Viện Robotics

Vài tuần trước, hàng triệu người đã xem xe robot (xe Curiosity) đáp xuống sao Hoả, một biến cố có ý nghĩa trong thám hiểm không gian. Robot này đã gửi các ảnh video và viết tin cập nhật từ tài khoản Twitter riêng của nó cho hàng triệu học sinh trong trường học. Robot này đã được phát triển bởi Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực Jet Propulsion Lab (JPL), một tổ chức của NASA có thuê nhiều sinh viên CMU trong những năm gần đây. Phần mềm trên xe robot này cũng được phát triển bởi Viện Robotics của CMU.

CMU nổi tiếng về chương trình Robotics của nó như một trong những đại học hàng đầu trong lĩnh vực này. Mỗi năm chương trình này đề nghị người trong công nghiệp và các giáo sư gợi ý các ý tưởng cho dự án capstone về robotics nơi sinh viên sẽ xây dựng robot theo yêu cầu chuyên môn. Vì toà nhà Robotics ở bên cạnh toà nhà Kĩ nghệ phần mềm nơi tôi làm việc, tôi thường ghé qua và quan sát các robot được xây dựng và thỉnh thoảng thảo luận với các sinh viên về dự án capstone của họ.

Một trong các robots được xây dựng năm nay là “Robot phục vụ nhà hàng” có thể nói chuyện với khách hàng và đem đồ ăn, cà phê, đồ uống và những vật nhỏ tới bàn. Một sinh viên giải thích: “Người chủ nhà hàng gợi ý một ý tưởng và cho chúng tôi các yêu cầu. Tất nhiên nó vẫn là bản mẫu nhưng ông ấy nói nếu chúng tôi có thể làm số lớn hàng nghìn robot với giá phải chăng, sẽ có thị trường tốt cho nó. Robots đang hấp dẫn nhiều cho kinh doanh nhà hàng vì khách hàn, đặc biệt trẻ nhỏ muốn xem robot.”

Tôi ngồi vào bàn và trao đơn hàng cho robot để đem cà phê tới cho tôi. Cuộc đối thoại là dễ chịu vì robot được lập trình để nói một cách lễ phép và hỏi câu hỏi đặc biệt: “Ông dùng cà phê đen hay cà phê sữa và đường?” và tôi bị ấn tượng. Robot quay lại sau vài phút và đem cho tôi một cốc cà phê. Tất nhiên, cốc rỗng vì sinh viên không muốn đổ cà phê vào robot của họ đầy những dây điện và mạch máy tính.

Một giáo sư giải thích: “Ngày nay lĩnh vực robotics là “nóng” vì nhiều công ti đang tự động hoá hệ thống của họ. Nhiều robots được xây dựng bằng phần mềm trí tuệ nhân tạo cho nên chúng tương tác với người tốt hơn. Tôi nghĩ trong vòng mười năm ông sẽ thấy nhiều robots trong văn phòng và ở nhà mọi người. Ngày nay ông có thể mua một robot lau nhà với giá một trăm đô la nhưng giá đang sụt nhanh vì nhiều công ti đang xây dựng robots.” Tất nhiên, tôi đã thấy “Roomba” robot lau nhà được làm bởi công ti iRobot và robots lau bể bơi, bếp, và nhà hàng cũng như các robots được dùng trong các cơ xưởng để nâng các vật nặng hay để làm ô tô.

Tôi hỏi: “Ông nghĩ giá của robot sẽ thế nào? Yêu cầu là gì để vào lĩnh vực này nếu sinh viên muốn học nó?” Ông ấy giải thích: “Tám mươi năm trước máy tính lớn giá hàng triệu đô la, chỉ chính phủ hay công ti lớn mới đảm đương được nó. Máy tính cá nhân đã làm thay đổi điều đó và đưa máy tính vào mọi nhà và văn phòng với giá một nghìn đô la. Ngày nay chúng ta có điện thoại thông minh mà mọi người có thể mua với giá một trăm đô la. Cùng điều đó sẽ xảy ra cho robots. Ngày nay một số robots vẫn còn đắt nhưng vài năm nữa kể từ giờ, khi nhiều người mua chúng, nhiều công ti sẽ làm chúng và giá sẽ hạ xuống. Để học robotics, các bạn cần có nền tảng khoa học chắc chắn, giỏi toán và kĩ năng máy tính. Hiện thời phần lớn các chương trình trong robotic là dành cho sinh viên theo đuổi bằng thạc sĩ và tiến sĩ cho nên các bạn phải có bằng cử nhân trong khoa học máy tính, kĩ nghệ điện hay điện tử, hay toán học để được xét vào.”

Tôi hỏi sinh viên: “Robot thú vị nhất nào đã được xây dựng ở đây?” Anh ta trả lời bằng nụ cười lớn: “Chúng tôi đã xây dựng các robots lau nhà, giặt giũ, dọn rác và thậm chí lái xe nhưng vài năm trước, một người chủ công ti đã đề nghị chúng tôi xây dựng một con robot có thể chăm sóc chó của ông ấy khi ông ấy bận. Cho nên chúng tôi làm các robots có thể đưa cho ra vườn và để chó làm bất kì cái gì nó cần và đem chó trở vào nhà. Con robot này vận hành tốt nhưng chó thì không. Nó làm chó sợ quá tới mức chó “vãi đái vãi cứt” khắp nhà và trốn dưới gầm giường cả ngày cho nên chúng tôi phải dừng dự án capstone lại, bằng không chó có thể chết vì đau tim. Có những điều mà robots có thể làm nhưng con robot cho chó thì dứt khoát không phải là ý tưởng hay.”

Để biết thêm thông tin về viện robotics:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com