Thị trường việc làm CNTT/2

Theo dự báo sử dụng nhân lực của Bộ Lao động Mĩ, Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong mười khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm tới. Việc làm CNTT tốt nhất là: người phát triển mạng xã hội, người phân tích thông minh doanh nghiệp, chuyên viên an ninh mạng, và Kiến trúc sư phần mềm. Những việc làm này có tiềm năng tăng tới 53% trước năm 2021. Các việc làm tăng trưởng nhanh khác bao gồm kĩ sư phần mềm (với tăng trưởng 44%), Người quản lí hệ thông tin (39%), người quản trị cơ sở dữ liệu (29%) và Kĩ sư hệ thống (25%). Bên cạnh các chuyên môn này được dẫn bởi Bộ Lao động Mĩ, các nghề CNTT khác được mong đợi có tăng trưởng cao bao gồm người quản lí dự án phần mềm, người quản trị hệ thống máy tính, nhà khoa học nghiên cứu thông tin, và người quản lí hệ thống mạng. Không phải mọi việc làm CNTT sẽ trải qua tăng trưởng ở Mĩ, chẳng hạn vị trí người lập trình, người kiểm thử được mong đợi giảm đi 14% chủ yếu do khoán ngoài.

Yếu tố chính của tăng trưởng nhanh này là việc già đi và về hưu của thế hệ Bùng nổ trẻ em (được sinh ra giữa các năm 1946 – 1964). Xem như kết quả, nhu cầu để thay thế công nhân về hưu được dự phóng tạo ra số lượng lớn các việc làm phụ mở ra trong khu vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, việc sụt giảm đăng tuyển sinh viên vào trong CNTT trong thập kỉ qua đã làm nảy sinh thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT. Theo dự báo này, nhiều công ty đang tranh đấu về công nhân CNTT có kĩ năng. Phần lớn các quan chức điều hành muốn chắc chắn rằng nhân viên CNTT của họ không bỏ đi vì việc làm tốt hơn ở đâu đó. Một quan chức điều hành cấp cao đã nói với một tạp chí Phố Wall “Tôi không mong đợi việc thuê người lại nóng thế này nhưng mọi công ty đều đang thuê người. Tôi tra cứu việc quảng cáo tháng này, có 75,000 việc làm phần mềm mở ra ở Mĩ. Tôi tự hỏi các công ty tìm những người này ở đâu?” Trong một nghiên cứu được tiến hành tháng trước, 54% những người quản lí nói họ mong đợi việc thuê người sẽ năng nổ hơn trong năm nay và bốn năm tiếp khi nhiều người nghỉ hưu. Các công ty cũng đã cảnh báo rằng công nhân CNTT đang trở nên hiếu động hơn. Khi nhiều việc đang mở ra, những người ở lại các việc làm "ít lí tưởng hơn" trong thời suy thoái đang nhảy vào cơ hội tìm ra cái gì đó mới. Nghiên cứu này cũng thấy rằng quãng 25% công nhân CNTT đang tích cực tìm việc làm mới và các công ty đang lấy các bước để duy trì công nhân của họ nữa. Chiến thuật giữ người phổ biến là cho công nhân CNTT nhiều giờ làm việc linh hoạt hơn với việc tăng lương, cung cấp cơ hội nghề nghiệp tốt hơn; cho nhiều đề bạt hơn; tăng thưởng vào cuối năm v.v. Mặc cho những nỗ lực này, nhiều công ty vẫn có khó khăn thuê công nhân CNTT, điều dẫn tới nhiều cuộc tranh cãi ở quốc hội Mĩ về chính sách "di dân mở" để đem thêm nhiều công nhân CNTT nước ngoài vào làm việc dưới chương trình thị thực H1B để đáp ứng nhu cầu này.

