Cuộc đối thoại trên máy bay

Tuần trước, trên chuyến bay từ San Francisco tới Pittsburgh, tôi ngồi cạnh Yunhan Gao, một nhà kinh tế Trung Quốc đi công tác cho công ti của ông ấy. Sau cuộc đối thoại ngắn, tôi hỏi ông ấy về thị trường việc làm ở Trung Quốc.

Ông ấy nói: “Giữa năm 2000 và 2010, Trung Quốc thu được trên 6 triệu việc làm mới vì các nhà chế tạo nước ngoài mở cơ xưởng ở đó để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Ngày nay, mọi thứ đang thay đổi vì lương cho công nhân cơ xưởng Trung Quốc đang dâng lên cao hơn các nước khác như Ethiopia, Bangladesh, và Việt Nam. Nhiều nhà chế tạo đang đóng cơ xưởng của họ ở Trung Quốc và chuyển tới các nước có chi phí thấp hơn. Với công nghệ tiên tiến trong tự động hoárobotics, nhiều công ti chế tạo đang quay về nước họ vì họ có thể xây dựng được sản phẩm nhanh hơn, rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Ngay cả Foxconn, công ti làm ra iPhones của Apple với hàng trăm nghìn công nhân cũng đang chuyển sang Ấn Độ và tạo ra nhiều việc làm ở đó.”

TVTS-cuoc-doi-thoai-tren-may-bay.jpg

Tôi hỏi: “Có phải vì công nhân lao động Ấn Độ là rẻ hơn không?”

Ông ấy nói: “Công nhân lao động Ấn Độ làm ít hơn công nhân Trung Quốc nhưng không rẻ hơn mấy. Tôi nghĩ Apple cần cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác như Hoa Vĩ, Samsung hay Xiami trong thị trường này. Xây dựng sản phẩm ở đây sẽ cho Apple một số ưu thế then chốt nào đó.”

Ông ấy nói thêm: “Ngày nay, công nhân Trung Quốc không còn rẻ như mười hay hai mươi năm trước. Nhiều người trẻ hơn đang vào đại học để học Công nghệ thông tin và họ muốn có việc làm tốt hơn. Hiện thời, công nghiệp công nghệ của chúng tôi đang bùng nổ và có nhiều việc làm hơn cho họ. Ngày làm việc nhiều giờ và lương thấp trong cơ xưởng là thứ của quá khứ vì chúng tôi đang hướng tới tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, việc dịch chuyển này là khó vì có nhiều công nhân lao động thường làm việc trong các cơ xưởng nhưng giờ không có việc làm. Có nhiều người trẻ ‘ít được giáo dục hơn” trong các vùng sâu xa nhưng lại muốn làm việc trong cơ xưởng cũng không thể tìm được công việc. Mỗi năm, chúng tôi cho tốt nghiệp trên tám triệu sinh viên đại học nhưng chỉ một số phần trăm nhỏ học về Công nghệ thông tin hay Kĩ nghệ thông tin, người có thể tìm được việc làm. Số còn lại những người tốt nghiệp đại học gặp khó khăn trong tìm ra việc làm. Nếu ông cộng tất cả những người thất nghiệp này lại với nhau, con số là rất lớn và vấn đề đang sôi lên bây giờ.”

Tôi hỏi: “Vậy thì làm sao họ giải quyết được vấn đề này? Có giải pháp nào không?”

Ông ấy giải thích: “Có giải pháp nhưng chúng chỉ giải quyết được vài vấn đề một cách tạm thời. Nhiều cơ xưởng cho công nhân đi làm việc ở các nước khác nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề lớn. Có các chương trình đào tạo hướng nghề cho thanh niên ở vùng sâu xa, nhưng một số chương trình không hiệu quả. Chúng tôi đang nhìn vào vài triệu người thất nghiệp mỗi năm và con số này vẫn đang tăng lên. Chúng tôi biết rằng công nghệ là một trong những giải pháp tốt nhất và hiện thời chính phủ của chúng tôi đầu tư nhiều tiền vào các đại học hàng đầu để khuyến khích phát kiến tạo ra việc làm nhưng điều đó sẽ mất nhiều năm để xem liệu nó có tác dụng hay không. Trong khi đó, chúng tôi đang trải nghiệm một số khó khăn với thất nghiệp cao.”

Ông ấy hỏi: “Chúng tôi cũng gửi nhiều sinh viên sang học ở Mĩ. Họ học thế nào?”

Tôi bảo ông ấy: “Có nhiều sinh viên Trung Quốc học ở Mĩ. Tôi tin con số là quãng nửa triệu người. Một số người học tốt nhưng số khác đang vật lộn để đối phó với hệ thống giáo dục ở đây.”

Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Nhiều bố mẹ gửi con cái họ đi học nước ngoài để thoát khỏi hệ thống giáo dục cổ xưa ở Trung Quốc. Phần lớn các gia đình đều chi nhiều tiền để chuẩn bị cho con cái họ qua được kì thi đầu vào theo chuẩn Mĩ, học các lớp học tiếng Anh ngoài trường, và thậm chí trả tiền tư vấn về cách viết đơn xin học tốt ….”

Tôi giải thích: “Điều họ đã làm chỉ để làm cho con cái họ được nhận vào trường tốt nhưng họ đã không chuẩn bị cho con cái họ về cách học trong hệ thống khác nơi ghi nhớ để đỗ kì thi không có tác dụng. Có thách thức sống xa gia đình như ngôn ngữ và khác biệt văn hoá, nhưng tôi nghĩ sức ép hàn lâm là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nhiều sinh viên ngạc nhiên bởi sự nghiêm ngặt được cần để thành công, đặc biệt ở các trường hàng đầu nơi cạnh tranh là dữ dội. Mô hình “Học chăm, nhớ nhiều, và tập trung theo bằng cấp” mà sinh viên Trung Quốc thường đi theo không khớp với một hệ thống nhấn mạnh vào quá trình phân tích và tư duy phê phán. Nhiều sinh viên hàng đầu đã học tốt ở nhà nhưng không học tốt ở đây và họ trở nên chán nản.”

Ông ấy dường như tò mò: “Tôi không nghe nói về điều đó. Tôi nghĩ nhiều bố mẹ không nhận biết về điều như vậy.”

Tôi bảo ông ấy: “Tất nhiên, con cái không bao giờ nói cho bố mẹ chúng về chúng khổ đến đâu hay cảm thấy bị căng thẳng thế nào. Họ chỉ cố đối phó được nhiều nhất có thể. Một số người vượt qua được sức ép hàn lâm và cuối cùng học tốt. Số khác quay sang gian lận để qua được bài thi, nhiều người bị bắt và bị đuổi. Theo ý kiến tôi, vấn đề chính là thiếu chuẩn bị hàn lâm khi nhiều sinh viên chưa sẵn sàng rời khỏi nhà. Họ không đủ trưởng thành và chịu trách nhiệm sống độc lập. Tôi biết rằng các bố mẹ chi số tiền lớn đầu tư cho giáo dục của con cái họ. Họ làm bất kì cái gì họ có thể làm để làm cho con họ vào các đại học hàng đầu, thậm chí thuê cả tư vấn để viết đơn xin học cho con cái họ. Tuy nhiên, nếu con họ không được chuẩn bị, chúng có thể không thành công như được mong đợi.”

English version

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem