Mất cơ hội

Tưởng tượng năm nay là 1978 và bạn đang làm việc cho IBM, công ty máy tính lớn nhất trên thế giới. Một hôm người quản lí của bạn hỏi bạn: “Tôi nghe nói rằng một sinh viên đại học có tên Steve Jobs đã xây dựng một máy tính nhỏ có tên “Máy tính cá nhân” anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó là thế nào? Bạn không thể tin được một máy tính có thể được xây dựng mà nhỏ và cho việc dùng cá nhân. Vài tuần sau bạn nghe nói rằng Digital Equipment Corporation (DEC), công ty máy tính lớn thứ hai thế giới đã nói máy tính Apple: “Không ai muốn có máy tính ở nhà cả, điều đó là ngu xuẩn.” Vì bạn không biết phải làm gì cho nên bạn đồng ý với đánh giá của DEC và bỏ qua nó.

Tưởng tượng năm nay là 1988 và bạn làm việc cho AT&T, công ty điện thoại lớn nhất thế giới. Người quản lí của bạn hỏi bạn: “Motorola đã phát triển điện thoại không dây mà mọi người có thể mang theo mình tới bất kì chỗ nào họ đi. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Vài tuần sau bạn tìm ra rằng Nokia và Eriksson cũng đang làm việc trên điện thoại không dây tương tự rồi bạn tự hỏi mình: “Sao mọi người muốn mang điện thoại theo họ mọi lúc? Điều đó không có nghĩa.” Vì bạn không biết phải làm gì nên bạn bỏ qua.

Tưởng tượng năm nay là 1998 và bạn làm việc cho Sony, công ty điện tử lớn nhất thế giới. Người quản lí của bạn tới với câu hỏi: “Apple vừa hoàn thành một thiết kế của máy MP3 có tên là iPod để cạnh tranh với máy nghe Sony Walkman của chúng ta. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn không nghĩ một công ty máy tính mà lại vào kinh doanh âm nhạc. Bạn biết rằng Sony Walkman là thiết bị phổ biến nhất trên thế giới với hàng trăm triệu người dùng nhưng bạn thực sự không biết cách trả lời cho nên bạn bỏ qua nó.

Tưởng tượng năm nay là 2005 và bạn đang làm việc cho Nokia, công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới. Người quản lí của bạn hỏi bạn: “Apple đang làm việc trên một điện thoại mới có tên là iPhone. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn không nghĩ một công ty máy tính có thể vào kinh doanh viễn thông và thành công. Bạn biết rằng Nokia là điện thoại phổ biến nhất trong nhiều điện thoại khác cho nên bạn bỏ qua nó.

Tưởng tượng năm nay là 2008, và bạn làm việc cho HP, công ty máy tính cá nhân lớn nhất trên thế giới. Người quản lí của bạn tới với một câu hỏi đơn giản: “Apple vừa mới thiết kế máy tính bảng có tên iPad để cạnh tranh với mọi máy tính cá nhân. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn không nghĩ máy tính bảng có thể thay đổi thị trường PC. Nhưng bạn thực sự không biết phải làm gì cho nên bạn chỉ bỏ qua nó.

Phần lớn mọi người thấy điều đang kéo tới nhưng chẳng có ý tưởng nào về chúng có tác động gì lên tương lai. Họ là người mù về tác động tương lai vì họ không có tưởng tượng và họ thường nghĩ: “Điều đó KHÔNG tác động lên mình cho nên mình không quan tâm.” Không ai được dạy về cạnh tranh, thay đổi công nghệ, toàn cầu hoá, thị trường tiêu thụ, và đó là lí do tại sao nhiều người thế bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt do việc thiếu viễn kiến của họ.

Chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá với những thay đổi đang xảy ra mọi ngày. Khó mà tránh được thay đổi, vì những ý tưởng mới, công nghệ mới thúc đẩy tăng trưởng và làm ra tiền cho những người phát minh và công ty của họ nhưng phần lớn mọi người đều bỏ qua nó. Mặc dầu thay đổi có thể tạo ra những cơ hội mới, nhưng chúng thường gặp những chỉ trích từ các cá nhân chống đối nữa. Nếu chúng ta đọc tất cả các trường hợp ở trên, chúng ta có thể thấy rằng thay đổi thường bắt đầu với người lãnh đạo hay những người ra quyết định then chốt. Vấn đề tuỳ ở họ chỉ đạo thay đổi cho mọi thành viên tổ. Nếu người lãnh đạo không có viễn kiến, không nhìn thay đổi đang tới thì chẳng cái gì sẽ xảy ra như trong trường hợp của mọi công ty máy tính lớn (Bốn trong năm công ty máy tính lớn nhất đã mất, ngoại trừ IBM sau khi máy tính cá nhân được phát minh.) Sự chống đối khác với thay đổi thường xảy ra ở quyền lợi cá nhân vì nó thường can nhiễu vào khả năng thích nghi với thay đổi. Một số người muốn duy trì vị trí để tiến lên tận dụng tốt hơn quyền lợi cá nhân riêng của họ, thay vì quyền lợi của công ti, như trong trường hợp của AT&T khi phần lớn người kĩ thuật của họ chống lại thay đổi sang điện thoại di động không dây.

