Tác động của công nghệ thông tin
Ngày nay với công nghệ tiên tiến, bất kì cái gì có thể được tự động hoá sẽ được tự động hoá, điều đó nghĩa là nhiều việc làm sẽ tiếp tục biến mất. Về căn bản việc làm lao động thủ công và việc làm văn phòng sẽ bị xoá bỏ nhưng đồng thời nhiều việc làm hơn trong công nghệ sẽ được tạo ra.
Mặc dầu công nghệ làm giảm nhu cầu về việc làm lao động, đặc biệt ở những kĩ năng thấp hơn nhưng khi thời gian trôi đi, nhiều kĩ năng cao hơn sẽ bị xoá bỏ nữa khi công nghệ tiếp tục tiến bộ. Nhiều người không tin điều đó, cũng như họ đã không thấy robots có thể làm việc làm tốt hơn con người trong chế tạo, xây dựng và văn phòng. Ngay cả ngày nay nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ việc làm lao động là có nguy cơ nhưng việc làm văn phòng cũng đang bị tác động nữa. Chẳng hạn, hệ thống trả lời điện thoại đã thay thế cho nhiều nhân viên điện thoại và người tiếp tân. Hệ thống tổ chức hồ sơ đã thay thế cho nhiều thư kí hồ sơ và phần mềm xử lí văn bản đã thay thế nhiều thư kí đánh máy. Vài năm trước, không ai nghĩ robots có thể thay thế các phóng viên, người viết bài cho báo chí nhưng ngày nay 35% tin tức được robot viết. Nhiều tờ báo đang dùng phần mềm viết tự động để lấy tin tức nhanh hơn, đặc biệt với những báo trực tuyến và giảm số người viết và phóng viên. Người ta dự đoán rằng trong vòng 5 năm, 75% tin tin sẽ được viết bởi robots điều đã tạo ra hoảng sợ trong các sinh viên học làm phóng viên. Ngay cả một số việc làm giám sát cũng đang được thực hiện bởi robots dùng công nghệ videos và lasers để giám sát và đo công việc được thực hiện trong nhà kho và cơ xưởng. Xu hướng tự động hoá đã bắt đầu ở Mĩ rồi chuyển sang châu Âu và châu Á vì các công ty nhắm tới hiệu quả cao hơn và dịch vụ nhanh hơn. Tất nhiên kết quả là thảm hoạ với nhiều công nhân.
Tác động của tự động hoá đã tạo ra nhiều phản đối của công nhân về vấn đề thay thế lao động con người bằng máy ít tốn kém hơn nhưng điều đó không thay đổi được gì vì các công ty tiếp tục tăng tự động hoá và giảm công nhân. Cùng điều này đã xảy ra từ hơn một thế kỉ trước khi động cơ hơi nước được phát minh để được dùng trong khai mỏ và vận tải thuyền. Vào thời đó công nhân sợ mất việc làm, đã đốt những động cơ này và đe doạ giết những người phát minh nhưng điều đó đã không dừng được cuộc cách mạng công nghiệp. Nhiều nhà phát minh và nhà khoa học bỏ châu Âu và sang Mĩ để bắt đầu các công ty động cơ hơi nước riêng của họ và đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Điều đó đã mở ra những cơ hội mới và đã đem tới thịnh vượng cho Mĩ. Dường như lịch sử đang lặp lại bản thân nó với công nghệ thông tin: Khi công nhân ô tô phản đối tự động hoá trong cơ xưởng, nhiều công ty xe hơi bỏ Detroit để sang bang khác và xây dựng lại cơ xưởng hiện đại mới với công nghệ robot tiên tiến để xây dựng ô tô tốt hơn, chất lượng cao hơn. Ngày nay Detroit là một thành phố phá sản với số lớn công nhân ô tô thất nghiệp và không có tương lai. Theo một lí thuyết doanh nghiệp, lao động là chi phí cao nhất của công ty và nó bao giờ cũng tăng với thời gian vì công nhân liên tục đòi tăng lương. Để tăng lợi nhuận, các công ty phải hạ thấp chi phí của họ bằng việc áp dụng công nghệ để giảm công nhân con người để giữ cho chi phí còn được kiểm soát. Từ cảnh quan doanh nghiệp, công ty được tạo ra để làm ra lợi nhuận cho người chủ, càng nhiều lợi nhuận càng tốt cho nên họ sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm để đạt tới mục đích đó.
