Tri thức toàn cầu/1

Tri thức toàn cầu phần 1

Sau khi tới thăm sinh viên mới tuyển, một người quản lí thuê người nói với tôi: “Phần lớn sinh viên châu Á có tri thức kĩ thuật rất tốt nhưng họ chỉ biết điều được dạy trong trường. Rất ít người biết về những điều bên ngoài lĩnh vực học tập của họ. Dường như là nhiều người không đi theo xu hướng toàn cầu. Đó là nhược điểm chính bởi vì ngày nay, công ty mong đợi nhiều điều từ công nhân hơn chỉ là tri thức kĩ thuật.” Ông ấy gợi ý là tôi khuyến khích sinh viên chú ý nhiều hơn tới xu hướng toàn cầu.

Một người quản lí khác kể cho tôi về cuộc phỏng vấn việc làm khi anh ta đòi hỏi sinh viên châu Á bình luận về "thế giới phẳng". Sinh viên này nghĩ đó là câu hỏi xỏ. Cô ấy nói: “Thế giới tròn, đâu có phẳng.” Khi anh ta giải thích rằng điều anh ta ngụ ý là thuật ngữ "Thế giới phẳng" như nó được dùng trong toàn cầu hoá, sinh viên này trả lời: “Tôi chưa bao giờ nghe nói tới thuật ngữ 'Thế giới phẳng' hay 'Toàn cầu hoá'. Chúng không được dạy về điều đó trong lớp.” Người quản lí thuê người bị choáng.

Khi tôi nhắc tới tình huống này cho sinh viên châu Á, một người trong số họ giải thích: “Bố mẹ chúng em bảo chúng em tập trung chỉ vào công việc nhà trường và không chú ý tới bất kì cái gì khác. Chúng em ở đây để học tập; bố mẹ chúng em sẽ chăm nom mọi thứ khác.” Một sinh viên khác nói: “Chúng em được bảo đừng lo nghĩ về kinh tế hay điều xảy ra ở đâu đó khác chừng nào chúng em chưa tốt nghiệp. Tập trung của chúng em chỉ toàn vào công việc nhà trường.”

Tôi giải thích: “Điều bố mẹ các bạn khuyên các bạn là không để "những thứ không cần thiết" làm sao lãng các bạn khỏi học tập. Họ không ngụ ý rằng bạn phải bỏ qua các biến cố mà có thể tác động tới tương lai của bạn. Ngày nay, tri thức kĩ thuật là không đủ; bạn cần có tri thức về thế giới quanh bạn. Bạn cần hiểu xu hướng kinh tế mà sẽ tác động lên bạn. Bạn cần biết về toàn cầu hoá và cách nó vận hành vì bạn là một phần của nó. Bạn cần biết về xu hướng công nghiệp vì nó ảnh hưởng tới nghề nghiệp của bạn. Ngày nay có nhiều thông tin sẵn có trên internet. Có nhiều sách, bài báo, và websites mà bạn nên đọc. Bạn không nên chờ đợi cho tới khi tốt nghiệp mới học chúng. Điều đó sẽ quá trễ. Đại học là thời gian để học; phát triển kĩ năng và mở rộng tri thức và xây dựng nhân cách của bạn. Chỉ bằng việc có tri thức đúng bạn mới có thể ra quyết định đúng được. Chỉ bằng việc có tri thức rộng bạn mới có thể đặt chiều hướng đúng cho nghề nghiệp của bạn.”

Một sinh viên hỏi: “Tại sao chúng em cần biết về toàn cầu hoá? Chúng em là sinh viên công nghệ thông tin (CNTT), không phải sinh viên kinh tế hay kinh doanh."

Tôi giải thích: “Có hai điều làm thay đổi triệt để thế giới trong 30 năm qua: toàn cầu hoá và công nghệ. Thế kỉ 21 bị chi phối bởi toàn cầu hoá. Nhưng ít người hiểu rằng toàn cầu hoá được bắt rễ trong công nghệ thông tin. Không có CNTT, bạn có thể không hiểu được toàn cầu hoá và cách công nghệ tạo khả năng cho chuyển động của các ý tưởng và sản phẩm trên khắp thế giới. CNTT đang làm thay đổi cách các công ty làm kinh doanh. Là sinh viên CNTT, bạn cần biết về hiện tượng này để cho bạn có thể tận dụng ưu thế của nó.”

