Chuẩn bị cho tương lai

Một học sinh viết cho tôi: “Sau khi đọc blog của thầy về robotstự động hoá lấy đi việc của mọi người, em lo nghĩ về tương lai của em. Em đã nói về điều này cho bạn bè em, và họ cũng lo nghĩ. Thầy có thể cho một học sinh trung học như em lời khuyên gì để tìm ra việc làm tốt trong tương lai? Một nước có thể làm gì để tránh điều này? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Lời khuyên của tôi là chuẩn bị cho bất kì cái gì có thể tới và không lo nghĩ về cái gì đó mà em không thể kiểm soát được. Vì nhiều việc làm tương lai sẽ là trong khu vực khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM), em nên lựa chọn một lĩnh vực bên trong khu vực STEM để chuẩn bị cho việc làm tương lai. Bên cạnh các khu vực kĩ thuật, em cần phát triển “kĩ năng mềm” như làm việc tổ, trao đổi, trình bày, lãnh đạo, v.v. Trong thị trường được toàn cầu hoá này, em cũng cần biết ít nhất một ngoại ngữ như tiếng Anh, bất kể nghề nghiệp của em có thể là gì. Có cả các Kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm là điều tốt nhất em có thể làm để có được việc làm tốt.

Nếu em nhìn lại lịch sử, bất kì khi nào tiến bộ công nghệ xảy ra, nó bao giờ cũng gây hoang mang, nhưng xã hội bao giờ cũng tiến lên trước. Ngày nay có nhiều vấn đề mà chỉ có thể được giải quyết bằng tiến lên trong công nghệ, cho nên cách tốt nhất cho học sinh là phát triển kĩ năng công nghệ điều cho phép em giải quyết các vấn đề này trong tương lai. Là học sinh, em không nên sợ công nghệ mà nhìn vào nó như cơ hội, không phải đe doạ. Khi công nghệ thay đổi, nhiều việc làm sẽ phải thay đổi và bằng việc biết kĩ năng nào được cần và hội tụ việc học vào những kĩ năng này, em sẽ học tốt. Chẳng hạn, ngày nay có thiếu hụt người với kĩ năng trong Khoa học dữ liệu, tính toán mây, Internet mọi thứ, Phát triển app di động, và kĩ nghệ phần mềm, v.v. Câu hỏi của tôi là: “Bao nhiêu học sinh biết về điều này?” và “Họ có đang chuẩn bị cho các nhu cầu như vậy không?”

Là học sinh trung học, em phải chuẩn bị từ BÂY GIỜ để cho khi vào đại học, em sẵn sàng rồi. Cố học nhiều nhất có thể được về toán học và khoa học đi. Học các môn này bây giờ sẽ giúp em tiến bộ với các môn chuyên sâu khi em vào đại học. Ở trung học, bên cạnh các môn đại số và hình học thông thường, em cũng nên học môn tính toán, lượng giác, và vật lí vì đây là nền tảng cho nhiều môn STEM ở đại học. Nếu trường em có lớp máy tính, em nên học môn lập trình như Java hay C++ vì ngày nay viết mã là kĩ năng cần thiết mà mọi người đều phải có.

Bằng việc học thêm các môn khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học, em có thể thăm dò nhiều cơ hội hơn và biết cách các lĩnh vực này có tác động lên thế giới. Nếu em biết ai đó làm việc như kĩ sư, nhà toán học, nhà khoa học, hay người phát triển phần mềm, em có thể hỏi họ về hướng dẫn thêm về nghề nghiệp mà em muốn cân nhắc. Tuỳ theo em quan tâm vào lĩnh vực nào nhất, em có thể liên hệ với những người đang làm việc trong lĩnh vực đó để tìm thêm về điều họ làm và xem liệu nó có thể là lĩnh vực đúng cho em không.

Vấn đề chúng ta gặp phải hôm nay là không mấy học sinh hiểu vai trò mà công nghệ giữ trong việc tạo ra những cơ hội mới và việc làm mới và có khả năng chuẩn bị cho nó. Nhiều người tiếp tục đi theo “quan niệm cũ” về vào đại học, chọn bất kì cái gì phù hợp với họ, kiếm tấm bằng rồi tìm việc làm về sau thay vì lập kế hoạch nghề nghiệp của họ sớm hơn và thăm dò cơ hội tốt nhất cho họ là gì.

Tôi nghĩ đây là lúc chúng ta cần thảo luận công khai nghiêm chỉnh về tác động của công nghệ lên lực lượng lao động trong mười năm tới, và các cơ hội đang mở ra để cho học sinh trung học và đại học có thể chuẩn bị cho chúng. Chúng ta cần thu lại kẽ hở giữa “người có giáo dục cao” và “người kém giáo dục hơn,” giữa “người có việc làm” và “người thất nghiệp,” giữa những người được lợi từ công nghệ và những người bị bỏ lại sau. Chúng ta phải nhìn vào tác động của toàn cầu hoá, tiến bộ của công nghệ và điều chúng sẽ ngụ ý cho người của chúng ta, xã hội chúng ta, và đất nước chúng ta, không phải hôm nay mà cho năm hay mười năm nữa kể từ giờ. Chúng ta cần mang những mối quan tâm này ra thảo luận công khai vì chúng phải là vấn đề ưu tiên cho chính phủ và xã hội. Không lâu nữa, nhiều việc làm sẽ biến mất vì con người sẽ không có cùng việc làn như chúng ta có ngày nay. Nhưng nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra, và mọi người sẽ cần đào tạo đúng và giáo dục đúng để nắm lấy những cơ hội này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem