh. Ngày nay có giáo dục đại học là điều bản chất để có việc làm tốt và việc giới hạn số người trẻ có cơ hội này là làm hại cho xã hội. Nó tác động tới tiến bộ của quốc gia trên nền kinh tế và tăng trưởng doanh nghiệp. Có hậu quả ẩn: Nó làm giảm mọi thứ mà sinh viên cần biết và thầy giáo muốn dạy thành "tri thức giới hạn" mà sinh viên cần để qua được kì thi. Sự kiện này là vì sức ép để qua được kì thi; toàn thể giáo dục trung học bị thu lại để hội tụ chỉ vào điều sẽ được bao quát trong kì thi thay vì cái gì đó khác. Điều này cũng buộc học sinh phải ghi nhớ mọi thứ từ "tri thức giới hạn" này để qua được kì thi thay vì học những điều mới để cùng nhịp với tiến bộ khác.

Việc "hướng theo thi cử" cổ lỗ này cũng ngăn cản học sinh trong việc phát triển tư duy độc lập riêng của họ, ý kiến riêng của họ, kĩ năng giải quyết vấn đề riêng của họ, và tính sáng tạo riêng của họ. Cách tiếp cận cổ lỗ này ngăn cản giáo viên dạy tri thức và kĩ năng mới cũng như các khía cạnh quan trọng của cuộc sống như đạo đức, trung thành, yêu nước, và luân lí bởi vì những điều này có thể lấy đi thời gian để chuẩn bị cho học sinh đi thi. Cho dù thầy giáo muốn đưa vào khái niệm mới, ý tưởng mới hay phương pháp dạy mới, học sinh có thể chống lại bởi vì những điều này sẽ không giúp cho họ qua kì thi. Sức ép của thi cử này nặng nề tới mức mỗi năm, nhiều học sinh trẻ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tự tử khi họ hỏng kì thi. Sức ép cũng nặng tới mức đẩy một số học sinh tới gian lận khi thi. Sức ép nặng tới mức nhiều gia đình, mặc cho nguồn thu nhập giới hạn của họ, phải chi tiêu cho con cái họ để thuê thầy kèm để học cách qua được kì thi. Sức ép này nặng tới mức mọi người sẽ hối lộ một số giám thị để làm cho con họ qua được kì thi. Cách tiếp cận "hướng theo thi cử" cũng có tiêu cực ngầm: Nó làm nản chí thanh niên theo đuổi mục đích của họ vì thất bại có hậu quả nghiêm trọng tới tình cảm và tâm lí mà học sinh thi trượt phải chịu, đôi khi cho cả đời của họ.

Có thảo luận trong các giáo sư đại học là liệu đại học có là đúng cho mọi người không. Tôi tin rằng đại học nên mở cho mọi người và họ có thể quyết định liệu nó là khớp đúng cho họ hay không. Hệ thống giáo dục đã thay đổi nhiều thế trong vài năm qua vì thế giới cần nhiều công nhân có giáo dục hơn trước đây. Bằng việc giới hạn cơ hội này; chúng ta làm hại cho thế hệ tiếp và tương lai của xã hội của chúng ta. Là giáo sư tôi đã làm việc với nhiều sinh viên người thậm chí không nghĩ tới vào đại học vài năm trước nhưng bây giờ tham dự và học rất tốt. Một số người trong họ bảo tôi rằng họ chỉ là học sinh "trung bình" ở trường trung học và tự hỏi liệu họ có thành công ở đại học hay không. Tôi bảo họ rằng nếu họ đưa nỗ lực của họ vào, họ sẽ học tốt và điều đó là tuỳ ở họ xác định ra tương lai của họ. Một số người tới tôi khi họ không theo được các bài dạy và tôi khuyên họ rằng họ nên học các môn học nền tảng để xây dựng lại kĩ năng của họ. Tất nhiên tôi muốn sinh viên học cái gì là thực để là sinh viên đại học, nhưng trước khi họ có thể giang đôi cánh và bay cao, chúng ta cần cung cấp sự giúp đỡ hợp lí cho những người cần giúp đỡ bằng việc cho mọi người cơ hội bình đẳng để thành công.

Chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá nơi nhiều thứ được kết nối và điều quan trọng với sinh viên là có tri thức rộng hơn về thế giới này bên cạnh tri thức kĩ thuật liên quan tới lĩnh vực của họ. Sớm hay muộn họ sẽ phải cạnh tranh với các sinh viên từ các nước khác về số giới hạn việc làm tốt và họ cần mọi sự giúp đỡ họ có thể nhận được. Bằng việc hiểu khó khăn mà thế hệ họ phải đối diện sẽ động viên họ làm mạnh thêm tri thức và kĩ năng của họ để cạnh tranh thay vì chỉ ghi nhớ một số công thức cổ lỗ để qua kì thi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com