Trung tâm công nghệ mới của Nga/2

Trung tâm công nghệ mới của Nga phần 2

Ngày nay Nga được biết tới như một nước có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển khí ga tự nhiên. Theo chính phủ tương lai của nó sẽ là trong công nghệ. Trong nhiều năm, Nga được biết tới như một quốc gia công nghệ cao với những nhà khoa học giỏi nhất cũng như nhiều người đoạt giải thưởng Nobel trong khoa học. Tuy nhiên, nó mất phương hướng và không cải tiến hệ thống giáo dục của nó. Khi tài trợ của chính phủ cho đại học sút giảm, nhiều nhà khoa học bỏ ra đi, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ và các giáo sư, giáo dục của nó không thể bắt kịp với các nước phương tây, và toàn thể thế hệ sinh viên đại học phải chịu thiệt thòi.

Với hệ thống giáo dục dựa trên công nghệ của những năm 1960 và 1970 và lớp học được tiến hành phần lớn bởi các giáo sư được đào tạo từ những năm 1950, Nga đánh mất nền tảng khoa học của nó khi sinh viên giỏi nhất của nó bỏ sang học ở châu Âu hay Mĩ. Gần đây, chính phủ Nga nhận ra sai lầm của họ và bắt đầu quá trình thay đổi để làm sống lại truyền thống của nó về việc hội tụ khoa học để đảm bảo rằng kết quả của giáo dục sẽ được móc nối trực tiếp vào công nghiệp và công nghệ. Một nhà giáo dục cấp cao thừa nhận: “Chúng tôi phải thôi kiêu căng dựa trên thành tựu quá khứ của mình; chúng tôi phải chấp nhận sự kiện rằng chúng tôi tụt hậu và thế giới đang đi nhanh. Chúng tôi phải xây dựng lại hệ thống giáo dục của chúng tôi hội tụ vào phát triển công nghiệp, công nghệ và phát kiến thay vì tiếp tuc viết bài báo nghiên cứu mà chẳng liên quan gì tới kinh tế hay nâng cao chuẩn sống của chúng tôi.”

Điều hiển nhiên đầu tiên mà chính phủ Nga đã làm là cộng tác với các đại học Mĩ như Viện công nghệ Massachusetts (MIT) để tạo ra chương trình giáo dục chung với Trường quản lí của Moscow (MSM) để giáo dục thế hệ sinh viên mới trong quản lí công nghệ. Một quan chức chính phủ nói: “Chúng tôi có công nghệ nhưng không biết cách quản lí nó hiệu quả cho nên quản lí là điều đầu tiên chúng tôi phải thay đổi. Nếu chúng tôi có thể đổi cách người quản lí nghĩ và làm việc, chúng tôi có thể làm được nhiều tiến bộ. Chúng tôi cần một thế hệ mới những nhà quản lí để thay thế cho thế hệ cũ rồi chúng tôi sẽ hội tụ vào đào tạo công nhân vì công nhân tương lai toàn là công nhân tri thức.”

Nước này đang xây dựng mô hình công viên khoa học hiện đại bên ngoài Moscow có tên là Trung tâm phát kiến Skolkovo theo mô hình thung lũng Silicon ở California. Chính phủ mong đợi có 25,000 và 30,000 người làm việc ở đó. Trong trung tâm này có vài toà nhà hiện đại để làm nhà cho các công ty viễn thông, công ty y tế phát kiến, công ty công nghệ sinh học, công ty năng lượng và, tất nhiên, công ty công nghệ thông tin. Một quan chức chính phủ ước lượng rằng với 30,000 nhà khoa học và kĩ sư tập trung trong một khu vực, nó sẽ tạo ra 240,000 việc làm phụ và thay đổi khu lân cận thành một khu vực tăng trưởng nhanh. Bên trong trung tâm này, chính phủ khuyến khích các kĩ sư trẻ cũng như khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư ở đó.

Hồi đầu tháng này, Microsoft nói rằng nó lập kế hoạch mở trung tâm phát triển và cũng đầu tư vào công ty khởi nghiệp Nga vận hành ở Skolkovo. Microsoft là một trong những công ty Mĩ đầu tiên công bố quan tâm tới Skolkovo. Một công ty Mĩ lớn khác, General Electric cũng kí thoả thuận sơ bộ với Skolkovo để tiến hành nghiên cứu chung trong hiệu quả năng lượng và công nghệ sinh học mặc dầu không chi tiết nào đã được tiết lộ. Có báo cáo rằng IBM cũng xem xét thiết lập trung tâm nghiên cứu ở Skolkovo.

Việc phát triển một trung tâm cho khoa học và công nghệ như Skolkovo dựa trên viễn kiến của cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người đã bày tỏ mối quan ngại của ông ấy về việc phụ thuộc của Nga vào hàng hoá tiêu thụ như khí ga tự nhiên. Với giáo dục truyền thống của Nga trong khoa học và công nghệ, Medvedev tin vào nước Nga công nghệ cao là tốt cho đất nước của ông ấy hơn là kinh tế dựa trên xuất khẩu khí thiên nhiên như nó đang bây giờ. Chẳng hạn, Phòng thí nghiệm Kaspersky, có cơ sở ở Moscow, đang thâu tóm thị phần từ các công ty Mĩ lớn như Symantec và McAfee. Về căn bản, Nga có tiềm năng cung cấp công nghệ như dẫn lái cho kinh tế của nó vì điều đó không phụ thuộc vào khí tự nhiên. Một quan chức chính phủ nói: “Bằng việc cộng tác với đại học Mĩ tốt nhất và dùng chương trình đào tạo của họ, chúng tôi có thể phát triển những người quản lí tốt hơn. Bằng việc khuyến khích các sinh viên trẻ có tính độc lập hơn và khởi đầu công ty riêng của họ, chúng tôi có thể bắt đầu tạo ra nhiều việc làm và cơ hội hơn. Bằng việc cung cấp môi trường cho đầu tư nước ngoài, chúng tôi có thể biến đổi xã hội chúng tôi thành xã hội tri thức nhanh chóng và cải tiến nền kinh tế của chúng tôi.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com