Thiếu hụt kĩ năng CNTT

Trong vài năm qua, vấn đề thiếu hụt kĩ năng CNTT thường được nhắc tới ở Mĩ và nó làm khuấy động nhiều cuộc tranh cãi. Các công ty phần mềm phàn nàn về việc không có đủ người có kĩ năng để làm nhiều công việc hơn và mở rộng kinh doanh của họ. Họ thúc giục quốc hội Mĩ thay đổi luật di trú để cho phép nhiều công nhân có kĩ năng CNTT vào và làm việc tại Mĩ. Tuy nhiên, cũng có phản đối vì một số người tin rằng Mĩ phải hội tụ vào "đào tạo lại" các công nhân thất nghiệp trong công nghệ thông tin (CNTT) và giữ việc làm cho công dân của mình. Một số người thậm chí còn đi xa hơn và muốn dừng việc khoán ngoài của CNTT để giữ việc làm trong Mĩ và giải quyết vấn đề thất nghiệp.

Tin tốt lành là trong những năm gần đây, đăng tuyển vào CNTT đã tăng lên khi nhiều sinh viên đang trở nên vỡ mộng với nghề kinh doanh. Ngày nay các nghề tài chính, ngân hàng có thất nghiệp cao do khủng hoảng tài chính. Theo một nghiên cứu gần đây, sinh viên tốt nghiệp trong những lĩnh vực này có thể không có khả năng kiếm được việc làm vì cung vượt xa cầu. Phần lớn các trường kinh doanh báo cáo 43 phần trăm bỏ học trong sinh viên trong ba năm qua vì bằng cấp kinh doanh, kể cả MBA không còn là bảo đảm cho việc làm nữa. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thậm chí đăng tuyển vào CNTT đã tăng có ý nghĩa nhưng vẫn có thiếu hụt bởi vì cầu vượt quá cung nhiều. Văn phòng lao động Mĩ báo cáo rằng trong sáu năm tới, Mĩ sẽ cần xấp xỉ 1.8 triệu người phần mềm cho ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh của nó. Tất nhiên, không thể nào đào tạo được nhiều người trong thời gian ngắn và thiếu hụt kĩ năng CNTT sẽ vẫn còn là vấn đề.

Khi tranh cãi ở Mĩ vẫn còn tiếp diễn, một nghiên cứu khác của Liên hợp quốc thấy rằng thiếu hụt kĩ năng CNTT là vấn đề toàn cầu vì nó cũng xảy ra ở châu Âu, châu Á và ngay cả ở châu Phi. Nghiên cứu này thấy rằng nguyên nhân KHÔNG phải do thiếu sinh viên học về CNTT mà là chất lượng của sinh viên tốt nghiệp CNTT. Hiệp hội quốc gia các công ty phần mềm và dịch vụ Ấn Độ (NASSCOM) thấy rằng trên 70% sinh viên tốt nghiệp CNTT ở Ấn Độ KHÔNG có kĩ năng đúng để làm việc trong công nghiệp. Tin tức Trung Quốc cũng báo cáo rằng gần đây đã có vài triệu sinh viên CNTT thất nghiệp cho dù ngành công nghiệp phần mềm của nó thiếu hụt công nhân có chất lượng. Những báo cáo này đã làm cho nhiều công ty công nghệ đặt vấn đề về chất lượng giáo dục ở nước họ. Nghiên cứu này thấy rằng phần lớn các chương trình CNTT không được dạy đủ tốt ở các trường nhà nước bởi vì họ quá chậm đáp ứng cho thay đổi công nghệ. Ngày nay sinh viên "có hướng công nghệ", và họ biết nhiều về công nghệ hơn là được dạy trong trường. Nghiên cứu này điều tra 250 đại học trong 65 nước và thấy rằng phần lớn sinh viên đều thất vọng với giáo dục của họ. Họ phàn nàn rằng phần lớn các chương trình đều hội tụ vào lí thuyết, không đủ thực tế và thậm chí không sánh được với cách họ dùng công nghệ trong cuộc sống thường ngày của họ. Một sinh viên bình luận: “Chúng tôi là thế hệ của Internet và Facebook nhưng các giáo sư của chúng tôi tới từ thế hệ máy tính lớn của những năm 60. Họ có thể dạy gì cho chúng tôi?”

Cá nhân tôi, tôi nghĩ vấn đề KHÔNG phải với giáo sư mà với mô hình dạy học đã lạc mốt. Giới hàn lâm truyền thống tin rằng thầy giáo và sách giáo khoa là nguồn tri thức chính. Thầy giáo "dạy" và "truyền tri thức" cho học sinh, người học thông qua ghi nhớ và chứng tỏ tri thức của họ trong các kì thi hàng năm. Mô hình dạy học này đã được phát minh ra từ hàng trăm năm trước và vẫn không thay đổi. Nó hội tụ vào thầy giáo người có thẩm quyền "chủ động" làm việc dạy. Học sinh là "thụ động" và "yên tĩnh" hấp thu bất kì điều gì thầy giáo dạy. Tuy nhiên ngày nay học sinh không hệt như vài trăm năm trước. Họ tích cực, năng động và có truy nhập vào nhiều công nghệ mới và sẽ không "yên tĩnh" trong việc học của họ. Ngày nay, học sinh biết cách dùng máy tính và Internet. Nhiều người chơi trò chơi máy tính, chat với bạn bè, đọc tin tức, gửi "tin nhắn" hàng ngày v.v. Nhưng khi họ tới trường, họ trở lại thời vài trăm năm trước, nơi họ phải ngồi yên tĩnh và nghe thầy giáo đọc bài giảng và dùng phấn và bảng để giải thích khái niệm.

Là nhà giáo dục, chúng ta cần nghĩ lại mô hình học và chuyển sang mô hình cộng tác của việc học như “Học qua Hành”. Khái niệm này chủ trương thay đổi trong mối quan hệ giữa học sinh và thầy giáo. Trong mô hình "học tích cực" này, học sinh phải học THEO CÁCH RIÊNG CỦA HỌ TRƯỚC KHI họ lên lớp. Lớp học nên được dùng cho thảo luận, để làm sáng tỏ tài liệu nơi thầy giáo lãnh đạo thảo luận và "huấn luyện" học sinh làm giầu có tri thức của họ để giải quyết vấn đề. Kết quả của mô hình mới này đã là rất lớn tương ứng theo vài nghiên cứu nơi học sinh học nhiều và tạo ra công việc chất lượng cao hơn. Bằng việc dùng công nghệ, học sinh có thể nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhiều điều hơn chỉ đi theo sách giáo khoa.

Tất nhiên, phải mất thời gian để chuyển từ cách học thụ động sang cách học chủ động nhưng với toàn cầu hoá và thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên toàn cầu, tôi nghĩ đây là cơ hội vàng cho nhiều nước đang phát triển để đi nhanh và lấp vào nhu cầu này. Có lực lượng lao động CNTT có kĩ năng sẽ đem tới ích lợi có ý nghĩa cho nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn cho thế hệ tiếp. Khi nhiều nước đang đi nhanh để nắm lấy ưu thế của cơ hội này, nước đi chậm sẽ bị bỏ lại đằng sau.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com