Tại sao các công ty lớn thất bại?

Ngày nay, công nghệ đang làm thay đổi cách các công ty làm kinh doanh nhưng phần lớn các công ty không chấp nhận công nghệ mới đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều đó mở ra cơ hội mới cho các công ty khởi nghiệp biết cách tận dụng công nghệ và điều đó giải thích tại sao một số công ty khởi nghiệp thành công thế. Nếu chúng ta nhìn lại quãng 100 năm trước khi công nghệ như điện và điện thoại bắt đầu làm thay đổi cách công ty làm kinh doanh, phần lớn các công ty đã không tồn tại vì họ không thể nghĩ được cách khác để làm kinh doanh so với cách cũ của họ. Chẳng hạn khi máy bay được phát minh ra, Ngài Kelvin người lãnh đạo Hội khoa học hoàng gia ở Anh nói với các nhà khoa học của ông ấy: “Người Mĩ phải hoặc có tưởng tượng tốt, hoặc họ đang mơ. Là nhà khoa học tất cả chúng ta đều biết rằng không cái gì nặng hơn không khí mà có thể bay.” Khi điện thoại được phát minh ra, những người quản lí của Công ty điện tín thống nhất miền Tây nói với công nhân của họ: “Cái gọi là "điện thoại" không nên được coi là nghiêm chỉnh như phương tiện trao đổi.” Đó là lí do tại sao trong 100 công ty lớn nhất vào thời đó, tất cả họ đều mất đi, chỉ mỗi General Electric vẫn còn tới ngày nay.

Cùng điều đó cũng đã xảy ra trong những năm 1980 với công nghiệp máy tính lớn khi mạch tích hợp thay thế cho bóng bán dẫn và cho phép mọi người xây dựng máy tính nhỏ. Phần lớn những người lãnh đạo thành công đã bỏ qua công nghệ mới này. Khi Bill Gates nói với báo chí địa phương về viễn kiến của ông ấy “Để máy tính cá nhân vào mọi gia đình ở Mĩ.” Ken Olsen, người sáng lập của Digital Equipment Corp., công ty máy tính lớn hàng thứ hai vào thời đó, đã bình luận: “Không có lí do gì cho bất kì cá nhân nào có máy tính ở nhà người đó cả.” Và Thomas Watson, chủ tịch của IBM, công ty máy tính lớn nhất thế giới đã giải thích: “Tôi nghĩ có một thị trường thế giới cho có lẽ … năm máy tính.” Khi Apple computer bán được hai trăm triệu máy tính cá nhân, IBM đổi ý. Một người quản lí cấp cao báo động: “Gã thanh niên lập dị đó sẽ sớm ăn cả bữa sáng và bữa tối của chúng ta nếu chúng ta không làm gì cả.” IBM đã thay đổi nhanh chóng với máy tính cá nhân của nó Personal Computer (PC) và trong số 20 công ty máy tính lớn nhất thời đó, chỉ mỗi IBM vẫn còn lại ngày nay. Khi Steve Jobs được thuê trở lại quản lí Apple năm 2000, Nathan Myhrvold, Giám đốc công nghệ của Microsoft tuyên bố: “Apple chết rồi, các bạn không thể tái sinh người chết được.” Và không chú ý gì tới Apple. Khi iPod, iPhone ra, ông Myhrvold từ chức.

Các công ty thường thất bại bởi nhiều lí do: Quan liêu, kiêu ngạo, lập kế hoạch kém, tri thức và kĩ năng không thích hợp. Tất cả những điều đó đều có thể được truy nguyên về cấp quản lí ra quyết định sai bởi vì họ bỏ qua nhân tố công nghệ. Công nghệ là lực rất mạnh mà có thể tác động tới nhiều thứ. Có hai kiểu công nghệ: Công nghệ duy trì là việc cải tiến các công nghệ đã được thiết lập. Công nghệ đột phá là công nghệ mới mà có thể thay thế công nghệ đã được thiết lập và tạo ra giá trị doanh nghiệp mới. Phần lớn các nhà quản lí thất bại vì họ đã không phân biệt được sự khác biệt giữa hai kiểu này.

Các công ty làm kinh doanh dựa trên sản phẩm họ xây dựng hay dịch vụ họ cung cấp. Tri thức và kĩ năng của họ có liên quan tới kiểu sản phẩm hay dịch vụ đó. Để cải tiến doanh nghiệp, người quản lí quan tâm tới tới công nghệ duy trì vì nó giúp họ cải tiến năng suất, hiệu quả và lợi nhuận. Người quản lí ô tô biết mọi điều về việc làm xe hơi dựa trên công nghệ hiện thời bởi vì họ được đào tạo trong công nghệ đó và đã thành công trong làm công nghệ đó. Toàn thể tư duy của họ là về cải tiến điều họ biết dựa trên hiệu năng quá khứ của họ. Họ không thể thay đổi được tâm trí họ vì điều đó yêu cầu học những điều mới và có tư duy mới. Khi khái niệm xe ô tô chạy điện được phát minh những năm 1960, phần lớn các công ty ô tô bỏ qua nó mãi cho tới khi giá xăng tăng lên và nhu cầu về xe ô tô chạy điện bắt đầu hình thành. Những người lãnh đạo chế tạo xe hơi thú nhận rằng họ không có tri thức và kĩ năng trong công nghệ này và họ có thể phải mất vài thập kỉ mới thay đổi được.

