Thời gian chuyển tiếp

Ngày nay nhiều nước đang kinh nghiệm những thay đổi kinh tế lớn. Theo nhiều nhà kinh tế, thay đổi hiện thời thực tế là chuyển tiếp từ chỗ này sang chỗ khác. Với các nước đã phát triển, đó là chuyển tiếp từ kinh tế công nghiệp sang tri thức. Với các nước đang phát triển, đó là chuyển tiếp từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Trước khi thế giới có thể chuyển vào thời kì ổn định, sẽ có nhiều thay đổi, nhiều tác động kinh tế, nhiều bất ổn chính trị, nhiều thất nghiệp trong một số khu vực, và tăng trưởng việc làm nhiều hơn trong các khu vực khác.

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nước Mĩ, cuộc suy thoái lớn năm 1929 đã thực sự là chuyển tiếp từ nông nghiệp sang công nghiệp. Trong thời kì này, các nông trại gia đình nhỏ được thay đổi và trở thành các nông trại công nghiệp lớn. Các nông trại lớn hơn là tốt hơn để tận dụng ưu thế của trang thiết bị máy móc hơn là lao động thủ công. Dịch chuyển trong bản chất của việc làm nông trại làm nảy sinh trong cung cấp thức ăn rẻ hơn, tin cậy hơn, lợi nhuận cao hơn cho người chủ nông trại nhưng nó cũng có nghĩa là ít việc làm hơn trong nông nghiệp. Trong khi điều này xuất hiện, công nghiệp chế tạo tăng trưởng đòi hỏi nhiều lao động hơn. Nhiều nông dân bỏ công việc đồng áng, chuyển lên thành phố để làm việc trong xưởng máy. Trong việc chuyển tiếp từ nông nghiệp sang công nghiệp này, có sự chống đối vì một số người muốn ở lại trong công việc đồng áng và từ chối thay đổi. Suy thoái nghiêm trọng của năm 1929 làm phơi ra tính mong manh của nông trại gia đình nhỏ bởi vì họ không thể cạnh tranh được với các nông trại công nghiệp hiệu quả hơn. Phần lớn các nông trại nhỏ bị phá sản và hàng triệu người mất việc làm trong những năm 1930 và Mĩ kinh qua cuộc suy thoái kinh tế phá huỷ nhất trong lịch sử. Khi những người chủ đất và nông dân mất việc làm, những người chuyển sang việc làm công nghiệp đã làm tốt hơn, một số làm tốt như Carnegie (triệu phú thép), Rockefeller (triệu phú dầu hoả), Morgan (triệu phú ngân hàng) v.v.

Một số nhà kinh tế tin tình huống kinh tế hiện thời là tương tự với điều đã xảy ra năm 1929. Điều đó nghĩa là việc làm chế tạo đang trở nên khó kiếm vì chúng bị khoán ngoài cho các nước chi phí thấp hơn. Triển vọng ít việc làm hơn làm cho nhiều người hoảng sợ. Chế tạo là xương sống của nền kinh tế của các nước đã phát triển vì nó cung cấp việc làm ổn định, được trả lương hậu và giữ cho các nền kinh tế của Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Hàn Quốc v.v. nở hoa. Mọi người đã hỏi: “Ngành công nghiệp tri thức có thể cung cấp đủ việc làm để thay thế cho việc làm chế tạo không?” Đây là chỗ các chính khách bước vào để tận dụng ưu thế của lo âu này và tuyên bố rằng thiếu chế tạo sẽ đưa các nước đã phát triển thành mong manh và yếu đuối. Nhiều người chủ trương rằng nền kinh tế dựa trên công nghệ, y tế và dịch vụ dường như không được như hứa hẹn bằng chế tạo. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn lại trong lịch sử, cùng điều đó cũng đã xảy ra trong những năm 1930 nơi các chính khách bảo mọi người rằng với số lượng bao la đất đai nông nghiệp, mọi người có thể có việc làm trong nghề nông nhưng đã có ít việc làm hơn trong chế tạo. Sự kiện là một số người tin vào điều đó, vẫn ở lại trong nông trại của họ thì mất việc làm. Cùng điều đó đang xảy ra ngày nay vì có những người tin rằng khi kinh tế cải thiện, sẽ có việc làm chế tạo sẵn có cho nên họ chờ đợi. Ít người nhìn vào sự kiện là ngày nay có thiếu hụt công nhân công nghệ trên khắp thế giới. Khi công nghiệp chế tạo sụt giảm, công nghiệp tri thức tăng trưởng. Chẳng hạn, công ty công nghiệp lớn nhất như General Motor mất hàng tỉ đô la mỗi năm và đồng thời hãng máy tính Apple làm ra hàng tỉ đô la mỗi quí và trở thành công ty công nghệ lớn nhất trên trái đất. Khi những người làm công việc trong xưởng máy mất việc làm, những người làm việc trong công nghệ lại làm tốt. Một số người thành công cực kì tốt như Steve Jobs, Bill Gates, Marc Zuckerberg, Sergey Brin, và Larry Page v.v. (Tất cả họ đều trong công nghệ thông tin.)

