Tự động hoá và giáo dục
Khi nghe thấy từ “tự động hoá”, phần lớn mọi người lập tức nghĩ tới các robots đang tiếp quản việc làm của con người, xe tự lái chạy trên phố, hay phần mềm có thể nghĩ nhanh hơn con người v.v. Nhưng dù bạn thích hay không thích, tự động hoá đang xảy ra BÂY GIỜ và với tốc độ rất nhanh vì nó tạo ra hiệu quả tốt hơn, năng suất cao hơn, và nhiều lợi nhuận cho công ty.
Khi sinh viên hỏi tôi: “Điều gì sẽ xảy ra khi tự động hoá lấy đi việc làm của mọi người?" Tôi bảo họ: “Khi người đánh máy thấy phần mềm xử lí văn bản máy tính có thể thay thế họ, họ lập tức học kĩ năng máy tính để dùng bộ xử lí văn bản. Nếu chúng ta nhìn vào bất kì phát triển công nghệ nào, chúng ta sẽ thấy rằng phần lớn mọi người sẽ điều chỉnh theo thay đổi một cách tương ứng. Khi robots tiếp quản việc làm, một số người sẽ học cách xây dựng robots và những người khác sẽ học cách lập trình cho robots thay vì cảm thấy bất lực về công nghệ. Vấn đề mà tôi quan tâm ngày nay không phải là tự động hoá mà liệu hệ thống giáo dục có thể thay đổi đủ nhanh để cho phép mọi người học các kĩ năng công nghệ mới để cho họ có thể giữ được việc làm của họ.”
Mặc cho mọi thay đổi công nghệ trong xã hội, nhiều hệ thống giáo dục vẫn còn như cũ. Ngay cả một số trường vẫn tin rằng họ đã làm cải tiến nào đó trong tài liệu dạy nhưng cải tiến này là KHÔNG đủ vì chúng đã không làm thay đổi cái gì. Phương pháp dạy vẫn như cũ với thầy giáo đọc bài giảng và học sinh tuân theo bài giảng và ghi nhớ tài liệu để qua được kì thi, cũng giống như hàng trăm năm trước đây. Vì hệ thống giáo dục đã được thiết lập trong một thời gian dài, nhiều người lãnh đạo giáo dục ưa thích duy trì tình thế truyền thống. Nhiều người trong số họ không thích các phương pháp dạy mới, các ý tưởng mới hay phát kiến trong giáo dục vì những điều này có thể đe doạ vị trí của họ. Những thầy giáo đang thoải mái với cách dạy truyền thống như đọc bài giảng, tuân theo kế hoạch bài học, cho bài thi cũng cảm thấy bị đe doạ bởi các thầy giáo mới với tri thức và phương pháp dạy mới.
Khi dạy ở châu Á năm ngoái, một người lãnh đạo giáo dục nói với tôi: “Chúng tôi biết rằng hệ thống giáo dục phải thay đổi nhưng chúng tôi muốn để nó cho thế hệ sau làm thay đổi.” Tôi cảm thấy buồn rằng những người có thể làm quyết định hôm nay nhưng không muốn làm nó và để nó cho ai đó khác. Khi tôi nhìn vào sinh viên những người đang học trong các đại học, nhiều người vẫn đang học từ sách giáo khoa được viết từ nhiều năm trước đây và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi họ tốt nghiệp? Nếu giáo dục là quan trọng để phát triển thế hệ mới những người có kĩ năng, người có thể đóng góp cho đất nước hôm nay, chúng ta không thể chờ đợi tới ngày mai để làm cho nó xảy ra.
Năm ngoái, một giáo sư trẻ tới gặp tôi và đề nghị phát triển môn học mới có tên “Phương pháp tính toán trong khoa học thần kinh”. Về truyền thống, khoa học thần kinh là một nhánh của sinh học nhưng nó cũng là khoa học liên ngành mà có thể tích hợp với các lĩnh vực khác như khoa học máy tính, kĩ nghệ, toán học và y học. Anh ấy tin rằn môn học này là quan trọng cho sinh viên. Là giám đốc, tôi hỏi anh ấy: “Thầy nghĩ khi nào thầy có thể làm cho điều đó được thực hiện?” Anh ấy nói: “Sẽ mất khoảng hai năm.” Tôi hỏi anh ấy: “Nếu nó là quan trọng hôm nay, tại sao đợi hai năm?” Anh ấy nghĩ một lúc rồi nói: “Tôi có thể làm điều đó trước cuối năm tới.” Tôi bảo anh ấy: “Tôi sẽ cho thầy có toàn bộ mùa hè để làm việc trên môn học này và tôi muốn thầy dạy nó vào đầu năm học sau.” Kết quả là chúng tôi là đại học đầu tiên ở Mĩ dạy môn học duy nhất này.
Trong nhiều năm dạy ở châu Á, tôi đã thảo luận với các nhà giáo dục về thay đổi hệ thống giáo dục. Câu hỏi thông thường nhất là: “Dễ nói về thay đổi nhưng làm sao chúng ta thay đổi được hệ thống giáo dục?" Tôi giải thích cách nhìn của tôi: “Thay đổi là cách mạng, không phải là tiến hoá. Nó yêu cầu thay đổi trong tư duy của chúng ta liên quan tới sứ mệnh của giáo dục. Chúng ta không nên hội tụ vào "bằng cấp" như một thành tựu mà hội tụ vào tri thức và kĩ năng mà sinh viên sẽ có ở mỗi mức. Đầu tiên chúng ta cần thiết lập nền tảng mạnh trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) ở mọi cấp vì chúng là sự cần thiết cơ bản cho học sinh trong thế kỉ 21 này. Tiếp đó chúng ta phải tạo ra tư duy mới về cộng tác hơn là cạnh tranh nơi sinh viên học về làm việc tổ và làm việc hướng tới mục đích chung. Bằng việc để cho họ cộng tác, khám phá, và tự họ làm việc, họ sẽ học nhiều hơn, thích thú học tập và bắt đầu phát kiến. Khi họ không phải lo nghĩ về các kì thi và điểm số, họ sẽ hội tụ nhiều hơn vào tri thức thay vì ghi nhớ để qua các kì thi. Là thầy giáo, chúng ta phải làm việc học liên quan tới kế hoạch nghề nghiệp của họ. Sinh viên phải lập kế hoạch nghề nghiệp của họ từ sớm hơn để cho họ biết họ cần gì và tập trung vào phát triển những kĩ năng này vì chúng là quan trọng cho họ. Là thầy giáo, chúng ta nên đánh giá họ theo công việc của họ trên các dự án khi họ có thể áp dụng tri thức của họ để giải quyết vấn đề, KHÔNG đánh giá qua kiểm tra chỉ khuyến khích ghi nhớ mà không khuyến khích làm chủ kĩ năng.
Tôi tin bằng việc thay đổi tư duy giáo dục của chúng ta sang việc học thay vì ghi nhớ, chúng ta sẽ làm ra tiến bộ. Thay vì hội tụ vào điểm số, chúng ta nên hội tụ nhiều hơn vào nỗ lực. Thay vì thầy giáo chịu trách nhiệm duy nhất về giáo dục học sinh, chúng ta phải ảnh hưởng tới việc đảm nhiệm học tập của học sinh và phụ huynh của họ nữa. Phụ huynh, thầy giáo và học sinh phải làm việc cùng nhau vì tương lai của xã hội, và nếu chúng ta có thể làm được điều đó, thay đổi sẽ xảy ra.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com