Steve Jobs thường giải thích tình huống này bằng câu chuyện Thiền: “Một học giả đại học tới gặp một Thiền sư để hỏi về Thiền. Thầy mời học giả này uống trà. Ông ấy rót trà vào cốc của học giả đầy tràn rồi cứ thế rót mãi. Học giả nhìn nước tràn mãi đến khi không thể kìm được mình bữa: “Đầy quá rồi, nước không vào thêm được nữa. Sao thầy rót trà kiểu đấy?" Thiền sư giải thích: “Giống như chiếc cốc này, ông đầy những ý kiến và suy xét của riêng ông rồi khi ông tới. Làm sao ta có thể chỉ cho ông Thiền được chừng nào ông còn chưa làm rỗng chiếc cốc của ông?”

Tâm trí của người quản lí thành công nhất giống như cốc trà đầy. Bạn không thể rót trà mới vào nó được vì trà sẽ tràn ra. Để học điều mới, họ phải làm rỗng trà trong cốc của họ để rót trà mới vào. Câu hỏi là bao nhiêu người sẵn lòng vứt bỏ thành công quá khứ của họ để học điều mới? Bao nhiêu người quản lí thành công sẵn lòng quay lại trường để học công nghệ mới? Bao nhiêu người hiểu giá trị của việc học cả đời? Đó là lí do tại sao ngày nay thị trường thế giới đang mở rộng cho tư duy mới, ý tưởng mới, phát kiến mới, và cơ hội mới cho các công ty công nghệ khởi nghiệp, mà có thể đột phá thị trường và tăng trưởng thành doanh nghiệp thành công.

Tại sao các công ty lớn thường thất bại khi công nghệ mới nổi lên? Họ thất bại vì tư duy của họ, những thực hành quản lí mà đã cho phép họ trở thành người lãnh đạo công nghiệp, trở nên thành công thì cũng làm cho họ rất khó khăn thay đổi tâm trí của họ. Họ thất bại vì họ không thể hiểu được công nghệ mới và đột phá mà chung cuộc sẽ phá huỷ công ty của họ. Một nhà khoa học hàng đầu của IBM nói với công nhân của ông ấy: “Máy tính lớn của chúng ta có vài trăm nghìn bóng bán dẫn, và chiếm một không gian lớn như chiếc xe tải lớn. Bây giờ anh bảo tôi rằng anh có thể thay thế tất cả nó chỉ bằng một mạch tích hợp, nhỏ như chiếc kim, và máy tính có thể co xuống còn kích cỡ của máy đánh chữ. Điều đó là không thể được.”

Khi công nghệ đột phá nổi lên, phần lớn các công ty lớn bỏ qua nó bởi vì những người lãnh đạo và quản lí của họ không có tri thức về điều mới này. Phần lớn trong họ đều xuất sắc và hiểu công nghệ duy trì, cái cải thiện sản phẩm của họ bởi vì họ biết rõ thị trường; họ hiểu nhu cầu khách hàng của họ; họ đầu tư vào những thứ giúp cho công ty của họ làm tốt. Nhưng họ không thể hiểu được cái gì đó mới, cái gì đó bên ngoài tư duy của họ. Người quản lí hàng đầu của Hewlett Packard bảo Steve Jobs: “Anh thậm chí còn chưa kết thúc đại học và anh dám bảo chúng tôi, những người có bằng cấp chuyên sâu trong đại học về cách làm máy tính sao. Ra ngay khỏi văn phòng của tôi và đừng quay lại.”

Công nghệ đột phá là khác với công nghệ duy trì vì chúng thường làm thay đổi giá trị trong thị trường. Chúng thường tới từ các phòng nghiên cứu của đại học. Chúng thường được hiểu bởi các sinh viên trẻ người nhiệt tình với ý tưởng mới và các khám phá. Những thanh niên này không sợ thất bại vì họ chẳng có gì để mất. Họ không có thiên kiến hay cảm nhận về cách sự việc được làm. Họ có thể không có kinh nghiệm nhưng họ bạo dạn. Họ được dẫn lái bởi động cơ riêng của họ về tạo ra khác biệt và đó là lí do tại sao phần lớn trong họ đều năng nổ khởi đầu công ty riêng của họ và làm thay đổi thế giới. Ngày nay trên 80% nhà doanh nghiệp thành công là người công nghệ và phần lớn trong họ khởi đầu công ty khởi nghiệp của họ khi họ vẫn còn trong đại học.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com