Lãnh đạo đóng vai trò lớn trong vận hành tổ chức thành công. Khi công nhân cảm thấy họ không thể tin cậy được nhau hay tin người quản lí, sẽ khó cho họ chấp nhận thay đổi nào. Họ thường nhìn vào mọi thay đổi như điều tiêu cực hay thậm chí giả định họ cuối cùng sẽ mất việc. Đây là trường hợp của hầu hết các viện hàn lâm và đại học nhà nước vì thay đổi chương trình đào tạo thường có nghĩa là một số giáo sư sẽ mất việc làm và bị thay thế bởi giáo sư trẻ hơn người có nhiều hài hoà với công nghệ mới và ý tưởng mới.

Năm ngoái khi tôi ở châu Âu, tôi thấy rằng từng đại học chỉ cho tốt nghiệp quãng một trăm hay ít hơn các nhà khoa học máy tính hay kĩ sư phần mềm mỗi năm. Điều đó nghĩa là một nước, trung bình, sẽ phát triển được vài nghìn công nhân phần mềm mỗi năm khi nhu cầu thị trường là năm mươi nghìn hay hơn. Nhiều công ty châu Âu phải thuê công nhân phần mềm nước ngoài tới và làm việc. Khi tôi hỏi: “Tại sao các ông không đào tạo nhiều công nhân phần mềm hơn?” một giáo sư nói: “Đại học chúng tôi nhận tài trợ của chính phủ cho từng năm và chúng tôi phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực học tập, chúng tôi không thể để nhiều tiền vào vài khu vực như phần mềm, công nghệ hay kĩ nghệ. Chúng tôi không có đủ giáo sư trong khu vực đó, và điều gì sẽ xảy ra cho các giáo sư dạy nghệ thuật, âm nhạc, văn học, nghiên cứu xã hội hay lịch sử? Điều đó sẽ là không công bằng cho họ cho nên chúng tôi phân chia ngân quĩ vào mọi lĩnh vực cho công bằng với mọi người.” Một giáo sư khác nói thêm: “Chúng tôi muốn giữ cân bằng trong xã hội chúng tôi; chúng tôi không thể hội tụ quá nhiều vào khu vực này mà bỏ qua khu vực khác.”

Với tôi dường như là có ngắt quãng giữa công ti, các nhà giáo dục và sinh viên. Công ty phàn nàn rằng các trường không phát triển đủ công nhân cho họ và nhiều người tốt nghiệp không có kĩ năng mà họ cần. Các nhà giáo dục tin rằng sinh viên của họ phải được phép chọn bất kì cái gì họ muốn học và phần lớn nhận được đào tạo thích hợp để làm bất kì cái gì họ muốn. Và sinh viên bị lẫn lộn giữa điều họ học và điều công nghiệp cần. Về căn bản, không ai trao đổi với nhau. Không ai thấy rằng thay đổi đang tới và nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ. Các công ty chưa bao giờ trao đổi với các nhà giáo dục về nhu cầu của họ và những công ty có trao đổi, lại thường thấy rằng các nhà giáo dục đã không nghe họ. Đồng thời, các nhà giáo dục tin rằng họ biết điều gì là tốt nhất cho sinh viên và mục đích của giáo dục không phải là phát triển công nhân cho công ty bởi vì đại học KHÔNG là trường hướng nghề. Vì sinh viên không được thông tin tốt về kế hoạch nghề nghiệp hay chiều hướng thị trường, nhiều người chọn học bất kì cái gì họ thích thay vì có hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực nào dẫn tới chuyên môn nghề nghiệp với cơ hội việc làm tốt.

Không có thay đổi trong hệ thống giáo dục, tình huống sẽ tồi tệ. Đại đa số việc làm bây giờ yêu cầu nhiều kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng động viên, và kĩ năng trao đổi. Nhưng sinh viên đại học không biết đích xác nhu cầu của công ty là gì và đại học không dạy cho họ những kĩ năng này. Ngày nay mọi nước đều cần cải tiến ưu thế cạnh tranh bằng việc hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) vì phần lớn việc làm được tạo ra trong thập kỉ tới sẽ yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân. Theo văn phòng thống kê lao động 68% việc làm mở ra cho tới năm 2020 sẽ đi vào những người có bằng đại học trong STEM và nhiều người trong số này sẽ có việc làm trả lương cao.

Tưởng tượng năm nay là 20XX và bạn đang dạy cho đại học tốt nhất ở nước bạn. Thầy hiệu trưởng của bạn hỏi bạn câu hỏi: “Nước láng giềng Y và X mới thay đổi chương trình đào tạo của họ để hội tụ chỉ vào STEM và họ đang dùng phương pháp dạy mới có tên "Học qua hành." Thầy nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn có làm cái gì đó hay chỉ bỏ qua nó?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com