“Trong hàng trăm năm qua, các nhà kinh tế thường chủ trương rằng cách tốt nhất để tăng trưởng kinh tế là tạo ra nhiều sản phẩm hơn, bán nhiều thứ hơn, và xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn. Để làm điều đó một nước cần nhiều cơ xưởng, nhiều sản phẩm và nhiều người hay phát triển nhiều việc làm hơn. Cho nên tạo việc làm là biểu tượng của nền kinh tế mạnh. Phần lớn các nước đã phát triển đều đi theo lời khuyên này. Từ Mĩ, Anh, Pháp, tới Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v. Nhiều cơ xưởng đã được xây dựng, nhiều sản phẩm đã được phát triển để xuất khẩu và nhiều việc làm đã được tạo ra. Khi mọi người có việc làm, họ muốn mua nhiều thứ hơn cho nên nền kinh tế cũng tuỳ thuộc vào "tiêu thụ các thứ" nữa. Xuất khẩu ra thị trường bên ngoài và tiêu thụ ở thị trường nội địa là các dẫn lái chính cho tăng trưởng nền kinh tế mạnh.”

Với toàn cầu hoá, nguyên lí cơ sở không thay đổi nhưng có thay đổi tinh tế mà không mấy người để ý. Để tiếp tục tăng trưởng, các công ty phải bành trướng kinh doanh của họ vì thế giới là thị trường lớn những cũng dẫn tới nhiều cạnh tranh giữa các công ty. Để cạnh tranh họ phải hạ thấp chi phí và nhiều công ty khoán ngoài ra các cơ xưởng hải ngoại nơi chi phí là thấp hơn. Trong trường hợp đó, các công ty đang tạo ra việc làm ở nước khác trong khi giảm việc làm ở trong nước. Để tăng trưởng kinh doanh, các công ty phải phát minh trong công nghệ như robotic, tự động hoá qui trình tạo khả năng sản xuất hiệu quả sản phẩm và dịch vụ. Tính hiệu quả cũng giảm số việc làm lao động. Vì tốc độ là quan trọng khi hầu hết các giao tác doanh nghiệp được thực hiện bằng máy tính, các công ty phải hợp lí hoá mọi vận hành, dùng công nghệ thông tin để tự động hoá luồng dữ liệu cho xử lí nhanh hơn và ra quyết định. Điều này cũng giảm nhiều việc làm văn phòng. Về căn bản nguyên lí nền tảng của việc tạo ra nhiều hơn, bán nhiều hơn, xuất khẩu nhiều hơn để làm tăng lợi nhuận vẫn là như cũ nhưng nó không còn tập trung vào việc tạo ra việc làm nữa. Ngày nay, chúng ta đang trải nghiệm thất nghiệp của công nhân lao động trên khắp thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển nhưng nó bắt đầu lan rộng sang các nước khác nữa.”

“Dịch chuyển từ thời đại công nghiệp, nơi cơ xưởng và công nhân lao động chi phối doanh nghiệp, sang thời đại thông tin, nơi công nghệ thông tin và tự động hoá thay thế công nhân lao động đã bắt đầu. Toàn cầu hoá là về cạnh tranh ngang qua biên giới. Khi mọi người mua hai sản phẩm tương tự, phần lớn chọn sản phẩm với giá thấp hơn. Công ty có giải pháp hiệu quả đưa tới sản phẩm có giá thấp hơn sẽ thành công. Bản chất của kinh doanh mới này không phải là về tăng trưởng việc làm mà là về tính hiệu quả. Vấn đề là tính hiệu quả từ đâu tới? Nó tới từ công nghệ thông tin. Ngày nay các công ty đang tăng dần việc tìm công nhân có bên cạnh kĩ năng kĩ thuật, có tri thức doanh nghiệp vững chắc và kĩ năng mềm như trao đổi và khả năng lắng nghe. Sinh viên CNTT phải hiểu nhu cầu này.”