Trong ba mươi năm qua, Trung Quốc đã tận hưởng xu hướng khoán ngoài do chi phí lao động thấp hơn của nó. Trung Quốc trở thành trung tâm chế tạo khi kinh tế của nó bùng nở. Trong những năm 1990, một quan chức chính phủ tuyên bố: “Xin mời chuyển tới đây, chúng tôi có chi phí thấp nhất thế giới và vài triệu công nhân sẵn lòng làm việc cho các ngài.” Tuy nhiên khi chi phí lao động tăng lên, nhiều công ty thôi khoán ngoài sang Trung Quốc và chuyển công việc sang nước chi phí thấp hơn khác. Xu hướng này làm lẩy cò một số lớn người thất nghiệp và ngày nay kinh tế của nó đang trở nên ngày càng bất ổn hơn. Ngay cả việc chế tạo địa phương Trung Quốc cũng có khó khăn do việc tăng trong chi phí lao động. Năm ngoái, nhiều nước bắt đầu dịch chuyển công việc sang nước khác và kết quả là thảm hoạ và gây hiệu quả nghiêm trọng lên nền kinh tế. Theo một báo cáo chính phủ, nhiều cơ xưởng lao động kĩ năng thấp như giầy dép, quần áo, đã chuyển sang châu Phi để tận dụng ưu thế chi phí thấp hơn ở đó. Một người chủ chế tạo giầy nói với báo chí: “Ngày nay tôi phải trả lương cho công nhân năm đô la một ngày để làm giầy nhưng tôi chỉ trả cho công nhân ở Ethiopia không đến một đô la để làm cùng việc cho nên không có lí do gì cho tôi ở Trung Quốc.” Về căn bản Ethiopia là đích xác giống như Trung Quốc 30 năm trước. Nó có lao động rẻ, điện rẻ và các vùng kinh tế đặc biệt của chính phủ nơi các công ty nước ngoài không phải đóng thuế. Người ta dự đoán rằng trong vòng mười năm hầu hết các công ty và chế tạo sẽ được tái định vị ở đó. Ngay cả các nước chi phí thấp như Thái lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam, và Bangladesh sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước châu Phi.
Nếu mọi người không hiểu xu hướng này bây giờ, kết quả sẽ là thảm hoạ. Thất nghiệp cao là tồi tệ cho xã hội. Sớm hay muộn mọi người sẽ không dung thứ được điều đó, và không chính phủ nào có thể đảm đương được nổi loạn. Giải pháo duy nhất là tập trung vào tạo ra nhiều việc làm trong khu vực công nghệ và giúp mọi người chuyển nhanh chóng tới những việc làm mới tạo ra này. Để làm điều đó, hệ thống giáo dục phải dịch chuyển nhanh chóng hướng tới kết quả tốt hơn bằng việc tập trung nhiều hơn vào giáo dục STEM. Họ phải bắt đầu với đào tạo các giáo viên trẻ và nhiệt tình để thúc đẩy khoa học và công nghệ trong trường của họ. Mặc dầu mọi người đã đồng ý rằng giáo dục là giải pháp nhưng nhiều nước vẫn chuyển chậm chạp mà không có cảm giác cấp bách. Chẳng hạn, Trung Quốc đã khởi đầu giáo dục STEM trong hơn một thập kỉ nhưng kết quả còn ít hơn mong đợi do quan liêu của nó và việc chống lại thay đổi. Khi tôi dạy ở đó, một giáo sư bảo tôi rằng phần lớn mọi người đều bị mù mắt bởi nhịp độ nhanh của xu hướng làm khoán ngoài chế tạo nơi chi phí thấp của họ đã đóng góp cho việc cải tiến kinh tế nhanh chóng nhưng ít người có thể thấy đủ xa để dự báo tình huống hiện thời. Ông ấy nói: “Chúng tôi cần quản lí thay đổi lớn trong chính sách công và chúng tôi cần nó bây giờ.”