Các nhà kinh tế đã nhận diện vài kiểu người trong việc chuyển tiếp này. Những người phát kiến là người có viễn kiến, họ đặt ra chiều hướng va được lợi nhiều nhất. Sau khi chiều hướng được đặt ra, có một số người lập tức theo nó, họ là những người chấp nhận sớm, những người cũng được lợi từ việc chuyển tiếp vì cung ít hơn cầu nhiều. Cuối cùng, khi chiều hướng được hiểu rõ và kinh doanh công nghệ được thiết lập vững chắc, một số lớn người cố đáp ứng nhu cầu, họ là những người chấp nhận muộn hay người theo sau. Tất nhiên, khi mà cầu vượt quá cung, việc làm sẽ có nhiều cho tới khi nó đạt tới cân bằng. Tuy nhiên, có nhóm nhỏ những người không chấp nhận thay đổi, những người này được gọi là người chống đối hay chần chừ. Họ là những người sẽ chịu thiệt thòi nhất và có thể không sống còn được chút nào. Khi việc chuyển tiếp xảy ra, một số nhà kinh tế coi Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, v.v. như những nhà phát kiến, người đặt ra chiều hướng công nghệ. Các công nhân công nghệ hiện thời, những người phát triển phần mềm, người kiểm thử là những người chấp nhận sớm. Cuối cùng khi công nghiệp công nghệ được thiết lập vững chắc, nhiều việc làm hơn sẽ mở ra, nhiều người hơn sẽ đổi nghề của họ vào khác khu vực công nghệ (Người chấp nhận muộn, người theo sau.)

Từ cách nhìn kinh tế, việc làm chế tạo là nặng về lao động cho nên điều có nghĩa là những việc làm này phải đi sang nơi chi phí lao động là thấp nhất hay bị thay thế bằng qui trình tự động hoá bằng robot. Điều đó là tốt hơn vì điều đó nghĩa là mọi người sẽ ít chú ý tới sản phẩm chế tạo. Có sản phẩm giá thấp hơn làm cho mọi người với thu nhập ít hơn có thể đảm đương được việc mua chúng. Khi nhiều người tiêu thụ đồ vật, nhiều người mua đồ vật thì sẽ làm cho kinh tế phát đạt như luật cung và cầu chi phối.

Từ cách nhìn kinh tế, việc làm công nghệ là nặng về tri thức cho nên điều có nghĩa là những việc làm này sẽ đi về nơi có công nhân có kĩ năng và tới các nước có hệ thống giáo dục tốt nhất. Với toàn cầu hoá, điều đó nghĩa là không nước nào có thể độc quyền khu vực này vì việc làm sẽ tìm tới công nhân có kĩ năng, bất kể chỗ họ ở đâu. Trong quá khứ, mọi người di cư tới chỗ có việc làm nhưng ngày nay với tiến bộ của công nghệ như internet, việc làm sẽ phải đi tới nơi công nhân có kĩ năng ở và tới những nước có hệ thống giáo dục tiên tiến nhất.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com