Thời đại thông tin/1

Thời đại thông tin phần 1

Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới nơi công nghệ thay đổi nhanh hơn mức xã hội có thể theo kịp. Chúng ta đang chứng kiến các công ty không đáp ứng được với công nghệ mới thì tan biến. Chúng ta thấy những người không học kĩ năng mới thì trở thành thất nghiệp. Chúng ta đang thấy một số nền kinh tế phát đạt trong khi các nền kinh tế khác sút giảm trước con mắt của chúng ta. Đó là thực tại của "Thời đại Thông tin.”

Trong vài năm qua, hàng nghìn công ty trên khắp thế giới đã biến mất và hàng triệu người đã mất việc làm của họ. Ngay cả những công ty công nghệ được thiết lập vững chắc cũng không thoát được tình huống này khi công nghệ thay đổi. Trong số những công ty máy tính hàng đầu vào những năm 1970, duy nhất IBM còn lại. Nhiều công ty phần mềm trong những năm 1990 cũng biến mất sau thất bại dot-com. Gần đây chúng ta đang thấy Nokia, Blackberry, Ericsson, và Sony nhanh chóng mất thị phần vào tay Google và Apple khi họ không chuyển được từ hội tụ chế tạo sang hội tụ phần mềm. Ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp trong thị trường cạnh tranh cao này?

Công nghệ phá huỷ các công ty và tạo ra những công ty mới. Nó tạo ra thách thức và cơ hội. Chẳng hạn, với Internet, hàng nghìn báo và tạp chí đã dừng vận hành nhưng nó mở ra cơ hội mới cho báo trực tuyến và blogs. Một biên tập viên báo chí phàn nàn: “Không ai đọc báo nữa, phải mất 12 giờ để làm cái gì đó được in ra nhưng chỉ mất 5 phút để làm cho tin tức lên báo trực tuyến và 2 phút để đưa lên YouTube. Chúng tôi không thể cạnh tranh được với kiểu công nghệ này.”

Cùng điều cũng xảy ra cho sách in khi số sách in sụt giảm 40% nhưng số e-books đang ngày càng phổ biến hơn với hàng triệu lần tải xuống trong Kindle hay iPads. Ngày nay chỉ ít người nghe nhạc trên radio nhưng hầu hết tải xuống và nghe nhạc trên máy MP3 hay điện thoại thông minh của họ. Mười năm trước, cửa hàng trực tuyến chỉ là khái niệm kinh doanh nhưng ngày nay 35% người trên thế giới mua mọi thứ qua cửa hàng trực tuyến và làm thị trường trực tuyến trở thành phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với giá trị trên $100 tỉ đô la mỗi năm. Người ta dự đoán rằng sách in và cửa hàng vật lí sẽ biến mất trong mười hay hai mươi năm nữa.

Thay đổi công nghệ nhanh chóng đã đưa toàn thể xã hội sang tình huống mới nơi phần lớn mọi người đã không hiểu đầy đủ tác động của nó. Nhiều người lãnh đạo không biết về cơ hội cũng như thách thức. Vì một số không thể đối phó được với thay đổi, họ bỏ qua nó và tiếp tục cách riêng của họ cho tới khi công ty của họ bị xoá sổ. Một số người lãnh đạo chỉ thấy điều này như cơ hội để bị khai thác và nắm lấy nó và không thực sự hiểu nó đủ rõ. Sự thất bại của thị trường chứng khoán sụp đổ và cuộc khủng hoảng tài chính là những ví dụ mới về tình huống này. Nói chung thất bại xã hội và kinh tế sụp đổ khi việc chấp nhận công nghệ đã đi tới từ việc tổ hợp của cả dốt nát và khai thác.

Trong thời đại thông tin này, tính hiệu quả và tốc độ là qui tắc vì mọi thứ thay đổi và tiến hoá nhanh chóng. Nhìn lên trước, chúng ta có thể mong đợi rằng thay đổi công nghệ tiếp tục với nhịp độ nhanh hơn và nhiều xã hội đang chấp nhận công nghệ. Điều này nghĩa là nhiều công nghệ mới sẽ được phát triển, nhiều sản phẩm sẽ ra mà sẽ dẫn tới nhiều thách thức hơn cho cả xã hội và cá nhân. Những tình huống mới, thách thức mới, cơ hội mới, khai thác và dốt nát mới sẽ tiếp tục khi một số xã hội sẽ thịnh vượng và một số sẽ sút giảm vì mọi người không thể xử lí được chúng một cách thích hợp và hiệu quả.

Không lâu trước đây, thế giới đã chứng kiến động cơ hơi nước, điện, điện thoại, ô tô, và đường sắt v.v. Những công nghệ này đã làm thay đổi cuộc sống của mọi người và xã hội một cách sâu sắc. Một số nước đã chấp nhận ngay chúng nhưng số khác bỏ qua chúng do viễn kiến của người lãnh đạo cho dù công nghệ là cơ hội hay thách thức. Về mặt lịch sử, phần lớn các phát minh của thế kỉ 20 đã bắt đầu ở châu Âu nhưng lại phát đạt ở Mĩ vì các chính phủ châu Âu không coi chúng là quan trọng. Chẳng hạn, khi khái niệm về máy bay được phát triển Huân tước Kelvin, trưởng công nghệ của chính phủ Anh tuyên bố: “Không cái gì nặng hơn không khí có thể bay được, máy bay là ảo tưởng.” Vì quốc gia hùng mạnh nhất vào thời đó bỏ qua công nghệ máy bay, nó tạo cơ hội cho Mĩ xây dựng máy bay đầu tiên và thế rồi chi phối thị trường này. Một cơ hội mất cho châu Âu nhưng là được cho Mĩ.

Ngày nay chúng ta đang thấy sự gia tăng nhanh chóng của mạch tích hợp, máy tính cá nhân, điện thoại di động, v.v. Nhưng khác biệt then chốt là tốc độ thay đổi. Theo luật Moore, năng lực tính toán tăng gấp đôi cứ sau 18 tháng dẫn tới những đề nghị mới được đưa ra cứ mỗi hai năm. Những công nghệ mới này làm thay đổi cách mọi người làm việc, doanh nghiệp vận hành và xã hội vận hành. iPhone, iPods, iPad, PC, Twitters, Facebook đang làm thay đổi xã hội theo cách chưa từng có trước đây và ảnh hưởng tới cách nhiều công ty làm kinh doanh.

Để thành công trong thế giới thay đổi nhanh này, điều quan trọng cho xã hội là tham gia vào hiểu biết những công nghệ này, biết tác động của nó và tham gia vào việc phát triển công nghệ mới. Để làm điều đó, toàn thể hệ thống giáo dục phải thay đổi để hội tụ nhiều hơn vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Sinh viên phải được dạy sớm về công nghệ để cho họ có thể hiểu được cách những phát triển này có thể được dùng làm lợi cho xã hội và mọi người trong xã hội. Điều khẩn thiết là những nhà giáo dục và người lãnh đạo cần xác định cách đi tới trong thế giới thay đổi nhanh chóng này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com