Trong nhiều năm, quốc hội Mĩ đã từng tranh cãi về luật di trú đặc biệt cho công nhân có kĩ năng mà không đi tới kết luận nào. Đã có nhiều ý kiến, một số tích cực và một số tiêu cwck nhưng cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn, nhiều công ty không thể chờ đợi được. Họ đang tăng khối lượng khoán ngoài và đem nhiều công nhân nước ngoài vào Mĩ qua chương trình thị thực H1B. Vài tháng trước, một tờ báo chính của California đã tiến hành cuộc điều tra về các công ty công nghệ cao với việc thuê người qua những người có thị thực H1B. Họ thấy rằng không ai biết đích xác bao nhiêu công nhân CNTT nước ngoài đang làm việc ở Mĩ một cách hợp pháp hay bất hợp pháp. Phần lớn các công ty dường như giữ “thái độ yên tĩnh” khi được hỏi về công nhân CNTT. Một đại diện của HP nói với báo chí rằng công ty của ông ấy không theo dõi số người của mình theo thị thực H1B. Đại diện khác của Cisco đơn giản nói rằng: “Có thiếu hụt công nhân có kĩ năng kĩ thuật ở Mĩ và việc thuê người của công ty của ông ta đã tăng lên trong những năm gần đây, cho nên phải dùng người theo H1B để lấp vào một số vị trí.” Tờ báo này kết luận rằng con số thực tại các công nhân CNTT nước ngoài phải cao hơn dữ liệu chính thức vì nhiều công nhân H1B tiếp tục làm việc cho dù thị thực của họ đã hết hạn. Cuộc tranh cãi này nóng lên thêm khi các cơ quan chính phủ Mĩ buộc tội vài công ty Ấn Độ đã đem nhiều công nhân theo thị thực H1B, vượt quá hạn ngạch được phép. Đồng thời, một nghiên cứu tại đại học Maryland báo cáo rằng công nhân với thị thực H1B kiếm nhiều tiền hơn công nhân Mĩ vì họ làm việc nhiều giờ hơn, kể cả cuối tuần và phần lớn trong họ không về nhà sau khi thị thực hết hạn. Báo cáo này cũng đưa ra báo động rằng quá 82% sinh viên nước ngoài đang học công nghệ thông tin đã được thuê cho công việc mức khởi điểm mặc cho điều họ không thể làm việc hợp pháp ở Mĩ. Tuy nhiên, vì nhu cầu là cao thế, nhiều công ty phần mềm đã bỉ qua không nhìn vấn đề này. Báo cáo này thấy rằng từ 1998 trên 4 triệu người đi theom H-1B đã vào và ở lại trong nước Mĩ và có nhiều người trong hơn triệu sinh viên CNTT nước ngoài cũng ở lại Mĩ. Dữ liệu này đã dẫn tới nhiều tranh cãi hơn nhưng đồng thời, các công ty vẫn tiếp tục tăng số lượng việc khoán ngoài CNTT khi kinh tế bắt đầu phục hồi.

Tờ Economic Times hôm nay (4/2011) báo cáo rằng những người làm khoán ngoài Ấn Độ đang sẵn sàng cho tăng trưởng hơn. Năm công ty dịch vụ CNTT lớn — Tata Consultancy Services, Cognizant, Infosys, Wipro, và HCL Technologies đang sôi nổi thuê người, thêm hàng nghìn công nhân mới ở Ấn Độ. Trong vài tháng, những công nhân này đã thuê trên 114,000 người phát triển cho họ và đã tạo ra việc thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT cho các công ty CNTT địa phương nhỏ hơn. Việc thuê người mạnh mẽ được mong đợi bởi vì việc tăng đáng kể các hợp đồng khoán ngoài từ Mĩ và châu Âu vì nhiều công ty hơn được phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng này cũng là một dấu hiệu rằng những người làm khoán ngoài Ấn Độ muốn chi phối thị trường này bằng việc có qui mô lớn hơn, nhiều khu vực kĩ thuật hơn để gạt bớt các công ty nhỏ hơn ở các nước khác. Gần đây, nhiều nước đang nhảy vào thị trường sinh lời cao này, nhất là Brazil, Mexico, và nhiều nước Đông Âu vì họ tất cả đều muốn có phần lớn hơn của thị trường này. Theo những nghiên cứu mới nhất, các công ty làm khoán ngoài của Ấn Độ đã làm xấp xỉ $96 tỉ USD năm 2010 và có thể vượt quá $100 tỉ trong năm nay.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com