“Kĩ năng trao đổi là điều tiên quyết cho mọi công nhân CNTT. Vì công ty đang bành trướng ra khắp thế giới, kĩ năng giỏi về tiếng Anh là cần thiết. Công nhân phải hiểu qui trình doanh nghiệp, cách nó vận hành và cách dữ liệu chảy qua các khu vực chức năng. Công nhân cũng phải hiểu về kế toán và tài chính để xây dựng tri thức sâu về cách doanh nghiệp được quản lí. Bởi vì công nghệ là phức tạp, nó yêu cầu tổ chuyên gia làm việc cùng nhau cho nên làm việc tổ là kĩ năng khác mà mọi công nhân đều phải có. Sinh viên CNTT phải hiểu các yêu cầu này.”

Ngày nay, phần lớn các công ty không thể tìm được đủ người có kĩ năng để đáp ứng nhu cầu của họ. Trên mọi báo chí, thường có hai dòng tiêu đề: “Thất nghiệp cao” và “Cung không bắt kịp với cầu về công nhân có kĩ năng.” Nếu bạn nhìn vào thống kê thất nghiệp mới nhất, bạn sẽ thấy rằng số cầu về công nhân CNTT đang tăng lên với tỉ lệ nhanh hơn là tổng lực lượng lao động. Điều đó đã đẩy lương của việc làm CNTT lên cao ở mọi thời điểm, không có dấu hiệu chậm lại sớm vào bất kì lúc nào. Hiện thời Mĩ có xấp xỉ 4 triệu công nhân CNTT nhưng nhu cầu được ước lượng là 5 triệu năm 2010 và 8 triệu năm 2015. Họ tìm những người này ở đâu? Khoán ngoài CNTT chỉ là một giải pháp. Giải pháp khác là thay đổi luật di trú để đưa các công nhân có kĩ năng CNTT từ các nước khác vào. Tháng trước cả Canada và Mĩ đã thông qua luật mới để cho phép công nhân có kĩ năng cao được di cư và làm việc ở nước họ. Năm ngoái, một mình Mĩ đã tiêu trên $200 tỉ đô la vào khoán ngoài CNTT. Điều được dự báo là chi tiêu này có thể lên tới $400 tỉ đô la trong năm năm tới nếu vấn đề công nhân kĩ năng CNTT không được giải quyết. Tuy nhiên, trong năm tuyển cử này, việc khoán ngoài bị coi là "chính sách xấu" vì nó có nghĩa là đem nhiều việc làm xa khỏi công dân Mĩ cho nên chính phủ Mĩ đã tuyên bố rằng họ ưa thích có nhiều công nhân có kĩ năng hơn tới và làm việc (và đóng thuế) thay vì khoán ngoài. Trong danh sách các nghề CNTT mấu chốt có nhu cầu cao, có: Người quản lí dự án phần mềm; nhà khoa học máy tính (Kiến trúc sư); kĩ sư phần mềm, người phân tích hệ thống doanh nghiệp; người quản lí hệ thông tin; chuyên viên hỗ trợ máy tính (SQA - đảm bảo chất lượng phần mềm, CM - quản lí cấu hình, an ninh v.v.); người quản trị cơ sở dữ liệu, người quản trị hệ thống mạng; người phân tích truyền thông dữ liệu; và người lập trình máy tính/kiểm thử. Là sinh viên CNTT, các bạn cần biết về các xu hướng này nữa.”

Với toàn cầu hoá, nhiều công nhân CNTT có thể không làm việc ở nước họ hay ở thị trường địa phương. Một số người sẽ làm việc cho các công ty toàn cầu và có lẽ được tái định cư ở đâu đó có nhu cầu. Trong trường hợp đó, họ phải được chuẩn bị và sẵn sàng khi cơ hội việc làm tới. Câu hỏi của tôi là: “Bạn có sẵn sàng cho cơ hội này không?” Nếu không thì “Khi nào bạn sẽ sẵn sàng?”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com