Máy tính bảng của Ấn Độ
Ấn Độ là nước đầu tiên đã phát triển máy tính bảng giá thấp chạy dưới hệ điều hành Android. Nó là một phần của chiến lược của nước này để kết nối 25,000 cao đẳng và 400 đại học trong một chương trình e-learning toàn diện với mục đích tạo ra 1 triệu người lập trình một năm để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Kế hoạch này cho phép các sinh viên đại học mua nó với giá thấp 2,200 rupees ($35 USD) nhưng người khác có thể mua phiên bản thương mại với giá cao hơn, được ước lượng từ $60 tới $80 USD. Ý tưởng chính là máy tính rẻ mà mọi người có thể đảm đương được sẽ làm lợi cho học sinh của họ bằng cách cho phép họ theo dõi bài giảng đại học, ghi chép bài giảng và thông tin môn học trực tuyến khác. Nó nhắm tới các học sinh sống ở các làng vùng sâu vùng xa, người không thể đảm đương được việc đi tới thành phố lớn.
Mặc dầu điều này đã được công bố từ năm ngoái với máy tính bảng Aakash 1 nhưng ít học sinh có khả năng mua nó vì việc sản xuất bị giới hạn do các vấn đề nội bộ. Trong khi hàng triệu học sinh đang chờ đợi, các quan chức chính phủ và nhiều công ty tham gia đã tranh cãi với nhau về những tranh cãi tài chính và kiện cáo. Khi bộ tài nguyên nhân lực yêu cầu Viện Công nghệ Ấn Đ (I.I.T.) tại Rajasthan thu nhận và kiểm thử 100,000 máy tính bảng cho dự án này, I.I.T đã hợp đồng việc đó với DataWind, một công ty Canada để xây dựng máy tính bảng. DataWind kí thầu phụ việc đó cho Quad Electronic, một công ty Ấn Độ để sản xuất. Quad lại thầu phụ cho nhiều công ty khác về các bộ phận và từ đó, có nhiều tranh cãi giữa những người tham gia vào dự án.
Cuối cùng I.I.T. Rajasthan bị thay thế bởi I.I.T. Bombay làm người lãnh đạo dự án này. I.I.T. Rajasthan kiện DataWind về tiền cho hỏng hóc và gần như mọi bên tham gia đều kiện lẫn nhau trong khi cả nghìn cái máy tính bảng bị chất trong nhà kho tại Rajasthan và không được phân phối cho học sinh. IIT Bombay không muốn dùng máy tính bảng được IIT Rajasthan thiết kế cho nên nó đi tới một máy tính bảng phiên bản mới: máy Aakash 2 được cho là tương tự như iPad. Giáo sư Deepak B. Phatak, người chịu trách nhiệm cho dự án Aakash tại I.I.T. Bombay, nói ông ấy hi vọng có vài nghìn chiếc máy tính bảng sớm và phân phối cho sinh viên đại học để kiểm thử và đưa ra phản hồi. Trong khi đó các biện luận và tranh cãi giữa các công ty và chính phủ vẫn tiếp diễn.
Một sinh viên phàn nàn với báo chí: “Họ có những kế hoạch lớn lao, họ có viễn kiến lớn nhưng họ không thể thực hiện được. Mọi thứ ở nước này đều chậm. Mọi thứ đều phải đi qua nhiều mức các văn phòng chính phủ, và từng văn phòng đều muốn được cái gì đó từ nó. Các công ty lớn khoán ngoài cho công ty nhỏ, và các công ty nhỏ khoán ngoài cho các công ty nhỏ hơn vì mọi người đều muốn ở giữa không làm gì và vẫn làm ra tiền. Khi mọi thứ không làm việc, họ đưa nhau ra toà và điều đó mất nhiều tháng hay nhiều năm để giải quyết kiện cáo. Đến lúc mọi sự được giải quyết, công nghệ đã thay đổi và nó trở thành lạc hậu. Máy tính bảng rẻ là mơ. Máy tính cho mọi sinh viên là mơ. Kế hoạch có hàng triệu người lập trình là mơ. Chúng tôi không thể lệ thuộc vào chúng để giúp cho chúng tôi được.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com