Mặc dầu có dân số lớn như Trung Quốc, nhưng Ấn Độ không chọn hội tụ vào làm khoán ngoài chế tạo mà yên tĩnh hội tụ vào giáo dục STEM để tận dụng ưu thế của xu hướng làm khoán ngoài công nghệ. Ngày nay Ấn Độ chi phối thị trường công nghệ; kinh tế của nó bùng nở và các công ty của nó đang bành trướng khắp thế giới khi thiếu hụt công nhân có kĩ năng công nghệ tiếp diễn. Một giáo sư Ấn Độ bảo tôi: “Dễ nhảy vào xu hướng lao động thấp vì nó không yêu cầu đầu tư nào nhưng đó là tư duy ngắn hạn. Ông phải nghĩ về các hậu quả của việc tái định vị chế tạo vì chi phí của ông có thể thấp hôm nay nhưng điều gì sẽ xảy ra ngày mai? Ông có thể tiếp tục giữ được chi phí của ông thấp mãi mãi không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chế tạo chuyển sang vị trí có chi phí thấp hơn khác? Ông sẽ làm gì với hàng triệu công nhân chi phí thấp bị thất nghiệp? Đó là lí do tại sao chúng tôi hội tụ vào đầu tư vào giáo dục để cho sức mạnh của nước chúng tôi sẽ là vào trong "sức mạnh bộ não" chứ không "sức mạnh cơ bắp”.
Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử, cuộc cách mạng công nghiệp đem tới thịnh vượng cho Mĩ nhưng đồng thời nó đem tới thảm hoạ cho châu Âu. Kinh tế nghèo nàn và thất nghiệp cao đã làm lẩy cò cả hai cuộc thế chiến ở châu Âu và dẫn tới suy sụp nhiều nước châu Âu. Tháng trước, tôi đã dạy ở châu Âu và điều tôi đã thấy làm tôi quan ngại sâu sắc khi người thất nghiệp trẻ đã đạt tới cao nhất trong lịch sử. Tôi gặp nhiều người tốt nghiệp đại học trẻ mà thất nghiệp những người bị thất vọng và giận dữ khi họ bảo tôi rằng họ không nhận được chỉ đạo về lập kế hoạch nghề nghiệp hay thông tin cần thiết để giúp cho họ lập kế hoạch tương lai. Tôi ngạc nhiên vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin với Internet, điện thoại thông minh, laptops nơi tin tức và thông tin có sẵn 24 giờ cho nên làm sao họ có thể không biết được? Trong xê mi na kĩ nghệ phần mềm, tôi hỏi: “Bao nhiêu người trong các em đi tới các website kĩ thuật để học cái gì đó mới?” chỉ vài cánh tay giơ lên. Khi tôi hỏi: “Các em thường đi tới các kiểu websites nào?” câu trả lời là rõ ràng: “Âm nhạc, trò chơi video, phòng chat, và phim.” Tôi có câu trả lời riêng của tôi: Công nghệ thông tin là con dao hai lưỡi; nó có thể được dùng để có ưu thế hay để bị yếu thế. Không có hướng dẫn đúng, nó có thể có tính phá huỷ.
Khi trở về CMU, tôi dừng lại Boston để gặp một người bạn dạy tại MIT. Anh ấy bảo tôi rằng môn học "Động cơ tìm" của anh ấy trong Các môn học trực tuyến mở cho quần chúng (MOOCs) trong edX có trên bẩy nghìn học viên và nhiều người trong số họ là từ Ấn Độ. Anh ấy nói: “Nhiều học viên ghi danh trong MOOC nhưng bỏ sau vài tuần nhưng những học viên Ấn Độ này là xuất sắc. Họ ở lại với môn học và làm việc rất chăm chỉ để xây dựng kĩ năng của họ vì họ có ý thức rõ ràng về phương hướng và nhìn tới tương lai của họ. Tôi có hi vọng rất lớn về họ.” Tôi bảo anh ấy rằng điều tôi thấy ở châu Âu làm tôi thất vọng nhưng điều anh ấy nói cho tôi lại cho tôi hi vọng vì tôi tin rằng giáo dục đúng là đầu tư tốt nhất mà một người có thể có. Với nhiều môn học trực tuyến thế và việc đào tạo sẵn có trên Internet, chính trách nhiệm của từng cá nhân là đặt con đường nghề nghiệp của mình hướng tới tương lai.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com